7 điều cần làm để có công việc phù hợp sau tốt nghiệp
Richard Carruthers, Phó giám đốc Careers Service tại Imperial College London (Anh) dành lời khuyên giúp sinh viên quốc tế có việc làm phù hợp khi ra trường. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Tôi đã làm việc với sinh viên quốc tế trong nhiều năm, giúp họ lập kế hoạch nghề nghiệp, nghiên cứu các lĩnh vực và kiểm soát nghề nghiệp tương lai của họ. Một nền giáo dục quốc tế có thể mở ra nhiều cơ hội nhưng sinh viên cần tận dụng tối đa trải nghiệm để thực sự được hưởng lợi. Vì vậy, hãy đảm bảo các bạn bắt đầu suy nghĩ về nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn học đại học.
Dưới đây là những điều sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế nên làm sớm để có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp đại học:
Lên kế hoạch trước
Đừng để đến những tháng cuối cùng trong mấy năm học, bạn mới lập kế hoạch nghề nghiệp. Thay vào đó, hãy bắt đầu suy nghĩ về nghề nghiệp của bạn sớm và hướng tới những nghề phù hợp với ngành học. Thời gian ở trường đại học sẽ bận rộn và trôi qua nhanh chóng, nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng, khám phá con đường sự nghiệp, gặp gỡ cựu sinh viên và người quản lý tuyển dụng. Từ đó, bạn có thể phát triển kế hoạch nghề nghiệp của mình.
Hãy bắt đầu khám phá các lựa chọn nghề nghiệp trong năm thứ nhất. Thật khó để đảm bảo một suất thực tập sớm khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng vẫn có nhiều tổ chức cung cấp những công việc chuyên sâu trong kỳ nghỉ mùa xuân. Bạn cũng có thể tìm thấy kinh nghiệm làm việc trên môi trường ảo.
Khi chuyển sang học đại học, hãy bắt đầu suy nghĩ về những gì bạn muốn từ công việc. Bạn có tìm kiếm một công việc thử thách trí tuệ không? Có muốn tự chủ không? Bạn có khả năng dự đoán không? Những câu hỏi như vậy có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và phát triển ý thức, định hướng lập kế hoạch nghề nghiệp.
Bạn cũng có thể đăng ký thực tập, tham gia dự án hay đi học trao đổi. Tất cả đều có thể giúp định hình tương lai và giúp CV của bạn đẹp hơn.
Khi bước vào năm cuối, hãy sẵn sàng hành động. Điều quan trọng là phải biết thời điểm xin việc phù hợp để không bị bỏ lỡ. Như ở Vương quốc Anh, các công ty lớn thường tuyển dụng vào kỳ mùa thu, trong khi các tổ chức nhỏ hơn tuyển vào cuối năm. Bạn cũng sẽ thấy nhiều khóa học sau đại học có học bổng hỗ trợ, cũng có thời hạn nộp đơn.
Để chuẩn bị, hãy dành thời gian làm CV, viết thư xin việc và sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn và các sự kiện tuyển chọn khác.
Ghi lại những kết quả đạt được
Hãy ghi lại những thành tích bạn đạt được trong suốt thời gian học đại học. Vào cuối mỗi tháng hoặc học kỳ, hãy phản ánh những gì bạn đã học được, những hoạt động đã tham gia và những kỹ năng mà bạn có thể dùng làm "bằng chứng" cho thấy bạn phù hợp với vị trí muốn ứng tuyển.
Điều này có thể bao gồm nội dung học thuật, các kỹ năng công nghệ - kỹ thuật cùng kỹ năng khác như thuyết trình, làm việc nhóm, viết báo cáo. Hãy ghi lại chính xác những gì có thể giúp bạn xác định là bạn giỏi và giúp tìm ra con đường sự nghiệp phù hợp với khả năng.
Nghiên cứu các lựa chọn nghề nghiệp
Trường đại học cung cấp nhiều cơ hội học tập và các sự kiện kết nối để giúp bạn khám phá các nghề nghiệp khác nhau. Hãy luôn cập nhật thông qua các bản tin và kiểm tra những hoạt động nào có sẵn cho bạn từ dịch vụ trong trường.
Hầu hết đại học có tổ chức các buổi giới thiệu nhà tuyển dụng, hội chợ việc làm, chương trình tư vấn và các buổi nói chuyện với cựu sinh viên. Bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm trực tuyến và nguồn tin tuyển dụng của công ty trên mạng xã hội biết cơ hội việc làm và thực tập.
Tham gia nhiều hoạt động ở trường
Bạn nên ưu tiên việc học tập để đạt thành tích tốt nhưng cũng nên nhớ rằng các nhà tuyển dụng tìm kiếm một loạt kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và ngoại khóa bên cạnh bằng cấp.
Vì vậy, bạn hãy tham gia vào các câu lạc bộ và hội nhóm để có cơ hội gặp gỡ những người mới, thử những điều mới và đảm nhận thêm trách nhiệm. Trường đại học cũng sẽ giới thiệu việc thực tập, công việc bán thời gian, dự án thông qua bản tin từ những câu lạc bộ, hội nhóm đó.
Thử thách bản thân
Cảm thấy nhớ nhà, muốn trò chuyện với những sinh viên đồng hương là điều tự nhiên nhưng bạn cũng nên cố gắng bắt đầu cuộc trò chuyện với những sinh viên khác. Khi đó, bạn sẽ thấy kỹ năng ngôn ngữ của mình được cải thiện, hiểu rõ hơn về văn hóa địa phương. Bạn cũng có thể có tình bạn lâu dài.
Chuẩn bị sẵn CV
Khi nộp đơn xin việc, bạn cần một bản CV và nó phải được điều chỉnh cho phù hợp với vị trí ứng tuyển. Hãy sớm làm quen với phong cách và định dạng CV của từng nơi trong quá trình học tập để sẵn sàng thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng.
Như ở Vương quốc Anh, CV thường phải đảm bảo các quy tắc chính như dài tối đa hai trang, sử dụng định dạng và phông chữ nhất quán, đưa ra những thành tích, các kỹ năng liên quan đến vị trí việc làm. Văn phòng Careers Service (dịch vụ hướng nghiệp) trong trường đại học có nguồn lực để hỗ trợ bạn.
Vừa học vừa làm
Một công việc bán thời gian hoặc thực tập có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng, xây dựng mối quan hệ, cải thiện ngôn ngữ và kiếm tiền.
Tuy nhiên, trước khi bạn nộp đơn xin việc, bạn phải nắm rõ visa sinh viên cho phép và không cho làm những việc nào. Bạn có thể tìm kiếm tư vấn từ trường để đảm bảo nhận những công việc hợp pháp.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích để trao dồi bản thân sau khi tốt nghiệp. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Thùy
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Đổi mới tuyển sinh đại học mà không gây sốc
Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 9
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 151
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 212
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 246
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công