9 bước chuyển đổi định hướng nghề nghiệp
Gần đây, có nhiều bạn hỏi mình và mình cũng tư vấn cho một số bạn có mong muốn chuyển đổi định hướng nghề nghiệp. Thông qua những buổi trò chuyện cùng các bạn, cộng với sự tìm hiểu trên nhiều nguồn thông tin, mình xin tổng hợp và gửi tới mọi người bài viết “ 9 bước để chuyển đổi định hướng nghề nghiệp” Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
1. Nhìn sâu vào chính mình
Trước tiên, hãy xem xét phản ứng của bạn đối với công việc hiện tại và cách chúng tác động đến sự hài lòng trong công việc của bạn.
- Viết ra các chủ đề lặp lại, các sự kiện đáng chú ý và chúng khiến bạn cảm thấy như thế nào? Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như “Tôi thích hoặc không thích sự kiện nào? Liệt kê cụ thể những điều bạn thích và không thích. ”
- Trả lời chúng, sau đó đọc câu trả lời của bạn. Từ những ghi chú của riêng bạn, bạn sẽ bắt đầu thấy bức tranh về mức độ hài lòng trong công việc hiện tại của bạn.
- Đồng thời, bạn nên có một bản phân tích cá nhân về các kiến thức, kỹ năng, giá trị và sở thích liên quan đến công việc mà bạn yêu thích, điểm mạnh, yếu, cơ hội & thách thức khi chuyển nghề.
- Hãy xem xét những thời điểm bạn đã thành công và nghĩ về những gì bạn đang làm - có thể là một công việc, tình nguyện, thực tập hoặc một cái gì đó khác…. Xác định những kiến thức, kỹ năng nào đã góp phần vào thành công của bạn và cách chúng có thể áp dụng cho các vai trò, nghề nghiệp khác mà bạn đang quan tâm
2. Quyết định xem bạn có thực sự muốn chuyển ngành không?
Trong khi bạn đang phân tích SWOT về bản thân, bạn cũng nên xác định xem bạn muốn thay đổi con đường sự nghiệp theo cách nào.
- Đối với một số người, chuyển đổi nghề nghiệp có thể có nghĩa là bắt đầu lại trong một ngành tương đồng, có liên quan hoặc một ngành hoàn toàn mới, trong khi những người khác có thể tìm kiếm một nghề nghiệp mới trong cùng một ngành.
- Chuyển đổi đồng thời cả nghề nghiệp và ngành thực sự rất mạo hiểm. Nên bạn có thể chuyển đổi từng bước, từ việc nghề khác trong ngành, hoặc ngành tương đồng, sau một thời gian mới chuyển đổi ngành nếu muốn. Nếu công việc mà bạn mong muốn, thực sự không có trong ngành hiện tại, thì vẫn nên phân tích để tận dụng nhiều nhất những kiến thức, kỹ năng mà bạn đang có.
Ví dụ: Phương Anh là trưởng nhóm lễ tân một khách sạn, có học ngành quản lý khách sạn, nhưng do đặc thù công việc ca kíp, không thuận tiện cho kế hoạch lập gia đình và sinh con nên cô mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp. Trong quá trình phân tích, cô thấy mình vẫn yêu môi trường, ngành khách sạn, đã có kinh nghiệm trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên bộ phận, nên quyết định lựa chọn chuyển đổi sang vị trí “Tuyển dụng – đào tạo” vẫn trong ngành khách sạn
3. Brainstorm về sự nghiệp
- Bạn nên tìm kiếm về những nghề nghiệp tiềm năng và lập một danh sách tất cả các công việc tiềm năng để nghiên cứu. Thực hiện bước sơ bộ này trước khi đi sâu vào nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn thu hẹp trọng tâm nghề nghiệp của mình.
- Để hiểu rõ hơn về các lựa chọn nghề nghiệp của bạn, hãy phân tích chi tiết yêu cầu các công việc và ngành nghề có thể phù hợp với các kiến thức, kỹ năng, lợi thế cạnh tranh và giá trị mà bạn đã phân tích SWOT ở bước 1
- Sau đó so sánh chốt lại danh sách nghề nghiệp tiềm năng đã chọn lọc
4. Nghiên cứu các công việc phù hợp tiềm năng
- Sau khi thu hẹp xuống một số công việc tiềm năng, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu sâu hơn. Một cách để tìm hiểu thêm về một lĩnh vực quan tâm là thực hiện các cuộc trao đổi với những người đang làm công việc mà bạn muốn chuyển đổi trong network của bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm hướng dẫn dưới hình thức tư vấn nghề nghiệp, nơi bạn có thể sẽ tìm hiểu thêm về tính cách của mình và cách tính cách đó phù hợp với nghề nghiệp mà bạn định lựa chọn không?
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dự báo việc làm từ các trang tuyển dụng, đơn vị nghiên cứu uy tín để khám phá các lĩnh vực công việc có nhiều cơ hội việc làm và mức lương thực tế để thêm vào yếu tố lựa chọn
5. Lập kế hoạch hành động
- Lập kế hoạch hành động có nghĩa là xác định mục tiêu rõ ràng và các mốc quan trọng để hoàn thành nó. Đến thời điểm này, bạn đã thực hiện tất cả các nghiên cứu và có thể thu hẹp sự thay đổi nghề nghiệp của mình thành một (một vài) nghề nghiệp cụ thể. Đã đến lúc cân nhắc xem bạn sẽ cần những gì để đạt được điều đó.
- Hãy suy nghĩ về đào tạo, chứng chỉ, chứng nhận, phát triển kỹ năng, tham dự các sự kiện kết nối và nắm bắt cơ hội thực hành trong ngành hoặc lĩnh vực cụ thể. Viết ra những bước bạn dự định thực hiện và tiến trình hoàn thành..
- Kế hoạch hành động bao gồm các bước:
- Đặt mục tiêu THÔNG MINH
- Tạo một danh sách các hành động.
- Đặt thời gian biểu cụ thể
- Cung cấp tài nguyên, nguồn lực
6. Làm mới thương hiệu của bản thân
- Trước khi bắt đầu nộp đơn cho các công việc mới, bạn nên xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc thay đổi lại nhận diện về thương hiệu cá nhân của bạn. Thông thường, bất kỳ ứng viên nào đang tìm việc làm đều sử dụng: sơ yếu lý lịch, thư xin việc và hồ sơ mạng xã hội để tạo thương hiệu cá nhân đối với nhà tuyển dụng. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn trong quá trình thay đổi nghề nghiệp vì kinh nghiệm hiện có của bạn có thể không phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp bạn mong muốn.
- Xem xét để liên hệ giá trị hiện có của bạn với yêu cầu công việc để khiến bạn trở thành ứng cử viên tiềm năng và sử dụng điều đó để đưa ra tuyên bố cá nhân mạnh mẽ về lý do tại sao bạn phù hợp trên sơ yếu lý lịch, thư xin việc và bất kỳ trang mạng xã hội nào. Hãy nhớ cũng cập nhật mọi thông tin, trang web cá nhân, mạng xã hội nghề nghiệp và thông tin liên hệ để phản ánh thương hiệu mới của bạn.
7. Sử dụng Network, mối quan hệ của bạn
- Hãy tìm đến những người đang làm việc trong ngành của bạn, nói chuyện với các chuyên gia mà bạn có thể tin tưởng để đưa ra những lời khuyên tốt đẹp và giúp bạn nhận thức các cơ hội. Nếu sếp hiện tại của bạn là người có tâm, luôn hỗ trợ nhân sự phát triển, hãy chia sẻ, xin lời khuyên, thậm chí nhờ giới thiệu về bạn, về tiềm năng của bạn với những cơ hội nghề nghiệp mới với các mối quan hệ của sếp hoặc trên mạng XH nghề nghiệp như Linkedin, các group, hiệp hội nghề…
- Ngoài ra, hãy tìm kiếm các cơ hội để làm việc với nghề nghiệp mới như: freelancer, cộng tác viên, tình nguyện viên hoặc thực tập sinh… Điều này sẽ giúp bạn quyết định xem ngành hoặc lĩnh vực đó có phù hợp hay không và cung cấp cho bạn kinh nghiệm để khiến bạn tự tin và nổi bật hơn.
8. Xem xét các nguồn tài nguyên về giáo dục và phát triển các kỹ năng mới
- Nếu bạn đang cân nhắc chuyển sang lĩnh vực yêu cầu bằng cấp hoặc chứng chỉ, bạn có thể cần phải học thêm ngoài bằng cấp, kinh nghiệm làm việc hiện tại của mình. Các khóa học đại học, các lớp giáo dục thường xuyên hoặc thậm chí các nguồn tài nguyên trực tuyến miễn phí có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về nghề nghiệp tiềm năng mới của mình.
- Bạn cũng có thể tham gia vào các group nghề nghiệp và tìm một mentor cho mình.
- Nếu bạn đang đi làm, hãy tìm cơ hội ở công việc hiện tại để có được những kỹ năng cần thiết để thay đổi nghề nghiệp.
Ví dụ, một nhân viên kinh doanh muốn chuyển sang lĩnh vực phân tích dữ liệu có thể đề nghị được tham gia phân tích, đánh giá các dữ liệu kinh doanh, học tập thêm các công cụ về phân tích dữ liệu để có được kinh nghiệm & kỹ năng liên quan bước đầu. Nắm bắt những cơ hội như thế này là hữu ích, nhưng chỉ khi bạn nhớ áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới đạt được đó vào sơ yếu lý lịch và thư xin việc của mình.
9. Giữ động lực bằng cách theo dõi tiến trình của bạn
- Để giữ cho bản thân luôn có động lực trong kế hoạch thay đổi nghề nghiệp, hãy cân nhắc sử dụng bảng ghi chép để ghi lại các mốc quan trọng khi bạn tiến tới một sự thay đổi hoàn toàn trong nghề nghiệp.
- Đôi khi, thay đổi nghề nghiệp của bạn có thể mất thời gian. Bằng cách theo dõi tiến trình của mình, bạn thừa nhận tất cả những chiến thắng nhỏ trong suốt chặng đường - và điều đó có thể khiến bạn luôn giữ được động lực, đồng thời cảm thấy hạnh phúc & tự hào hơn khi thực hiện chuyển đổi thành công.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo linkedin.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 48
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 70
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 67
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 91
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 164
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 112
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 231
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 210
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 258
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công