4 Sai lầm nghiêm trọng của sinh viên năm nhất
Đại học là một trong những giai đoạn quan trọng để phát triển, hoàn thiện nhân cách con người, là hành trang trước khi ta bước vào cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên năm nhất lại không nhận ra điều đó. Thay vì dành thời gian để tập trung phát triển bản thân thì họ lại thường mắc những sai lầm nghiêm trọng.
1. Lãng phí quá nhiều thời gian để nghỉ xả hơi
Phần đa các sinh viên khi vừa bước vào đại học thường cho rằng đây là khoảng thời gian để họ nghỉ ngơi sau 12 năm học tập vất vả. Việc không duy trì ý thức học tập ngay từ khi bắt đầu sẽ khiến họ dần hình thành thói quen lơ là việc học. Hậu quả của việc này đó là khi muốn dành thời gian để quay trở lại việc học, những sinh viên này lại gặp khó khăn vì không biết phải bắt đầu học từ đâu hay học như thế nào.
Hầu hết các sinh viên gặp những trường hợp như vậy thường sẽ cảm thấy chán nản, có suy nghĩ tiêu cực về việc học, điều này lại là một tác động lớn khiến họ dễ trượt dài với tình trạng học cũng như điểm số nghèo nàn của mình. Và nếu như tình trạng này kéo dài thì điều mà họ sẽ mất không chỉ là 4 năm đại học lãng phí mà còn rất nhiều năm để bắt đầu thay đổi và hoàn thiện phát triển bản thân.
2. Không xác định rõ mục tiêu cho bản thân
Tuổi 18 là khoảng thời gian mà bạn bắt đầu được tự do hơn vì cha mẹ cũng dần giảm sự giám sát đối với bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng đây lại là một trong những thời điểm cực kỳ quan trọng để bạn hoàn thiện tính cách, để trưởng thành và quan trọng là nỗ lực để tìm tra câu trả lời quan trọng nhất trong cuộc đời: Mình là ai? Mình sống vì điều gì? Đam mê của mình thực sự là gì? Mình phải làm gì để thực hiện ước mơ mà mình luôn ấp ủ?
Phần đa nhiều bạn sinh viên thường bỏ qua những câu hỏi đó hoặc chán nản, bỏ cuộc khi chưa tìm ra câu trả lời và chấp nhận lối sống hiện tại của bản thân. Hậu quả của việc này là ngoài những thời gian trên giảng đường, thời gian dành cho những cuộc vui với bạn bè thì thời gian còn lại họ hoàn toàn không làm bất cứ điều gì để phát triển cho bản thân vì họ đã không xác định mục tiêu để định hướng cuộc sống của mình. Và để khi bạn trưởng thành hơn, mọi thứ sẽ là những bứt rứt, nuối tiếc vì họ đã chọn sống một cuộc đời nhàm chán không biết mình là ai.
3. Không rèn luyện bản thân
Thời gian học đại học là thời gian lý tưởng để bạn phát triển những kỹ năng còn thiếu để phục vụ cho cuộc sống và công việc sau này, đó có thể là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện, học ngoại ngữ và rất nhiều điều khác nữa. Nhưng tâm lý xả hơi, và cuộc sống mơ hồ không có mục tiêu đã làm cho bạn bỏ qua những điều đó.
Những kỹ năng trên đều đòi hỏi bạn phải có ý thức học tập và rèn luyện trong một thời gian dài, do đó nếu bạn không chịu bắt đầu thay đổi học những kỹ năng dù đơn giản nhất thì bạn sẽ không bao giờ có được chúng. Nhiều sinh viên bào chữa rằng học những kỹ năng trên vào năm ba, năm bốn vẫn chưa muộn. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng cuộc sống hiện đại này đòi hỏi con người phải có rất nhiều kỹ năng để không bị thụt lại và không có cá nhân nào có thể tự tin rằng mình đã đủ hết các kỹ năng cần thiết dù là người tài giỏi, xuất sắc nhất.
Hãy nghĩ thử, trước khi thực sự bước ra cuộc sống đang tấp nập ngoài kia, bạn dành toàn bộ thời gian cho những cuộc vui hay những trận game, những cuốn tiểu thuyết, những cuộc vui chơi không bờ bến … thì sau khi kết thúc 4 năm đại học, vị trí của bạn sẽ là ở đâu trong xã hội này khi rất nhiều người đã dành tất cả thời gian ấy để tập trung rèn luyện và phát triển bản thân.
4. Đánh mất niềm tin vào những điều tốt đẹp
Khi mới vào đại học, do chưa có kinh nghiệm về việc học tập trong môi trường mới cũng như cuộc sống thực tế nên phần nhiều sinh viên hoặc sẽ đi xin sự tư vấn của các anh chị khóa trên. Nếu bạn cũng đang là sinh viên năm nhất thì chắc hẳn đã hơn một lần bạn được nghe ai đó trong trường bảo với mình rằng: “Học đại học không để làm gì đâu”, “Sinh viên ra trường hầu hết toàn thất nghiệp thôi”, “Con vua thì vẫn làm vua” …
Những suy nghĩ tiêu cực như vậy lại cộng thêm lời chia sẻ của những người đã đi làm kể về cuộc sống mệt mỏi, chán nản sau khi ra trường mà họ đang sống chắc chắn sẽ là một nhân tố lớn tác động tiêu cực để khiến bạn mất niềm tin vào những điều tốt đẹp. Từ một người tràn đầy năng lượng, hăng hái cho những điều sắp tới, giờ đây bạn sẽ sống khép mình lại và bỏ qua những cơ hội để phát triển bản thân.
Tuy nhiên, nếu bạn đang rơi vào trường hợp như vậy thì mong bạn hiểu rằng cuộc sống luôn có nhiều mảng màu cả tươi sáng lẫn đen tối, không có bùn thì hoa cũng chẳng nở thành sen, chính vì vậy điều quan trọng nhất chính là thái độ sống của bạn. Khi bạn vẫn còn tin vào những điều tốt đẹp thì bạn sẽ tìm được cách để biến nó thành sự thật.
Kết luận
Như vậy, hướng nghiệp GPO đã chia sẻ cho bạn 4 sai lầm nghiêm trọng của sinh viên năm nhất thường mắc phải. Nếu bạn đang hoặc sắp bước vào cánh cửa đại học, hãy cố gắng tránh những sai lầm bên trên để dành thời gian cho những điều quan trọng với bản thân nhé.
Đọc thêm: 5 Cách lấy lại động lực học tập, làm việc sau kỳ nghỉ dài.
Minh Châu
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 88
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 85
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 201
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 210
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 329
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 472
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 271
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 350
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công