Đến năm 2025, chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam sẽ đạt chuẩn quốc tế
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong thành lập và phát triển các trung tâm đào tạo thực hành nghề chất lượng cao sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Ngày 10/9, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức hữu quan tổ chức chương trình hội thảo trực tuyến “Kinh nghiệm quốc tế trong thành lập và phát triển các trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao - Khuyến nghị đối với Việt Nam”
Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của các nước phát triển trong quá trình xây dựng, thành lập và vận hành các mô hình trung tâm chất lượng cao tương tự, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam, phù hợp với thực tế phát triển của đất nước.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Điều này đặt ra bài toán về nội dung, ngành nghề đào tạo trong bối cảnh mới.
Nhìn nhận vai trò của hệ thống Giáo dục nghề nghiệp trong việc cung cấp lực lực lượng lao động chiếm tới 70% trên thị trường, ông Bình cho rằng, để thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao nêu trên thì việc ưu tiên, tập trung đầu tư các dự án về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao có tính chất liên vùng là một yêu cầu cấp bách.
Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xúc tiến chủ trương thành lập Trung tâm Quốc gia Đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, dự kiến tại 3 miền của Việt Nam.
"Mô hình Trung tâm Quốc gia này phải là các trung tâm chất lượng cao về đào tạo nghề, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa đối với các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; đổi mới công nghệ và kỹ thuật số, thúc đẩy sáng tạo và đi đầu trong phương pháp thiết kế và chuyển giao các chương trình giảng dạy mới", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nêu.
Bên cạnh đó, Trung tâm Quốc gia này được kỳ vọng sẽ cung cấp các kỹ năng chất lượng cao theo quan điểm học tập suốt đời, thúc đẩy nghiên cứu và sự đổi mới. Điều này có thể cho phép Giáo dục nghề nghiệp trở nên hấp dẫn hơn, đáp ứng, bao trùm và có sự gắn kết.
Cung cấp thêm thông tin, ông Đinh Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), cho hay 3 trung tâm này được thành lập trên cơ sở đầu tư, cấu trúc lại 3 trường cao đẳng của Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hà Nội, Trường cao đẳng kỹ nghệ Dung Quất (Quãng Ngãi), Trường Cao đẳng kỹ nghệ II (Thành phố Hồ Chí Minh). 3 trung tâm này được đặt trong mạng lưới trường cao đẳng chất lượng cao, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa trong hệ thống Giáo dục nghề nghiệp.
Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, Việt Nam sẽ hình thành 3 trung tâm quốc gia Đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, đồng thời có 70 trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN 4, 3 trường tiếp cận các nước phát triển trong G20.
Đến năm 2030, hình thành thêm 3-5 trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, đồng thời có 90 trường chất lượng cao...
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đến từ nhiều quốc gia như: Singapore, Đức, Australia (Úc) đã chia sẻ kinh nghiệm hình thành các trung tâm vùng cũng đào tạo Giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao.
Ông Juergen Hartwig khuyến nghị với các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam nên đào tạo lý thuyết thực hành theo nhu cầu ở mọi trình độ và loại hình.
Từ chính quy, đến không chính quy, ngắn hạn, dài hạn, sơ cấp trung cấp, cao đẳng trở lên - đến mức tiêu chuẩn quốc tế cao hơn.
Đồng thời đào tạo theo hình thức hợp tác, thực hiện đào tạo và đào tạo nâng bậc kỹ năng cho người lao động và người tìm việc về các kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật số và kỹ năng chuyển đổi. Đồng thời việc đào tạo phải kết hợp với nhiều doanh nghiệp trong khu vực thông qua các hội đồng cố vấn ngành.
Ông John Tucker - Tổng giám đốc Học viện SkillsTech TAFE Queensland chia sẻ về mô hình trường cao đẳng nghề công lập chất lượng cao của Úc. Ở Úc, Chính phủ tài trợ toàn bộ chi phí xây dựng các trung tâm vùng, đầu tư theo sinh viên, bất kể là sinh viên học trường công hay trường tư.
Úc có hàng nghìn cơ sở đào tạo Giáo dục nghề nghiệp. Mỗi bang có hàng trăm cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp cũng có thể mở trường.
Ông John Tucker cho rằng cần khẳng định thương hiệu của các trường nghề, định vị thương hiệu trong lòng học sinh, phụ huynh. Đây là cách để thu hút học sinh học nghề chất lượng cao.
Đại diện Việt Nam cho biết, bài học hỗ trợ sinh viên là rất hay, Việt Nam cũng đang nghiên cứu để triển khai, có thể sẽ hỗ trợ cho một số sinh viên ở một số ngành nghề.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình cho rằng phần chia sẻ kinh nghiệm của các đối tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam. Theo đó, phương án để hình thành trung tâm vùng vẫn phải nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ. Bên cạnh đó thực hiện xã hội hóa, kêu gọi nhiều nguồn lực đầu tư nhằm hình thành các trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Vũ Ngọc Hà
Theo Giáo dục Việt Nam
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
KHẨN: 2 tỉnh thành thông báo cho học sinh tạm dừng đến trường
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bộ GD-ĐT cần giảm tải chương trình khi dạy trực tuyến
Nhiều bạn trẻ chọn nghề "giúp việc" để trở thành "quản gia"
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 23
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 108
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công