Xếp loại học sinh theo quy định mới: Chưa phù hợp với định hướng nghề nghiệp
Năm học mới, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư đánh giá học sinh THCS và THPT với nhiều điểm tiến bộ, nhân văn, phù hợp xu hướng nhưng xếp loại học tập chưa phù hợp với mục tiêu phân hóa, định hướng nghề nghiệp cấp THPT. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Thông tư đánh giá học sinh THCS và THPT (Thông tư 22) áp dụng từ năm học 2021 - 2022 đối với lớp 6, năm học 2022 - 2023 lớp 7 và 10, năm học 2023 - 2024 lớp 8 và 11, năm học 2024 - 2025 lớp 9 và 12.
Đổi mới về mục tiêu, yêu cầu đánh giá
Thông tư 22 có nhiều thay đổi lớn về mục tiêu, yêu cầu, cách thức đánh giá và xếp loại học sinh (HS).
Trước hết, mục tiêu đánh giá là nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập theo yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT); cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để HS điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên (GV) điều chỉnh hoạt động dạy học…
Yêu cầu đánh giá vào các nội dụng cụ thể; đảm bảo chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp đánh giá thường xuyên và định kỳ; đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng động viên, khuyến khích; không so sánh HS với nhau.
Đây là hai thay đổi quan trọng, cho thấy có sự thống nhất giữa mục tiêu, yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình GDPT gắn với hoạt động dạy, học và đánh giá ở nhà trường. Đánh giá suốt quá trình rèn luyện, học tập của HS sẽ khắc phục tình trạng GV chậm chấm bài, nhận xét, cho điểm, giúp HS kịp thời cải tiến cách học của mình, đồng thời đòi hỏi sự sáng tạo và trách nhiệm của GV trong việc sử dụng phương pháp, kỹ thuật, công cụ đánh giá.
Nên có thay đổi về xếp loại dựa vào kết quả môn học
Với việc xếp loại dựa vào kết quả của các môn học, đòi hỏi HS phải nỗ lực nhiều môn học, từ đó giúp các em có cơ hội phát hiện sở trường, sở thích của mình.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia giáo dục, để đạt mức “tốt” phải có 6 môn học đạt trên 8 điểm rất phù hợp với HS cấp THCS, còn ở cấp THPT, giai đoạn phân hóa, định hướng nghề nghiệp, yêu cầu này là bất hợp lý.
Chẳng hạn, em A có 5 môn học đạt 9 điểm, còn 3 môn đạt 7,5 điểm sẽ không đạt mức “tốt”, trong khi em B có 6 môn 8 điểm, 2 môn 6,5 điểm lại đạt mức “tốt”. Mặc dù HS A nỗ lực học tập theo định hướng nghề nghiệp của mình tốt hơn.
Nhiều năm tôi giảng dạy ở trường THPT, giai đoạn vừa thi tốt nghiệp, vừa thi ĐH, nhiều HS tốt nghiệp xếp loại trung bình (có môn thi dưới 5 điểm) nhưng thi ĐH đạt điểm cao hơn và học tập ở trường ĐH tốt hơn những HS đỗ tốt nghiệp loại giỏi. Vì vậy, đối với cấp THPT, xếp loại mức “tốt” nên có thêm trường hợp, chỉ cần có 4 hoặc 5 môn từ 9 điểm trở lên, các môn còn lại từ 6,5 điểm.
Một số rào cản khi thực hiện thông tư 22
Thông tư 22 sẽ tạo ra cơ hội thay đổi lớn, tích cực cho giáo dục trung học. Tuy nhiên, để thực hiện được những quy định của thông tư vẫn còn nhiều rào cản.
Hiện nay, một số GV vẫn chưa được tập huấn về các công cụ đánh giá trên lớp, đánh giá ngoài lớp, đánh giá qua dự án học tập… để vận dụng vào môn học, và do tác động của đại dịch, GV chưa có điều kiện sinh hoạt chuyên môn, thảo luận về thông tư mới.
Các điều kiện kỹ thuật bao gồm lớp học, cơ sở vật chất, phần mềm quản lý. Trong bối cảnh dịch bệnh, trường học chuyển sang dạy và học trực tuyến sẽ khó khăn trong kiểm tra, đánh giá HS.
Tâm lý của GV, phụ huynh, HS và xã hội mong muốn HS, con em mình có thành tích học tập khá, giỏi. Một số nơi, phụ huynh, GV có tâm lý đánh giá “nới” để HS lợi thế trong tốt nghiệp và tuyển sinh. Đây là rào cản lớn không thể xóa trong thời gian ngắn.
Vì vậy, để thực hiện tốt Thông tư 22, cần có các giải pháp đồng bộ: tập huấn, sinh hoạt chuyên môn trực tiếp hoặc qua mạng nhằm nâng cao nhận thức, nghiệp vụ và trách nhiệm đánh giá cho GV; nâng cao khả năng tự học, tự đánh giá của HS; nhà trường, các cấp quản lý giáo dục cần thay đổi nhận thức và thực hành về mục tiêu, yêu cầu, phương thức, công cụ đánh giá mới. Tuyên truyền cho phụ huynh, xã hội biết về thông tư để có sự đồng thuận. Bộ GD-ĐT đổi mới phương thức tuyển sinh THPT, thi tốt nghiệp THPT, việc tuyển sinh ĐH, CĐ giao cho các trường tự chủ theo hướng đánh giá năng lực toàn diện HS. .
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Vũ Ngọc Hà
Theo Thanh Niên
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Trở thành tân sinh viên “tại gia” khi chọn xét tuyển học bạ và nhập học trực tuyến
Bắc Ninh cho học sinh một số khối lớp trở lại trường từ 15/9
Sóc Trăng miễn học phí cho học sinh, học viên nhiều cấp học
Việt Nam học kinh nghiệm thế giới để xây dựng 3 trung tâm dạy nghề chất lượng cao
Đến năm 2025, chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam sẽ đạt chuẩn quốc tế
Bài viết khác
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 135
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ hôm nay (21/4)
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 134
Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ hôm nay (21/4)
Xem thêm [+]Thêm trường bỏ xét tuyển đại học bằng điểm thi đánh giá năng lực, tư duy
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 115
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, Trường đại học Hà Nội chính thức bỏ phương thức xét tuyển kết hợp bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học tổ chức.
Xem thêm [+]Nhân sự IT lương đến 70 triệu đồng/tháng, vung tiền mà tuyển mãi không đủ
Ngày đăng: 11/04/2025 - Lượt xem: 284
Nhân sự IT lương đến 70 triệu đồng/tháng, vung tiền mà tuyển mãi không đủ
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm: Nhiều ngành nghề có triển vọng, lương cao trong năm 2025
Ngày đăng: 11/04/2025 - Lượt xem: 277
Cơ hội việc làm: Nhiều ngành nghề có triển vọng, lương cao trong năm 2025
Xem thêm [+]Dân văn phòng hỏi DeepSeek: "Làm sao để tăng lương nhanh nhất?" - Câu trả lời của AI khiến nhân viên giật mình còn sếp nào cũng ái ngại
Ngày đăng: 07/04/2025 - Lượt xem: 411
Dân văn phòng hỏi DeepSeek: "Làm sao để tăng lương nhanh nhất?" - Câu trả lời của AI khiến nhân viên giật mình còn sếp nào cũng ái ngại
Xem thêm [+]Ngành học cực hiếm, Việt Nam chỉ có 3 ĐH đào tạo: Trước bị phụ huynh chê, nay “khát” 30.000 nhân lực, lương tháng gần 60 triệu đồng
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 429
Ngành học cực hiếm, Việt Nam chỉ có 3 ĐH đào tạo: Trước bị phụ huynh chê, nay “khát” 30.000 nhân lực, lương tháng gần 60 triệu đồng
Xem thêm [+]MỘT NGÀNH NGHỀ có nguy cơ bị AI đào thải: Ứng viên phải vững 2 KỸ NĂNG mới 'sống ngon, sống khoẻ', được nhiều doanh nghiệp săn đón
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 304
MỘT NGÀNH NGHỀ có nguy cơ bị AI đào thải: Ứng viên phải vững 2 KỸ NĂNG mới 'sống ngon, sống khoẻ', được nhiều doanh nghiệp săn đón
Xem thêm [+]Nhóm nạn nhân đầu tiên của DeepSeek đã xuất hiện: Một công ty sa thải 95% nhân viên, số nhân viên còn lại xin chuyển sang công việc dọn dẹp - Chuyên gia chỉ cách sống sót trong thời đại AI
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 247
Nhóm nạn nhân đầu tiên của DeepSeek đã xuất hiện: Một công ty sa thải 95% nhân viên, số nhân viên còn lại xin chuyển sang công việc dọn dẹp - Chuyên gia chỉ cách sống sót trong thời đại AI
Xem thêm [+]Một ngành học KHÔNG CHO PHÉP bạn "im lặng": Thích soi, thích hóng và kể chuyện, đây chính là thiên đường!
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 370
Một ngành học KHÔNG CHO PHÉP bạn "im lặng": Thích soi, thích hóng và kể chuyện, đây chính là thiên đường!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công