4 Lý do khiến Kỹ sư xây dựng luôn là một ngành đắt giá
Bên cạnh những khối ngành kinh tế, công nghệ thông tin chưa bao giờ ngừng hot thì Kỹ sư xây dựng là một trong những ngành kỹ thuật hiếm hoi có lượng đăng ký, lựa chọn theo học nhiều nhất. Vậy để tìm hiểu tại sao Kỹ sư xây dựng lại là một ngành đắt giá như vậy. Hãy tiếp tục theo dõi 4 lý do sau đây nhé.
Cơ hội việc làm rộng mở
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia. Và nhu cầu xây dựng là một trong những nhu cầu thiết yếu của bất cứ quốc gia nào. Trong khi Việt Nam là một đất nước ở mức độ đang phát triển, đồng thời cũng là một quốc gia phát triển mạnh về du lịch.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng ở nước ta là một ngành nghề có lượng lao động phong phú. Tuy nhiên, lao động phổ thông, không có trình độ, kiến thức chuyên môn lại chiếm tỷ lệ cao. Chính vì thế mà cơ hội việc làm của các kỹ sư xây dựng đã trải qua đào tạo sẽ càng rộng mở.
Được đi đến nhiều nơi
Kỹ sư xây dựng là một công việc “Đi đây đi đó”. Công việc của họ phụ thuộc vào công trình mà họ họ tham gia. Tùy theo địa điểm của những dự án, công trình ấy mà người kỹ sư xây dựng sẽ đến và làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau.
Bởi vì được đi đây đi đó, chính vì thế mà kỹ sư xây dựng là công việc phù hợp với những bạn trẻ thích nay đây, mai đó, đam mê khám phá những địa điểm mới. Tuy nhiên, đến một lứa tuổi nhất định, khi người kỹ sư đã lập gia đình riêng thì việc đi đến nhiều nơi sẽ đem lại những khó khăn, cản trở nhất định.
Mức lương thuộc dạng “khủng”
Trở thành một kỹ sư xây dựng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với một lượng công việc khá lớn và phải chịu được áp lực từ khối lượng công việc ấy. Dẫn đến một điều tất nhiên là mức lương của họ sẽ tương xứng, phù hợp với những gì họ phải bỏ ra.
Bên cạnh đó, việc thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề là một trong những cản trở lớn nhất đối với doanh nghiệp. Chính vì thế mà họ sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền khá lớn để có thể giữ chân lại những tài năng để làm việc cho mình.
Tuy rằng mức lương thuộc hàng top như vậy nhưng trong ngành xây dựng có một bộ phận không nhỏ các đối tượng lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để bòn rút, tham ô công trình đút vào túi của mình. Dẫn đến chất lượng công trình không được đảm bảo, rút ngắn thời hạn sử dụng cũng như uy tín của đơn vị xây dựng.
Có nhiều cơ sở đào tạo
Tại Việt Nam, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp hay học viện đào tạo nhân lực cho ngành Xây Dựng trải dài từ Bắc vào Nam. Việc có nhiều trường, có nhiều cơ sở đào tạo đồng nghĩa với việc tạo ra thuận lợi cho việc theo học ngành xây dựng về mặt địa lý và trình độ học vấn.
Tạm kết
4 lý do trên là những lý do chủ yếu khiến Kỹ sư xây dựng luôn là một ngành đắt giá. Nhưng cũng có không ít bạn lựa chọn công việc này chỉ vì niềm đam mê với việc xây dựng, kiến tạo nên những công trình, dự án để cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp đỡ mọi người.
Đọc thêm: Nghề Kỹ sư xây dựng
Thùy Leah
Bài viết khác
Những ngành nghề này sẽ bị trí tuệ nhân tạo AI xóa sổ trong 10 năm tới, sinh viên thay đổi nhanh còn kịp
Ngày đăng: 15/05/2025 - Lượt xem: 25
Những ngành nghề này sẽ bị trí tuệ nhân tạo AI xóa sổ trong 10 năm tới, sinh viên thay đổi nhanh còn kịp
Xem thêm [+]6 nghề nghiệp triển vọng nhất trong ngành công nghệ thông tin trong 10 năm tới
Ngày đăng: 14/05/2025 - Lượt xem: 41
6 nghề nghiệp triển vọng nhất trong ngành công nghệ thông tin trong 10 năm tới
Xem thêm [+]3 ngành học 'khát nhân lực', lương cao, không lo thất nghiệp trong tương lai
Ngày đăng: 14/05/2025 - Lượt xem: 67
3 ngành học 'khát nhân lực', lương cao, không lo thất nghiệp trong tương lai
Xem thêm [+]Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 67
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 37
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 37
5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 54
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 110
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 65
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm trong quý I năm 2025
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 115
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm trong quý I năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công