15 kỹ năng trong công việc quan trọng hơn cả bằng cấp của bạn
Trong công việc, nếu không ý thức được tầm quan trọng của việc tạo cho mình phong cách làm việc chuyên nghiệp thì sẽ tạo nên một hệ quả đáng lo ngại đó là “sức ỳ” trong khả năng sáng tạo và phát triển bản thân.
Tính chuyên nghiệp là một đòi hỏi ngày càng thiết thực trong cuộc sống, vì vậy nếu không muốn bị đào thải thì ngay từ bây giờ bạn nên bắt đầu kế hoạch xây dựng cho mình hình ảnh một nhân viên chuyên nghiệp thực sự.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính chuyên nghiệp trong công việc, nhưng tựu trung lại đều thống nhất rằng “tính chuyên nghiệp được khẳng định bằng hiệu quả”.
Chuyên nghiệp bao gồm sự đồng bộ nhất quán từ ý tưởng đến cách thức thực hiện sao cho đạt được mục tiêu đề ra. Đặt mục tiêu là 1 và thực hiện trọn vẹn được 1. Chuyên nghiệp còn thể hiện qua tác phong làm việc nhanh nhạy, khoa học kết hợp với việc nắm vững về kiến thức chuyên môn. Tham khảo 15 kỹ năng làm việc cần có ở một nhân viên chuyên nghiệp sau:
1. Thông tin - Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong công việc và nhiều khi mang tính quyết định của thành công nhất là trong kinh doanh. Kỹ năng thông tin là khả năng giao tiếp hiệu quả suy nghĩ và ý tưởng của bạn trong giao tiếp, trên giấy tờ và qua điện thoại. Nó liên quan đến việc biết lắng nghe người khác, xây dựng niềm tin và tôn trọng các ý kiến, quan điểm của người khác.
Ông Trần Thanh Liêm đến từ Tổng công ty điện lực TP.HCM, nói rằng nhiều sinh viên tốt nghiệp rất yếu kém kĩ năng, đặc biệt là thuyết trình và giao tiếp. “Những sinh viên kĩ thuật rất giỏi về kiến thức nhưng khi đi dự hội thảo nước ngoài lại nghe không được, nói không xong và viết cũng không nổi. Ngoài ra, khả năng làm việc nhóm cũng rất kém”
Theo ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsibishi UFJ Việt Nam, hầu hết các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đều bất mãn với nguồn nhân lực của Việt Nam vì kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm của người Việt Nam rất kém: “Tôi rất tiếc là các sinh viên học được rất nhiều ở trường, nhưng để chuyển giao kiến thức thành kỹ năng làm việc lại không làm được, không áp dụng được thực tế và khi có một vấn đề gì, các bạn cũng không nói chuyện hay trao đổi được với cấp trên”.
2. Sáng tạo trong công việc
Dám chấp nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh sáng tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng đảo ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái độ tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Sáng tạo là khả năng suy nghĩ, hành động để khám phá những cách thức mới của tư duy và làm việc.
Không ai dạy bạn cách sáng tạo trong công việc, và cũng không có trường lớp nào đào tạo sự sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng sáng tạo trong công việc do chính bạn nắm bắt và khơi nguồn. Một công việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách rập khuôn chỉ mang lại cho bạn kết quả như những lần trước. Hãy thử tìm cách khác để thực hiện công việc đó nhanh hơn, sáng tạo hơn và cho kết quả tốt hơn. Tìm tòi những điều mới mẻ trong chính những việc hàng ngày, đôi khi sẽ ra một sáng kiến mới tuyệt vời..các nhà bác học xưa, tìm được những định luật mà chúng ta dùng ngày nay trong những tình huống vô cùng bình thường mà không ai nghĩ tới..
3. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.
4. Kỹ năng xây dựng những mối quan hệ có lợi
Trường học thường bắt học sinh mặc đồng phục và những việc làm tương tự một phần là để tạo môi trường bình đẳng giữa học sinh với học sinh. Chính vì vậy, không ai dạy bạn cách chơi với người này để được lợi và ngược lại.
Nhưng thương trường không được như thế, nếu không có những mối quan hệ có lợi, công việc của bạn hiển nhiên không dễ dàng bằng những người có quan hệ tốt với những người có liên quan tới công việc.
Cần lưu ý, quan hệ đây không phải là lợi dụng. Đơn giản, nếu bạn không quen một VIP, cơ hội hẹn gặp của bạn sẽ khó hơn người có quen biết. Hoặc nếu bạn không quen với một kỹ sư giỏi, cơ hội để có sự phục vụ của anh ta cho công ty bạn có thể sẽ ít hơn công ty đối thủ với chế độ tương đương mà quan hệ thân quen hơn.
5. Tự tin, năng động và biết lôi kéo người khác
Đây là ba yếu tố bạn cần phải có trên con đường chinh phục thành công. Một người tự tin sẽ luôn có những mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Năng động sẽ giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ và luôn được đánh giá cao. Khi là người tự tin, năng động bạn cũng cần phải thể hiện được khả năng chinh phục, lãnh đạo của bản thân đó là lôi kéo người khác đứng về phía mình, làm theo kế hoạch của mình.
6. Kỹ năng giải quyết vấn đề - Tính linh hoạt
Tính linh hoạt là khả năng thích nghi để giải quyết công việc chúng ta gặp phải hàng ngày trong công việc lẫn đời sống riêng. Những người có khả năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang càng ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. Chắc chắn rằng, những người có khả năng phát hiện và nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả sẽ được trọng dụng.
7. Tìm hiểu – thu thập thông tin
Quản lý thông tin là khả năng biết được nơi để có được thông tin cần thiết để tìm kiếm, định vị, và thu thập nó. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, cho dù chúng là từ những con người hoặc từ các tài liệu trong thế giới rộng lớn của công nghệ.
8. Tư duy tính toán và kỹ năng đặt mục tiêu
Khả năng chuyển đổi lượng lớn dữ liệu dựa trên những khái niệm trừu tượng và khả năng phân tích vấn đề dưa trên nhưng lý luận.Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Môi trường truyền thông và thế giới của công nghệ.
Nếu không có mục tiêu nghĩa là bạn đang trên con đường không có điểm dừng và không có đích đến. Do vậy điều kiện đầu tiên để thành công là phải có đích đến, xác định được đính đến của bản thân mình, đó chính là mục tiêu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt ra được và thực hiện được mục tiêu như bản thân mong muốn và kỳ vọng. Kỹ năng đặt mục tiêu vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho những bước tiếp theo trong phát triển sự nghiệp của bạn.
9. Chăm sóc khách hàng
Để chăm sóc khách hàng là khả năng quan tâm đến các nhu cầu và mối quan tâm của người khác, đặc biệt là những người bạn phục vụ. Hiểu được cách chăm sóc khách hàng là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng đang có nhu cầu cao. Trong đó, kỹ năng cốt lõi là khả năng ứng xử, quản lý con người và hệ thống; hiểu được nhu cầu của khách hàng và chuyển những nhu cầu trên thành cơ hội kinh doanh.
10. Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp
Có thể bạn học được rất nhiều kiến thức sâu rộng. Có thể bạn cũng biết hoạch định những mục tiêu cho tương lai, cho cuộc đời. Song những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp lại là điều rất thiếu ở những người mới ra trường, bởi đó là những điều ít được dạy trong trường lớp.
Những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp có thể là cách giao tiếp hiệu quả mà ngắn gọn, cách quản lý quỹ thời gian, cách phối hợp với đồng nghiệp, đệ trình và đề xuất với cấp trên hay thậm chí chỉ là những kỹ năng nhỏ như lưu trữ tài liệu...
11. Kỹ năng quản lý doanh nghiệp
Tất cả các công ty đều có các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa các nhân viên. Sự thành công của công ty phần nhiều đến từ sự đoàn kết hợp sức từ toàn bộ tập thể công nhân viên công ty. Vì vậy, việc quản lý nhân lực, bộ phận nhân sự, bộ phận quản lý cần quan tâm, giải quyết và thỏa mãn các vấn đề của nhân viên trong phạm vi của mình. Người quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt phương pháp thiết thực điều hành doanh nghiệp hiệu quả là điều hết sức quan trọng.
Phương diện này cần những kỹ năng cơ bản như: quản lý nhân lực, quản lý hệ thống, quản lý tài nguyên và tài chính. Ngoài ra cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tùy thuộc vào sự quan tâm, khả năng của bạn và yêu cầu nghề nghiệp mà bạn nên phát triển những kỹ năng nào ở trên. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế khó khăn trước mắt, điều quan trọng là điểm lại những kỹ năng hữu dụng trong việc phát triển sự nghiệp. Nó không bao giờ là quá trể để phát triển các kỹ năng quan trọng. Hãy xem xét từ thực tế và nhẫn nại học hỏi, bạn sẽ trở thành người làm việc mà mọi nhà tuyển dụng đều đang muốn tìm kiếm.
12. Kỹ năng làm việc nhóm
Bạn không thể lúc nào cũng làm việc một mình và muốn làm việc một mình, dù ở bất kỳ môi trường làm việc nào cũng sẽ có lúc và thường xuyên phải làm việc nhóm. Điều kiện cần để làm việc nhóm là bạn phải biết cách kết hợp hài hoà với cách thành viên trong đội để có được kết quả cuối cùng tốt nhất. Vậy kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết cho quá trình thăng tiến của bạn, khi làm việc nhóm cũng là cơ hội để bạn thể hiện năng lực, sự nhiệt tình của bản thân trong công việc chung.
13. Kỹ năng khám phá và lãnh đạo bản thân
Người Việt Nam chúng ta thường có tâm lý không tự tin cho dù vấn đề đó bạn có thể làm được, thậm chí là làm tốt. Đừng nghĩ mình kém cỏi, hãy thử đảm nhận nhiệm vụ và bắt tay vào làm hết sức mình. Biết đâu bạn sẽ khám phá ra mình có khả năng nào đó mà từ trước tới nay không hề biết. Tuy nhiên, khi làm việc gì bạn cũng cần phải nắm rõ được mục đích cuối cùng và lãnh đạo bản thân để không bị bỏ cuộc giữa chừng hoặc đi quá xa so với yêu cầu của công việc. Hãy biết dừng lại đúng lúc.
14. Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian
Thời gian là vàng, một giây trôi đi là mất đi mãi mãi, vì vậy hãy sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, theo thứ tự ưu tiên và xác định thời gian cụ thể thực hiện công việc đó. Ví dụ, một bản báo cáo đáng ra chỉ làm mất một giờ, nhưng vì có nhiều thời gian nên bạn kéo dài hết cả một ngày làm việc. Như vậy thật sự quá lãng phí thời gian của cả bạn và công ty. Hãy dành thời gian rãnh đó giải quyết những công việc khác hoặc nghĩ ra những sáng kiến mới cho công việc để đạt năng suất cao hơn.
15. Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng này đóng vai trò then chốt đến thành công hay thất bại của bạn và tổ chức. Nếu là một nhân viên, khi nhận nhiệm vụ từ cấp trên điều đầu tiên bạn phải xem nhiệm vụ đó có vừa sức của mình hay không. Nếu bạn làm được và nhận nhiệm vụ thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu đó là một nhiệm vụ khó, vượt qua khả năng của bạn thì chắc chắn bạn phải từ chối hoặc nhờ sự hỗ trợ. Nhưng làm sao dám từ chối khi đó là nhiệm vụ của cấp trên, lúc này kỹ năng ra quyết định sẽ giúp được bạn.
Trường hợp nếu là người lãnh đạo, việc ra quyết định càng quan trọng hơn. Quyết định đúng hay sai sẽ tác động trực tiếp tới tổ chức và cả cá nhân người lãnh đạo. Do vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định điều gì để có lợi cho tổ chức và cả bản thân mình.
Rèn luyện những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp trên như thế nào?
Để có được những kỹ năng sống cần thiết trong công việc như trên, bạn cần phải tạo cho mình các thói quen tốt. Đó là những thói quen cơ bản như sau:
1, Mục tiêu có định hướng
Bạn cần trở thành một nhà xây dựng mục tiêu rõ ràng và thực hiện các mục tiêu đó trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả những người thành công thực sự xây dựng các mục tiêu có định hướng rõ ràng. Họ biết chính xác những gì bản thân muốn và viết chúng ra. Họ viết ra những kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đó. Họ xem xét và thực hiện kế hoạch mỗi ngày.
2, Các kết quả có định hướng
Người thành công phát triển tư duy thông qua định hướng kết quả thu được. Quá trình này bao gồm hai hoạt động. Trước hết, đó là việc thực hành liên tục, thường xuyên nhằm giúp bạn thể hiện tốt bản thân trong những việc bạn làm. Thứ hai, thực hành quản lý thời gian là một việc giúp bạn đưa ra những ưu tiên trong những việc bạn làm, sử dụng thời gian hợp lý. Tất cả những người thành công có định hướng kết quả rõ ràng trước khi tiến hành công việc.
3, Hành động có định hướng
Đây thực sự là thói quen quan trọng nhất cho sự thành công. Đó là khả năng của bạn để tiếp nhận công việc và thực hiện nó một cách nhanh chóng, hiệu quả, là khả năng phát triển và duy trì tác phong nhanh nhẹn, ưu tiên hành động. Tốc độ nhanh chóng trong những việc bạn làm là điều cần thiết để thành công. Bạn cần khắc phục thái độ trì hoãn, gạt bỏ nỗi sợ hãi và khởi động 100% sức lực để đạt được các mục tiêu quan trọng nhất. Sự kết hợp giữa định hướng mục tiêu, định hướng kết quả và định hướng hành động sẽ đảm bảo chắc chắn cho thành công lớn.
4, Định hướng con người
Bạn đặt mối quan hệ vào vị trí trung tâm trong cuộc sống của mình. Bạn đưa ra quyết định để nuôi dưỡng, duy trì tính kiên trì, lòng từ bi, sự hiểu biết. Tất cả hạnh phúc trong cuộc sống của bạn sẽ bắt nguồn từ khả năng bạn có trong việc xây dựng sự hài hòa trong quan hệ với người khác.
Bạn hoàn toàn có thể trở thành một người tuyệt vời trong các mối quan hệ với mọi người. Aristotle đã từng nói rằng, cách duy nhất bạn có thể học các thói quen chính là rèn luyện chúng mỗi ngày. Bạn có thái độ tích cực trong mọi mối quan hệ thì bạn sẽ tập trung được các phẩm chất quý báu và trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết.
5, Định hướng sức khỏe
Thói quen thứ 5 mà những người thành công tích cực rèn luyện chính là định hướng về sức khỏe. Bạn quản lý chế độ ăn uống, sử dụng đồ ăn phù hợp theo đúng tỷ lệ. Bạn tập luyện thể lực thường xuyên mỗi ngày, khởi động cơ bắp và các bộ phận khác để duy trì cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung, phù hợp. Duy trì thói quen thư giãn, nghỉ ngơi kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện sẽ giúp bạn sống tới 80, 90 tuổi. Hãy nhớ rằng, sức khỏe là tài sản quý giá nhất của bạn và nó có quan hệ mật thiết với những thói quen bạn duy trì trong cuộc sống, công việc.
6, Hãy chân thành
Rèn luyện đức tính trung thực và phẩm chất liêm chính là thói quen thứ 6 bạn cần quan tâm. Tính cách của bạn thể hiện trong cuộc sống sẽ quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác. Tính trung thực có nghĩa là, bạn thực hành “nguyên tắc thực tế” trong những việc bạn làm. Bạn có thái độ khách quan với bản thân và với người khác. Bạn xây dựng các giá trị rõ ràng và tổ chức bản thân mình xoay quanh các giá trị đó. Bạn phát triển tầm nhìn cho chính mình và sống phù hợp với các lý tưởng bậc cao. Bạn không bao giờ làm tổn hại tới tính liêm chính hay sự bình yên trong tâm hồn vì bất cứ ai, bất cứ điều gì.
Tính trung thực rất cần thiết để bạn phát triển và rèn luyện các thói quen tích cực khác trong cuộc sống, công việc.
7, Tự kỷ luật
Khả năng của bạn để quản lý bản thân, làm chủ và kiểm soát chính mình là điều quan trọng nhất mà bạn cần phát triển khi là một con người thực sự. Thói quen này gắn bó chặt chẽ với thành công trong mỗi lĩnh vực cuộc sống.
Kết luận:
"Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận." Để có thể thành công thì ngay từ bây giờ các bạn phải thay đổi suy nghĩ của mình, chấp nhận rèn luyện bản thân theo hướng tích cực hơn. Các kỹ năng trên không những hữu ích trong môi trường làm việc mà còn là kỹ năng sống cơ bản trong đời sống hàng ngày. Vì thế, hãy chú trọng đến nó và phát triển bản thân nhiều hơn. Lúc đó, nhiều cơ hội tốt đẹp cũng sẽ đến với bạn nhiều hơn đấy!
Theo kenhsinhvien
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 151
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 91
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 119
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 230
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 201
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 194
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 225
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 212
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 163
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 227
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công