10 quyển sách hay cho sinh viên sư phạm tham khảo
10 quyển sách hay cho sinh viên sư phạm góp nhặt nhiều tình huống thực tế trong việc giảng dạy ở nước ta và của chính tác giả, cùng những phương pháp giáo dục thành công trên thế giới mà người dạy có thể tham khảo và vận dụng linh hoạt. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá danh sách "đầu sách" thú vị ấy nhé.
Người Thầy – Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ
Một cuốn tự truyện với lối viết hóm hỉnh, văn đối thoại rành mạch, rõ ràng. Frank McCourt, một nhà văn đồng thời cũng là một thầy giáo dạy văn tại các trường trung học ở New York đã một lần nữa vẽ lại câu chuyện của đời mình – câu chuyện của một nhà giáo Mỹ. Có những khó khăn, có những gian truân vất vả trong con đường tìm kiếm một phương pháp giảng dạy tốt nhất và cũng có cả những bất ngờ, những thành tựu được đền bù xứng đáng từ những “gai góc bền chí” mà ông đã bỏ ra. Cứ thế câu chuyện lớn của cuộc đời “người thầy” với kinh nghiệm giảng dạy 30 năm hiện lên chân thật nhất trong mắt người đọc. Đó là một người thầy mà tất cả chúng ta đều mong ước có được, với tâm huyết và nhiệt thành với nghề, luôn tâm lý và giành được sự yêu thương, quý trọng từ những học trò năng động và cả nghịch ngợm ở lứa tuổi mới lớn.
Frank McCourt thật sự đã mang một sức ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài lên học sinh của mình thông qua những bài học phát huy trí tưởng tượng. Từ việc bắt phải đem cả sách nấu ăn trong giờ học sáng tác hay ra đề cho cả lớp viết thư xin lỗi chúa trời thay cho Adam hoặc Eva, cho đến những chuyến trải nghiệm thực tế đầy bổ ích. Những giờ học của ông luôn rộn ràng và tràn đầy năng lượng như thế. Nhưng vẫn không thiếu những thông điệp đan cài về cuộc sống về sự nhường nhịn lẫn nhau trong từng câu thơ trẻ nít nhất.
Đây ắt hẳn là một tác phẩm mà tự bản thân mỗi người nên tự chiêm nghiệm để hiểu và thấm thía thêm về nghề giáo. Một quyển sách và một câu chuyện liên can tới tất cả chúng ta. Một hành trình cần được khám phá bởi chính tất cả mọi người.
Chiến Binh Cầu Vồng
Trong ngày khai giảng, nhờ sự xuất hiện vào phút chót của cậu bé thiểu năng trí tuệ Harun, trường Muhammadiyah may mắn thoát khỏi nguy cơ đóng cửa. Nhưng ước mơ dạy và học trong ngôi trường Hồi giáo ấy liệu sẽ đi về đâu, khi ngôi trường xập xệ dường như sẵn sàng sụp xuống bất cứ lúc nào, khi lời đe dọa đóng cửa từ viên thanh tra giáo dục luôn lơ lửng trên đầu, khi những cỗ máy xúc hung dữ đang chực chờ xới tung ngôi trường để dò mạch thiếc…? Và liệu niềm đam mê học tập của những Chiến binh Cầu vồng đó có đủ sức chinh phục quãng đường ngày ngày đạp xe bốn mươi cây số, rồi đầm cá sấu lúc nhúc bọn ăn thịt người, chưa kể sự mê hoặc từ những chuyến phiêu lưu chết người theo tiếng gọi của ngài pháp sư bí ẩn trên đảo Hải Tặc, cùng sức cám dỗ khôn cưỡng từ những đồng tiền còm kiếm được nhờ công việc cu li toàn thời gian …?
Chiến binh Cầu vồng có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười – một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học.
Totto-Chan Bên Cửa Sổ
Vừa vào lớp một được vài ngày, Totto-chan đã bị đuổi học!!!
Không còn cách nào khác, mẹ đành đưa Totto-chan đến một ngôi trường mới, trường Tomoe. Đấy là một ngôi trường kỳ lạ, lớp học thì ở trong toa xe điện cũ, học sinh thì được thoả thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được, chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo. Đặc biệt hơn ở đó còn có một thầy hiệu trưởng có thể chăm chú lắng nghe Totto-chan kể chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ! Chính nhờ ngôi trường đó, một Totto-chan hiếu động, cá biệt đã thu nhận được những điều vô cùng quý giá để lớn lên thành một con người hoàn thiện, mạnh mẽ.
Totto-chan bên cửa sổ, là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới suốt ba mươi năm nay. Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Tính đến năm 2001, tổng số bản sách bán ra ở Nhật đã lên đến 9,3 triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản nước này. Cuốn sách đã được dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…Khi bản tiếng Anh của Totto-chan được xuất bản tại Mỹ, tờ New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một “vinh dự” hầu như không tác phẩm nào có được.
Khuyến Học
Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới đựơc in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.
Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.
Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới
“Amada Ripley đã có một quá trình quan sát, đánh giá tỉ mỉ và hết sức khách quan. Cô đã thấy một thế giới thực tại vô cùng phức tạp “ở ngoài kia” – những mô hình trường học với những bất cập và thiếu sót riêng, nhưng đồng thời cũng tìm ra những bài học đích đáng, rõ ràng và chân thực để có thể giáo dục những đứa trẻ chúng ta tốt hơn. Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới đã mang tới cho tôi một cái nhìn sâu sắc và thấu hiểu, trên cả tư cách phụ huynh cũng như một nhà giáo dục, hơn bất kỳ cuốn sách nào mà tôi từng đọc trước đây.”
(Doug Lemov – tác giả cuốn Teach like a Champion)
Cách Biệt Toàn Cầu Về Thành Quả Giáo Dục
Trong cuốn sách Cách biệt toàn cầu về thành quả giáo dục, nhà giáo dục Tony Wagner đã chỉ ra những yếu điểm của giáo dục Hoa Kỳ và những phương pháp khắc phục, nhằm giúp nước Mỹ giữ vững vị thế lãnh đạo về kinh tế và tri thức trên toàn thế giới. Cuốn sách mổ xẻ các trường công của Mỹ này thực ra không chỉ hữu ích cho nền giáo dục Mỹ, mà còn là một tài liệu tham chiếu vô cùng cần thiết cho các nhà giáo dục, nhà cải cách giáo dục ở bất kỳ quốc gia nào.
Dù với nỗ lực cao nhất của các nhà giáo dục, nền giáo dục Mỹ vẫn phải đối mặt với sự lỗi thời. Thay vì dạy học sinh trở thành những người có tư duy phản biện và những công dân có khả năng giải quyết vấn đề, theo Tony Wagner, chúng ta đang yêu cầu các em ghi nhớ dữ liệu qua việc tăng cường số lượng các bài kiểm tra. Vấn đề này không chỉ giới hạn ở các trường cho đối tượng thu nhập thấp, thậm chí các trường tốp ở Mỹ cũng không dạy hoặc kiểm tra các kỹ năng cần thiết nhất trong nền kinh tế tri thức toàn cầu. Trong suốt hơn 50 năm, trường học hầu như không có gì thay đổi, trong khi thế giới thay đổi một cách ngoạn mục. Học sinh vẫn học thuộc nội dung bài học và học để dự thi những bài thi được chuẩn hóa, nhưng họ không bao giờ được học cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề hoặc học cách sáng tạo.
Viết Lên Hy Vọng
Trong vô vàn những câu danh ngôn về người thầy, có một câu nói rất nổi tiếng của nhà sư phạm Xô Viết, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô Vasilij Aleksandrovich Sukhomlinskij rằng: “Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người.” Dù ở bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ nền giáo dục nào, câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị.
Vào năm 1994, Erin Gruwell – một giáo viên Ngữ văn mới 23 tuổi và tràn đầy lý tưởng – về dạy tại trường Trung học Wilson, Long Beach, California. Như nhiều giáo viên mới ra trường khác, cô phải đương đầu với một lớp học toàn những học sinh cá biệt, những thành phần “hết thuốc chữa” và vô cùng “nguy hiểm”. Ban đầu, gần như cả lớp đều tỏ thái độ chống đối cô bằng những trò quậy phá, đánh nhau trong lớp, trốn tiết… nhưng cô vẫn không đầu hàng. Cô có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có thể chiến thắng cả những nghịch cảnh tồi tệ nhất và cô hạ quyết tâm các học sinh “hết thuốc chữa” của mình phải có được cơ hội giáo dục bình đẳng như tất cả mọi người..
Người Gieo Hy Vọng
Sau thành công của cuốn sách, Erin Grwell và các Nhà văn Tự do của mình đã tập hợp 150 giáo viên và thành lập tổ chức Freedom Writers Foundation. Họ làm công việc thường ngày như một nhà giáo, nhưng học sinh của họ không ít những em bị coi là cá biệt – là nạn nhân của việc bị đối xử bất công hoặc thất vọng với mọi người xung quanh… Triết lý giáo dục của nhóm giáo viên này là phát huy giá trị cá nhân và thúc đẩy việc chấp nhận tính đa dạng, lòng nhân hậu, sự khoan dung và tinh thần giao tiếp giữa thầy trò. Trong quá trình đó, các giáo viên khiến cuộc sống của những học sinh thuộc nhóm tiêu cực kia thay đổi, và bản thân cuộc sống của họ cũng thay đổi nhờ tinh thần giáo dục hết lòng vì học trò
Người gieo hy vọng là cuốn sách tập hợp các câu chuyện của những giáo viên này. Họ đã để ngỏ cuộc sống của mình, thể hiện sự sợ hãi của bản thân, và bày tỏ những sự thực đau lòng đằng sau việc dạy học. Các giáo viên của Những nhà văn Tự do đã hội tụ lại để chia sẻ những câu chuyện chân thực từ lớp học của họ: những thăng trầm, những thảm kịch, những niềm vui, tất cả được thể hiện để tạo dựng một phạm vi hiểu biết mới về ý nghĩa của việc trở thành một người giáo viên.
Về cuốn sách này, Erin Gruwell đã viết: “Tôi rất hy vọng cuốn sách này sẽ đến được với người giáo viên mà bạn yêu quý nhất, rằng mỗi cá nhân sẽ tìm thấy một phần cuộc đời mình qua những trang sách này. Tôi hi vọng bạn sẽ cảm thấy cảm thông và yêu kính các nhà giáo dục. Và tôi hi vọng những người đang làm thầy sẽ nhìn thấy mình trên gương mặt những đồng nghiệp dũng cảm đã chia sẻ những điều không yên ổn trong lớp học và những chiến thắng nhỏ nhoi họ dành được.”
Những Tấm Lòng Cao Cả
Những tấm lòng cao cả là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis. Lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước.
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái.Những tấm lòng cao cả được viết theo hình thức nhật ký của Enrico Bottini, một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý. Gia đình cậu thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi nhiều bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Cốt truyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico. Ở đó Enrico đã được tiếp xúc với những cậu bé đủ mọi tính cách …
Xen kẽ vào cuốn nhật kí của cậu bé Enrico là các truyện đọc hàng tháng (thầy giáo yêu cầu học sinh chép để đọc cho cả lớp), đây là những câu chuyện kể về tấm gương những thiếu niên dũng cảm của nước Ý, có những người hi sinh vì Tổ quốc như cậu bé trinh sát ở Lombardia, có người chết để cứu những người thân thiết như cậu bé ở Roma hay cậu bé người Sicilia, và cả những người có nhiều nghĩa cử cao đẹp…
Nghệ Thuật Hợp Tác Thầy Trò
Cái hay của bài học nhiều khi không nằm trong sách vở mà đến từ chính sự giảng dạy của người thầy – thông qua phương pháp và cách nhìn nhận vấn đề của thầy – khiến trò tìm thấy động lực và hứng thú trong học tập, mà tiếp thu, vận dụng theo tư duy kết nối thầy – trò. Bài học của thầy rồi trò có thể quên nhưng cách thức và quan điểm thì sẽ thấm sâu, rất sâu, cho tới nhiều năm sau khi trò trưởng thành, những ảnh hưởng đó vẫn còn tác động đến trò trong cách đối nhân xử thế và con đường sự nghiệp. Hay có thể nói sự hợp tác giữa Thầy và Trò hôm nay có ảnh hưởng đến tương lai của trò chứ không chỉ là chuyện học hành trong lớp, hiểu bài, làm được bài và thi đậu. Vì vậy, sự hợp tác đó không là mối quan hệ xã hội đơn thuần hay phương pháp học, phương pháp dạy, mà là một nghệ thuật – Nghệ Thuật Hợp Tác Thầy Trò.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Bảo Anh
Theo vnwriter
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Top 8 tựa sách quản trị kinh doanh kinh điển cho nhà quản lý
Top 20 sách kinh doanh hay giúp bạn thay đổi tư duy làm việc
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 38
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 44
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 69
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 198
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 59
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 178
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công