Bí quyết giúp bạn sống sót qua giai đoạn thử việc
Dưới áp lực này, bạn có thể cảm thấy rất căng thẳng và dễ mắc sai lầm. Để “sống sót” qua giai đoạn thử thách khó khăn này, bạn có thể thực hiện một số bí quyết sau:
Tìm hiểu nội quy công ty
Là nhân viên mới, điều đầu tiên bạn nên làm là nghiên cứu nội quy của công ty. Đọc và hiểu mọi quy định của công ty giúp bạn cư xử và thể hiện một cách chuẩn mực nơi công sở. Đồng thời, bạn sẽ không “mất điểm” và làm lãng phí thời gian của sếp bằng những câu hỏi “ngờ ngệch” như thời gian bắt đầu và kết thúc ngày làm việc, giờ ăn trưa…
Quan sát
Hãy sử dụng tai mắt của mình để phân biệt những điều nên và không nên làm ở công sở cũng như những quy tắc “bất thành văn”. Chẳng hạn, cách mọi người gọi sếp cũng như phong cách làm việc, giao tiếp của sếp. Sếp thích liên lạc qua điện thoại, email hay gặp mặt trực tiếp hơn…?
Ngoài ra, hãy quan sát cách ăn mặc của mọi người. Sẽ không có vấn đề gì nếu công ty quy định nhân viên phải mặc đồng phục. Nhưng nếu không, bạn cần điều chỉnh cách ăn mặc cho phù hợp với văn phòng. Ăn mặc quá “sành điệu khác người” hay lôi thôi sẽ khiến tạo dựng một hình ảnh kém chuyên nghiệp trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Cố gắng thoải mái
Phải thể hiện tốt giữa rất nhiều con mắt đang đổ dồn vào mình sẽ làm gia tăng căng thằng cho bạn. Nhưng hãy cố gắng bình tĩnh và thể hiện tốt nhất con người mình. Đừng để mọi người nhận thấy bạn đang lo lắng, căng thẳng. Họ sẽ cho rằng nguyên nhân của trạng thái không thoải mái đó là bạn thiếu năng lực hoặc khó thích nghi với môi trường làm việc.
Không nói quá nhiều
Giai đoạn thử việc là thời gian để học hỏi. Hãy thoải mái đặt câu hỏi nhưng đừng áp đặt ý kiến của bạn lên người quản lý hay đồng nghiệp về cách thực hiện công việc tốt nhất. Thậm chí nếu công việc cũ của bạn khá tương đồng với những gì hiện bạn phải làm, hãy nhớ rằng mỗi công ty có quy tắc, văn hóa và cách làm riêng. Công việc của bạn là học văn hóa của công ty mới và thích nghi với nó. Hãy hạn chế hay tránh nói về công việc cũ.
Bạn sẽ làm phật lòng sếp và đồng nghiệp nếu cứ ca ngợi công việc/ công ty cũ tốt đẹp ra sao. Họ sẽ cho rằng bạn không biết cách tương tác với sếp, đồng nghiệp mới và không muốn tiếp tục cộng tác với bạn.
Luôn luôn đúng giờ
Không bao giờ đi làm muộn, đặc biệt trong giai đoạn thử việc. Trong giai đoạn này, một chút chậm chễ có thể kết thúc mối quan hệ của bạn với công ty. Thậm chí, bạn nên đến công ty sớm hơn 15 phút để chứng tỏ sự nhiệt tình, đam mê của mình với công việc.
Chủ động
Bạn không nên thụ động chờ đợi cho tới khi có người tới chỗ bạn và giao việc hay hướng dẫn. Thay vào đó, hãy chủ động nói chuyện với người giám sát về nhiệm vụ của bạn. Nếu sếp và đồng nghiệp đều đang quay cuồng bận rộng với công việc, hãy lên tiếng đề nghị trợ giúp họ. Bạn cũng có thể đi đổ thùng rác nếu nó đầy hoặc đi lấy nước uống hộ đồng nghiệp. Đừng cho rằng đây là công việc chân tay và không có trong hợp đồng lao động, những việc đó để chứng tỏ với mọi người rằng bạn sẵn sàng là một thành viên trong nhóm.
Theo Dân Trí
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 71
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 157
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công