Bỏ học giữa chừng vì chọn sai ngành
"Tôi không buồn khi bị buộc thôi học. Ngược lại, tôi còn thấy như trút được gánh nặng. Từ năm lớp 12 tôi không muốn học đại học. Đó là bi kịch từ sự ép buộc của gia đình". Chọn sai ngành học có lẽ đã không còn là chủ đề xa lạ đối với nhiều người, học tiếp thì không có hứng thú, động lực nhưng nghỉ học thì lại vấp phải sự phản đối của gia đình, một tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông tin này các bạn nhé!
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ ngành nghề và sở trường của mình. Không nên chỉ chọn ngành theo định hướng của cha mẹ, thầy cô mà bỏ qua năng lực và sở thích thật sự của mình. Cha mẹ chỉ nên định hướng, không ép con cái chọn ngành theo ý mình.
PGS.TS Bùi Hoài Thắng (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Những lời trên là tâm sự của T., sinh viên năm 3 vừa bị Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM buộc thôi học.
Thích hớt tóc, ba mẹ phản đối
T. cho biết từ THPT, khác với bạn bè mơ vào đại học, T. chỉ thích ở quê học nghề cắt tóc, mở tiệm cho riêng mình. Nhưng khi nói với ba mẹ, T. nhận được sự phản đối kịch liệt. Ba mẹ sợ mất mặt và những lời gièm pha "nuôi con không ăn học đến nơi đến chốn". Vậy là T. vào đại học.
Nhưng sau học kỳ đầu tiên, T. bỏ bê việc học rồi lén lấy tiền đóng học phí để học hớt tóc. "Bây giờ tôi đã xác định sẽ theo đuổi đúng đam mê cắt tóc của mình. Điều trăn trở duy nhất là kỳ vọng của gia đình với mình" - T. bảo vậy.
Y đa khoa là ngành học mơ ước của rất nhiều thí sinh. Thế nhưng với N. đó lại là lựa chọn vội vàng. N. đã bỏ ngang ngành y để thi lại và hiện là sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
"Khi học THPT tôi chỉ có ý định xét tuyển khối A vào trường công an. Vì không đạt yêu cầu về lý lịch, tôi vội chuyển hướng qua khối B đăng ký xét tuyển ngành y đa khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM. Ngay từ học kỳ đầu tiên, tôi cảm thấy không hứng thú với ngành học này, kiến thức lại rất nhiều và nặng" - N. kể.
Xong năm nhất, N. nói với ba mẹ mong muốn bỏ ngành y để thi vào trường khác nhưng bị phản đối. N. quyết định cố gắng thêm một học kỳ nữa để xem do mình chưa nỗ lực hay thực sự không phù hợp. Sau học kỳ 3, mọi thứ vẫn không nhiều thay đổi.
"Không có mục tiêu phù hợp, mọi sự cố gắng cũng chỉ là gượng ép và không đem lại kết quả như mong muốn. Tôi bỏ ngành y thi lại vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Những kiến thức về kinh tế làm tôi hứng thú hơn" - N. cho biết thêm.
Nhiều hệ lụy
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết mỗi năm có từ 10-20% sinh viên bị buộc thôi học. Thống kê sơ bộ cho thấy có khoảng 5% không kham nổi học phí, 5% vướng vào các tệ nạn.
"10% sinh viên bị buộc thôi học, bỏ học do chọn sai ngành, vào học mới nhận ra ngành không phù hợp. Hầu hết những sinh viên này đều thi lại vào trường khác. Đây là hệ quả của công tác hướng nghiệp kém, chọn ngành theo gia đình hoặc bạn bè mà chưa tìm hiểu kỹ" - ông Dũng nói thêm.
Từ kinh nghiệm nhiều năm tư vấn tuyển sinh, ông Dũng cho biết 50% thí sinh chọn ngành theo tâm lý đám đông, chọn theo bạn bè. Nhiều thí sinh vì áp lực từ gia đình phải vào đại học bằng mọi giá, bất kể đó là ngành nào, trường gì. Do đó, thí sinh đăng ký rất nhiều nguyện vọng, trúng tuyển nguyện vọng không mong muốn và phải theo học.
"Có sinh viên năm nhất đã nhận ra mình chọn sai và bỏ thi lại. Nhưng cũng có sinh viên học đến năm 4, 5 vẫn không ra trường được vì không có động lực, gượng ép. Điều này làm lãng phí thời gian, tiền bạc của sinh viên và gia đình" - ông Dũng nói.
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho rằng số sinh viên bỏ học, bị buộc thôi học hằng năm khá nhiều. Trong số này có không ít sinh viên không thích ngành học.
Lý giải về việc sinh viên chọn sai ngành, ông Thắng cho rằng tỉ lệ cha mẹ ép con chọn ngành theo ý mình vẫn còn rất nhiều. Điều này khiến xác suất thí sinh phải chọn ngành không theo sở trường và mong muốn của mình khá cao.
"Chọn ngành không đúng sở trường, việc học sẽ rất khó khăn. Có những bạn cố gắng có thể hoàn thành chương trình học nhưng cũng có người bỏ giữa chừng để chuyển ngành khác. Những người vượt qua được nhưng khi ra trường, đi làm khó phát huy năng lực của mình trong nghề" - ông Thắng nói thêm.
Làm gì khi chọn sai ngành?
TS tâm lý Bùi Hồng Quân, Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng nếu xác định mình chọn sai ngành, sai trường từ năm 1, 2, sinh viên nên chuyển sang ngành, trường phù hợp nhưng cần đánh giá khả năng có thể chuyển hay không. Nếu đã học đến năm 3 và 4, cần cân nhắc có thể học xong rồi học ngành mình thích sau. Có thể học song ngành, song trường nếu đủ khả năng.
"Sinh viên cần trao đổi kỹ với gia đình để có sự thống nhất. Gia đình nên lắng nghe, phân tích và đồng hành với sinh viên để đưa ra quyết định" - ông Quân tư vấn.
Tương tự, ông Thắng cho rằng khi muốn bỏ ngành đã chọn, sinh viên cần cân nhắc mình sẽ được gì và mất gì trước khi quyết định bỏ hay cố gắng học tiếp.
"Giờ phương thức tuyển sinh của các trường đa dạng và linh hoạt hơn chứ không khó khăn như trước, cơ hội rẽ sang ngành và trường khác thuận lợi hơn. Tôi sẽ khuyên sinh viên nếu chọn sai ngành thì nên thay đổi, thi lại vào ngành, trường phù hợp hoặc chuyển sang ngành khác. Bởi nếu chọn sai ngành, không chỉ học khó khăn do không hứng thú mà ngay cả khi ra trường được, làm công việc mình không thích sẽ không mang lại hiệu quả cao" - ông Thắng nói thêm.
Trong khi đó, ông Dũng đề xuất Bộ GD-ĐT cần có quy định phù hợp hơn trong tình hình thực tế hiện nay. Theo ông Dũng, dù bộ đã có quy định cho sinh viên đủ điều kiện học song ngành trong cùng trường, sinh viên có thể chọn học thêm ngành học phù hợp với mình.
Tuy nhiên, điều này rất khó cho sinh viên vì nhiều lý do. Chi phí học tập sẽ tăng lên rất nhiều. Vì không thích ngành thứ nhất, chán học nên nếu học tiếp ngành thứ hai sinh viên sẽ khó hoàn thành cả hai chương trình do quy định phải hoàn thành chương trình thứ nhất mới được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
"Bộ nên có quy định cho phép sinh viên được chuyển ngành trong cùng trường để họ có thể chọn lại ngành phù hợp, không mất thêm thời gian và tiền bạc thi lại từ đầu" - ông Dũng đề xuất.
Tự hỏi mình thích gì
Để hạn chế chọn sai ngành, TS Bùi Hồng Quân lưu ý thí sinh khi chọn ngành cần căn cứ vào năng lực, sở thích, nhu cầu lao động (khi ra trường) và điều kiện của gia đình cũng như đặc điểm của bản thân. Cần chủ động tự đánh giá bản thân để trả lời: mình giỏi gì, thích gì, hứng thú với lĩnh vực nào. Chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến ngành, trường mình học. Ngoài ra, thí sinh cần cân nhắc điều kiện gia đình về khả năng tài chính, truyền thống..., về đặc điểm bản thân cần lưu ý đến sức khỏe, thể trạng, tính cách.
Hướng nghiệp GPO mong rằng bạn đã tích luỹ được cho mình những thông tin hữu ích qua bài viết này. Chúc các bạn sáng suốt trong việc lựa chọn ngành học của mình và cố gắng học hành thật tốt. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc nào hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây.
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Lựa chọn nghề nghiệp có trách nhiệm, gen Z tự tin thành công theo cách riêng của mình
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 72
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công