Cách để “chữa cháy” khi mắc sai lầm trong buổi phỏng vấn
Việc giành ra hàng giờ đứng trước gương tập luyện để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn sẽ không phải lúc nào cũng giúp cho các ứng viên chuẩn bị cho mọi tình huống phát sinh. Các nhà tuyển dụng tuyển dụng thường thích hỏi ứng viên một vài câu hỏi lạ, bình luận những câu đầy ẩn ý và nói những câu nghe có vẻ ngớ ngẩn, phi logic để khiến ứng viên “trở tay không kịp”.
Hãy yên tâm vì người phụ trách tuyển dụng biết bạn có thể - và sẽ - vấp phải những câu hỏi khó xử và thậm chí có thể mắc một số lỗi phỏng vấn. Tuy nhiên, đó không phải là sai lầm tước đi cơ hội tuyển dụng của bạn mà là cơ hội để bạn thể hiện cách xử lý tình huống.
May mắn thay, bạn có rất nhiều cách và sự lựa chọn để cứu vớt lại tình hình nếu chẳng may gặp phải những câu hỏi khó nhằn hoặc mắc lỗi khi phỏng vấn. Đừng để những sai sót hoặc sự lóng ngóng của bản thân khiến bạn bị loại.
1. Không trả lời được câu hỏi của người phỏng vấn
Nếu bạn mắc phải 1 sai lầm nghiêm trọng trong khi phỏng vấn: nói với người phụ trách tuyển dụng rằng bạn không trả lời được câu hỏi của họ thì hãy nhanh chóng khắc phục.
Nói với họ rằng “Đó là một câu hỏi khá hay mà tôi chưa tìm hiểu từ trước. Tôi có thể dành một vài ngày để tìm hiểu kỹ và gửi câu trả lời của tôi sau được không? ” Nếu họ chấp nhận lời đề nghị của bạn thì hãy đảm bảo rằng bạn gửi câu trả lời đúng thời hạn đã nói và đã tìm tòi, nghiên cứu câu hỏi một cách thật chuyên nghiệp.
Những người phụ trách tuyển dụng thừa biết rằng bạn không thể trả lời được mọi câu hỏi. Họ không tìm kiếm những ứng viên “biết tuốt” và có thể trả lời mọi câu hỏi một cách nhanh chóng. Thay vào đó, họ muốn tìm những ứng viên biết dành thời gian để suy nghĩ về câu hỏi và trả lời một cách khôn ngoan
2. Lãng phí thời gian của nhà tuyển dụng
Khi các nhà tuyển dụng tiềm năng hỏi là: “một ngày bình thường của bạn ra sao?” và “những sở thích ngoài công việc của bạn là gì?” thì nên biết là họ không hề muốn lãng phí thời gian của mình đâu. Khi hỏi những câu hỏi này, họ đang kiểm tra xem là bạn có quản lý thời gian của mình hiệu quả hay không. Ngay cả khi bạn chỉ dành thời gian rảnh rỗi của mình để lướt Internet và mạng xã hội thì cũng đừng “lạy ông tôi ở bụi này”. Hãy trả lời sao cho nghe có vẻ chuyên nghiệp: “Việc giao lưu với những người mới và giành thời gian với bạn bè và gia đình là điều quan trọng đối với tôi.” Hoặc là bạn có thể liên hệ khoảng thời gian rảnh và sở thích của bạn với các chủ đề liên quan đến chuyên môn công việc. Làm gì thì làm, nhưng hãy nhớ là phải cố gắng hướng cuộc trò chuyện theo hướng phát triển chuyên môn công việc.
Mặt khác, trong thời đại ngày nay, các nhà tuyển dụng thích những ứng viên quen mặt các phương tiện truyền thông xã hội. Bạn có thể nói là: “Mạng xã hội luôn khiến tôi tò mò. Tôi cảm thấy thật là hấp dẫn khi mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể phá bỏ rào cản và trở nên gần gũi hơn. Tôi rất hay sử dụng các mạng xã hội như LinkedIn, Facebook, Twitter và Instagram. Tôi mong muốn là mình có thể bắt kịp xu hướng các về nền tảng và lĩnh truyền thông mới và thú vị.” Ngoài ra, việc liên hệ các hoạt động sử dụng mạng xã hội với chuyên môn công việc và những người có ảnh hưởng cùng công tác trong ngành nghề của bạn thì thậm chí còn tốt hơn.
3. Nói về những trải nghiệm tiêu cực
Tất cả chúng ta đều đã có những trải nghiệm xấu khi còn công tác ở các vị trí công việc trước đây. Một sai lầm lớn trong khi phỏng vấn là phàn nàn với người phụ trách tuyển dụng về điều đó.
Nếu bạn đã nhỡ phàn nàn rồi thì may mà vẫn còn có cách để cứu vớt tình hình. Hãy nói: “Xin lỗi. Tôi chỉ đang muốn nói là tôi cảm thấy rằng hiện mình đang chưa có cơ hội để thể hiện bản thân. Làm việc hiệu quả và trợ giúp được cho khách hàng là mục tiêu hàng đầu của tôi. Tuy nhiên, tôi không cảm thấy rằng hiện nay mình đang đạt được mục tiêu này. ”
Không ai muốn nghe bạn than vãn về những trải nghiệm làm việc tồi tệ của họ - đặc biệt là người phụ trách tuyển dụng. Việc nói với họ rằng mình không thích người sếp cũ hoặc sếp hiện tại sẽ khiến cho người phỏng vấn đánh giá rằng bạn không trung thành với công ty của mình. Đừng để điều này xảy ra. Nếu đã lỡ nói rồi thì hãy xin lỗi vì sai lầm của mình. Điều này cho thấy rằng bạn nhận ra sai lầm của mình và sẵn sàng sửa chữa.
4. Thiếu kế hoạch trong tương lai
Các sinh viên mới tốt nghiệp và những người mới được tuyển dụng thường có rất ít dự định về kế hoạch trong tương lai. Ngay cả những người đã đi làm lâu năm, dày dạn kinh nghiệm cũng thường không có một kế hoạch “chuẩn” để phát triển công việc của mình. Điều bạn cần làm là đừng có thể hiện điều này cho người ta biết. Việc nói với người phỏng vấn rằng bạn không có kế hoạch gì cũng giống như nói là "Tôi không quan tâm đến bản thân mình, vì vậy bạn đừng mong đợi rằng tôi quan tâm đến công ty của bạn." Có ai muốn tạo 1 ấn tượng như này không nhỉ?
Nếu bạn mắc lỗi phỏng vấn này và vô tình thể hiện rằng mình không có kế hoạch gì thì hãy chữa cháy bằng một lời giải thích đơn giản: “Trước khi thăng tiến trong sự nghiệp của mình thì tôi muốn học hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm quý báu khi làm việc với khách hàng. Việc học hỏi thêm kiến thức về lĩnh vực của mình sẽ giúp [tên của công ty] vượt lên trước đối thủ cạnh tranh”. Điều quan trọng là phải cho họ biết rằng bạn muốn thăng tiến trên con đường sự nghiệp nhưng bạn sẽ không định từ rời công ty họ (nếu được nhận vào) trong vòng vài năm tới.
5. Không thích sự thay đổi
Các doanh nghiệp đã học được một bài học đắt giá rằng họ cần phải đáp ứng được các mong muốn của nhân viên và cạnh tranh với các xu thế hiện tại. Vì thế nên họ muốn tuyển những ứng viên có cùng tư tưởng như này, có tính linh hoạt cao và có thể thích nghi với các sự thay đổi. Nếu bạn đã lỡ nói với họ rằng bạn không có khả năng thay đổi hay là thích nghi thì cũng đừng vội bỏ cuộc vì bạn vẫn còn có cơ hội để sửa sai. Hãy nói với họ rằng thay đổi không phải là một điều gì đó tốt hay là xấu, mà đó là điều mà tất cả chúng ta phải chấp nhận và học cách xử lý.
Có thể là bạn không thích sự thay đổi, nhưng bạn nên nói là mình “cởi mở với những điều chưa biết và có thể làm việc thoải mái với đồng nghiệp (những người chịu được sự thay đổi và môi trường có nhịp độ nhanh)”. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể theo kịp xu hướng và giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong một môi trường luôn thay đổi.
6. Không hài lòng với công việc đang ứng tuyển
Đôi khi chúng ta buộc phải ứng tuyển vào những vị trí công việc mà mình không thực sự thích thú. Nếu bạn đang đi phỏng vấn để ứng tuyển một công việc mà bạn biết rằng đây không phải là công việc mơ ước của mình thì cũng đừng có mà ám chỉ cho nhà tuyển dụng biết. Những người phụ trách tuyển dụng biết được là những vị trí công việc nào thường được gọi là “hố đen” ở công ty của họ. Rất có thể họ đã từng làm ở vị trí công việc đó và có thể đồng cảm với bạn
Mặc dù có thể là bạn không yêu thích công việc mà mình đang ứng tuyển nhưng bạn vẫn phải nói rằng bạn yêu thích công ty và giá trị của công ty. Hãy đưa ra một vài ví dụ cụ thể như là mức độ tương tác và dịch vụ của doanh nghiệp mà bạn ngưỡng mộ. Chỉ cần giải thích lý do tại sao bạn muốn công việc này, làm cho họ cảm thấy là bạn có thứ gì đó để cống hiến. Nhớ là phải đặt ra các ví dụ thực tế minh họa cho động lực của bản thân và cho họ biết bạn sẽ mang lại những lợi ích gì cho công ty.
7. Mắc lỗi trong bản Hồ sơ công việc
Những ứng viên khôn ngoan nhận ra rằng các bản Hồ sơ công việc được tùy chỉnh để phù hợp với từng vị trí sẽ giúp họ giành được nhiều cuộc phỏng vấn hơn so với một mẫu Hồ sơ công việc viết chung chung cho tất cả các vị trí. Rất có thể bạn đã mắc phải một sai lầm phổ biến này, đó gửi nhầm bản Hồ sơ công việc đến nhầm nhà tuyển dụng. Và người phụ trách tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn về các thông tin không liên quan trong bản Hồ sơ công việc bạn đã nộp. Nếu đã lỡ nói là "Tôi không biết tại sao lại có cái thông tin đó nữa." thì hãy giải thích thêm với họ. Hãy cứ thẳng thắn và nói rằng bạn đã chỉnh sửa Hồ sơ công việc của mình để cho phù hợp với từng vị trí tuyển dụng. Cụ thể là: "Tôi xin lỗi. Tôi đã chỉnh sửa từng bản Hồ sơ công việc của mình để giúp nhà tuyển dụng xác định rõ được kỹ năng của mình. Chắc là tôi đã có chút nhầm lẫn.”
Thứ nhất, việc giải thích rằng bạn có chỉnh sửa từng bản Hồ sơ công việc thể hiện rằng mình chú ý đến chi từng tiết, có tính linh hoạt và khả năng tạo ra những ý tưởng độc đáo. Thứ hai, việc thừa nhận sai lầm cho thấy bạn sẵn sàng nhận ra lỗi của mình và hành động để sửa chữa. Điều này cũng cho bạn cơ hội thể hiện các kỹ năng bổ sung - không liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển.
8. Nói rằng mình thích hình thức làm việc tại nhà
Trong thời đại hiện nay, các công ty ngày càng tuyển dụng nhiều các vị trí làm việc từ xa hơn trước. Mặc dù hình thức làm việc này có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng đừng có mà nói với người phỏng vấn rằng “Tôi thích làm việc tại nhà hơn” trừ khi thông tin tuyển dụng đề cập rằng vị trí ứng tuyển này cho phép làm việc từ xa.
Nếu lỡ nói rằng mình thích làm việc tại nhà hơn thì không có nghĩa rằng bạn đã mất cơ hội ứng tuyển. Hãy hỏi thêm rằng xem doanh nghiệp có cho phép ứng viên làm theo hình thức telecommute không. Nói là "Tôi chỉ tò mò thôi. Không biết là công ty mình có cho phép ứng viên làm việc từ xa không?”
Làm thế nào để tránh những lỗi phỏng vấn thường gặp
Việc “chữa cháy” các lỗi khi đi phỏng vấn không phải là một điều dễ dàng gì. Tốt hơn hết là bạn nên làm vậy ngay từ ban đầu. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng khả thi, nhưng nếu có thể chuẩn bị từ trước khi tham gia phỏng vấn sẽ giúp giảm lo lắng, giải quyết các vấn đề tiềm ẩn và làm cho cuộc phỏng vấn suôn sẻ hơn.
Bạn có thể tập dượt các kỹ thuật phỏng vấn từ trước với bạn bè và đồng nghiệp. Ngoài ra, hãy truy cập các blog nghề nghiệp để tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất mà người phụ trách tuyển dụng thường hỏi. Sau đó thì cứ luyện tập cho đến khi đi ngủ mà bạn vẫn có thể trả lời trôi chảy các câu hỏi đó.
Quang Vinh - Theo TopResume
Xem thêm:
- 5 cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự tin trong một buổi phỏng vấn
- Những câu hỏi phỏng vấn không bao giờ lỗi thời
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 71
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 62
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 157
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công