Bàn về căn bệnh trễ giờ
1. Trễ giờ khiến người khác mất niềm tin ở bạn
Chuyện là như sau. Khi bay ở một hãng hàng không, từ 6h tối Edward đã chuẩn bị đồ, 7h thì có mặt. Chuyến bay theo lịch hẹn là 8h, thế rồi hủy chuyến, đổi máy bay, từ 8h sang 9h20, sau đó sang 10h35 sau đó sang 11h, sau đó sang 11h50. Cuối cùng 2h sáng Edward mới về được nhà, trong khi đã có cuộc hẹn vào 9h sáng hôm sau. Trong suốt mấy tiếng dài đằng đẵng đó, câu nói được nghe nhiều nhất đó là “Xin cáo lỗi cùng quý hành khách”, vì thế nọ, vì thế kia,…Không khí xung quanh là sự khó chịu, người thì mệt mỏi, người thì giận dữ vì hỏng các kế hoạch đã lên trước. Những gì mà các hành khách nhận được là: “xin lỗi quý khách”, “chúng tôi cũng không biết lịch cụ thể như nào”…
Trong cuộc sống này cũng vậy, khi hai người hẹn nhau, chúng ta tạo ra một bản “hợp đồng”. Vô hình chung, việc trễ giờ, vì lí do tắc đường, vì lí do bận, vì lí do abc, xyz dần trở thành một văn hóa, mà đây là văn hóa xấu. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Forbes chỉ ra, việc trễ hẹn có hàng loạt hậu quả ẩn đằng sau, chẳng hạn như: sự khó chịu của người phải chờ đợi, sự lãng phí thời gian, mất uy tín, cảm xúc khó chịu,.. Nhưng hậu quả lớn nhất của thói quen xấu này, là chúng ta bị mất uy tín, hay bị mất niềm tin ở người hẹn với chúng ta. Trong quyển “Trên cả giàu có”, tác giả Alexander Green, có nói đến 5 trở ngại khi một người ra quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó là: không có tiền, không có nhu cầu, không cần thiết phải mua ngay, không thích sản phẩm và cuối cùng – quan trọng nhất là KHÔNG TIN TƯỞNG.
Như vậy, từ một thói quen nhỏ, trễ hẹn, lí do nọ lí do kia, nhưng vô tình về mặt tâm lý, thói quen đó sẽ khiến người khác dần dần mất niềm tin ở bạn. Cho nên, cách hoàn hảo nhất đó là “Nếu không đến đúng giờ được, thì hãy đến sớm hơn”.
2. Bớt phán xét sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn
Quay trở lại câu chuyện chuyến bay của Edward, việc kế hoạch của mỗi hành khách như nào là điều hiển nhiên chúng ta có thể nhìn. Nhưng rất có thể, có nhiều nỗi niềm hoặc nhiều lý do từ phía người tổ chức của chuyến bay mà ta không biết. Chẳng hạn thời tiết xấu đột xuất, chẳng hạn máy bay bị hỏng, chẳng hạn gặp vấn đề sức khỏe với phi công,…
Có rất rất nhiều lý do khác nhau mà chúng ta có thể chưa biết. Một người trễ giờ cho một cuộc hẹn có thể là vì vừa trải qua ngày dài mệt mỏi giải quyết công việc. Có người trễ hẹn buổi sáng đi làm có thể là phải trải qua một ngày ảm đạm mất hết tâm trạng,… Có thể có nhiều lý do mà chúng ta chưa biết. Cho nên, thay vì dễ dàng nổi giận với nhau, dễ dàng phán xét nhau, việc nhẹ nhàng nói chuyện với nhau, chẳng hạn hỏi nguyên nhân như “Có chuyện gì mà bạn/em/anh … đến muộn thế?” biết đâu sẽ giúp chúng ta hiểu ra cả một câu chuyện lớn. Mà về mặt tâm lý, khi người trễ hẹn đã trễ hẹn, họ cũng rất áp lực. Nhờ việc bạn nhẹ nhàng hỏi han như thế, họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, thầm biết ơn bạn hơn, và có thể những lần sau: nếu có chuyện gì đó bất ngờ làm họ trễ, họ cũng biết rằng bạn sẽ không phán xét, giận dữ, từ đó mà họ đi đường cẩn thận hơn, tâm lý thoải mái hơn, và cuối cùng cuộc hẹn diễn ra tốt đẹp hơn. Có rất nhiều người khi trễ hẹn, do áp lực sẽ phải cố tình phóng xe thật nhanh, chen lấn, xô đẩy, áp lực, lo lắng, căng thẳng,.. từ đó có thể sẽ dễ bị tai nạn, nguy hiểm, lo âu, quả thật không tốt chút nào.
3. Phản ứng thông minh khi người khác hoặc mình trễ hẹn
Nếu là chúng ta trễ hẹn, thì cách tốt nhất là chân thành xin lỗi. Đừng cố tìm một lý do nào đó hoàn hảo để biện minh cho việc trễ hẹn của mình, bởi vì thời gian của ai cũng đều giá trị cả. Cho nên, nếu có trễ hẹn hãy xin lỗi người chờ, nói với họ rằng bạn hiểu họ đang cảm thấy không thoải mái khi phải chờ đợi, và bạn hứa sẽ rút kinh nghiệm trong lần sau.
Còn nếu chúng ta đang chờ đợi người khác khi họ trễ hẹn.
– Đầu tiên là không phán xét: không nên phán xét và cũng không nên có cảm xúc tiêu cực. Việc giận dữ khiến bạn bớt thông minh hơn. Tức giận ai đó giống như việc bạn uống thuốc độc vào người nhưng muốn người khác chết.
– Lên ngay phương án dự phòng cho các kế hoạch: nếu có các lịch tiếp theo bị ảnh hưởng, hãy hướng đến giải pháp cho nó càng sớm càng tốt.
– Có sẵn một việc gì đó để làm trong lúc chờ đợi: tốt hơn hết, bạn luôn nên mang theo người một cuốn sách hay, hoặc tải sẵn các audio về phát triển bản thân để trong điện thoại,.. Lúc đó đằng nào người ta cũng trễ rồi, bạn có thể lấy sách để đọc, hoặc nghe audio, như vậy bạn bớt khó chịu và lại có thể phát triển được bản thân.
– Khi họ đến trễ, hãy mỉm cười và nhẹ nhàng hỏi lí do họ trễ giờ, như đã giải thích ở trên, tự nhiên người ta sẽ cảm thấy bạn quả là tâm lý. Thế nhưng cuối buổi hẹn, đừng quên thẳng thắn nói với họ rằng việc trễ hẹn như vậy ảnh hưởng đến bạn như nào và bạn cảm thấy không thoải mái ra sao. Và mong rằng lần sau họ hãy đúng giờ.
Hơn hết, hãy nhớ đến câu nói sau “Nếu không thể đến đúng giờ, hãy đến sớm hơn“.
Sự tin tưởng trong mắt người khác và giá trị của bạn chỉ bắt nguồn từ một thói quen đơn giản: đúng giờ.
Theo tamly.blog
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 15
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 270
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 247
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 160
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 262
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công