4 lĩnh vực chính trong ngành truyền thông
Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng nghe qua 2 từ “truyền thông”. Đây là những từ quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Mặc dù quen thuộc nhưng có rất nhiều bạn còn đang mơ hồ và chưa thực sự hiểu rõ về ngành truyền thông. Chính vì lý do ấy, chúng mình đã tổng hợp lại 4 lĩnh vực hot nhất của ngành truyền thông để giúp bạn làm rõ về 2 từ này.
Truyền thông Media
Truyền thông Media là một trong những ngành đang hot nhất hiện nay. Nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ. Bởi các sản phẩm của truyền thông Media thường quen thuộc, gần gũi với giới trẻ.
Lĩnh vực này liên quan đến việc xử lý hậu kỳ. Sử dụng các công cụ đa dạng: máy ảnh, máy quay, máy tính, phần mềm chỉnh sửa… để tạo ra các ấn phẩm truyền thông. MV ca nhạc, TVC quảng cáo, phim truyện... là những sản phẩm của ngành truyền thông Media này.
Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén với các xu hướng mới để có thể tạo ra những ấn phẩm độc, lạ nhưng hấp dẫn và thu hút người xem. Sáng tạo nội dung, thiết kế, quay dựng video… là một số vị trí công việc trong ngành.
Truyền thông báo chí
Truyền thông báo chí là lĩnh vực xuất hiện sớm nhất trong ngành truyền thông. Là công việc thực hiện truyền thông trên báo in, báo nói (phát thanh), báo ảnh, báo hình (truyền hình), báo điện tử và thông tấn.
Đây cũng là công việc “chuyên nghiệp” hơn các lĩnh vực còn lại bởi các sản phẩm của truyền thông báo chí là phải là sự thật, phải là những điều chính thống. Bên cạnh đó, khán giả lại đa dạng về độ tuổi và ngành nghề.
Khi theo đuổi công việc này, bạn cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức tốt, phải nhạy bén, năng động và dũng cảm. Để cập nhật những thông tin mới nhất, chính xác nhất đến với mọi người. Đến với truyền thông báo chí, bạn có thể đảm nhiệm những công việc như: Phóng viên, biên tập viên, bình luận viên...
Quan hệ công chúng - PR
PR là công việc truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu. Với chiến lược rõ ràng, cụ thể để tác động lên nhận thức của đối tượng cần hướng đến. Chẳng hạn như tăng sự nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu hoặc dịch vụ, sản phẩm nào đó.
Ngành truyền thông PR bao gồm truyền thông doanh nghiệp và truyền thông phi lợi nhuận:
Truyền thông doanh nghiệp: Phục vụ mục đích của tổ chức. Thực hiện truyền thông về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để làm thay đổi tư duy, nhận thức của người tiêu dùng... Mang tính chất thương mại.
Truyền thông phi lợi nhuận: Thực hiện truyền thông cho các tổ chức phi chính phủ. Truyền thông về các chính sách, văn hóa. Từ đó làm thay đổi nhận thức, thói quen của người xem.
Nghiên cứu truyền thông
Đây là một lĩnh vực đặc biệt. Được tạo ra mới mục đích hỗ trợ cho những lĩnh vực truyền thông khác. Tuy không trực tiếp thực hiện các hoạt động truyền thông, nhưng lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến hiệu quả của các hoạt động này. Là nền tảng của các lĩnh vực truyền thông khác.
Nghiên cứu truyền thông bao gồm công việc theo dõi các hiện tượng xã hội; những thói quen, hành vi của đối tượng cần hướng đến. Từ những tài liệu thu thập được kết hợp với những kiến thức nền để đưa ra kết quả nghiên cứu.
Những kết quả nghiên cứu này sẽ được các nhà truyền thông sử dụng để tạo ra những chiến lược truyền thông hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Kết lại
Hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực truyền thông. Và từ những thông tin ấy, bạn có thể lựa chọn ra con đường phù hợp nhất với bản thân. Career.gpo.vn chúc bạn thành công trên con đường mình lựa chọn.
Thùy Leah
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 36
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 59
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 283
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 254
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công