Cách giúp bạn thể hiện kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn
Đừng chỉ mô tả hời hợt các kỹ năng mềm của bản thân. Thay vào đó, hãy thể hiện những kỹ năng này theo cách thật nổi bật trong buổi phỏng vấn tiếp theo. Nếu biết cách mô tả bản thân khi đi phỏng vấn, bạn có thể tạo ra 1 sự khác biệt rất lớn!
Khi ứng tuyển, chúng ta thường tập trung vào các điểm mạnh nhất của mình và cố gắng thể hiện cho các nhà tuyển dụng tiềm năng biết. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ tập trung thể hiện lĩnh vực chuyên môn và các kỹ năng đặc biệt mà các công ty yêu cầu trong bản mô tả công việc. Bởi lẽ, họ không biết điều này: hầu hết mọi người nộp đơn ứng tuyển đều có những phẩm chất và chuyên môn tương tự nhau. Nếu vậy thì điều gì khiến bạn khác biệt so với các ứng viên khác chứ?
Kỹ năng mềm là những điểm cộng khi đánh giá các ứng viên. Đây là những kỹ năng mà tất cả mọi người đều phải có, bất kể ngành nghề hay địa vị là gì đi chăng nữa. Những kỹ năng này thể hiện khả năng làm việc với người khác của bạn, cụ thể là liệu bạn có thể giao tiếp hiệu quả với khách hàng và đồng nghiệp hay là bạn có hoàn thành được nhiều công việc hay không. Kỹ năng cứng thể hiện chuyên môn nghề nghiệp, trong khi kỹ năng mềm xác định khả năng làm việc tổng thể của bạn.
Tuy nhiên, các ứng viên thường tránh các câu hỏi phỏng vấn kỹ năng mềm mà càng ngày càng tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng cứng và chú trọng thể hiện rằng liệu mình có thể mang lại nhiều doanh thu hơn cho công ty hay không. Thế nhưng, các nhà quản lý tuyển dụng lại muốn tìm hiểu về các kỹ năng mềm.
Những kỹ năng mềm tốt nhất
Việc thể hiện các kỹ năng mềm để cho thấy khả năng làm việc của bản thân và việc đưa ra một loạt các từ khóa trong câu là 2 điều hoàn toàn khác nhau đấy nhé!
Đầu tiên, kỹ năng mềm thể hiện ở việc biết cách mô tả bản thân khi đi phỏng vấn. Hãy chọn kỹ các kỹ năng hàng đầu của mình. Đặc biệt chú ý đến các kỹ năng “con người”. Làm việc hiệu quả với đồng nghiệp là kỹ năng mềm quan trọng nhất mà ai cũng có thể có.
Một số nhà tuyển dụng đưa ra các yêu cầu cụ thể để giúp ứng viên xác định các kỹ năng mềm tốt nhất của mình. Bạn có thể sẽ thấy họ liệt kê các kỹ năng đó trong mô tả công việc, bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kỹ năng mềm mà ứng viên thể hiện khi đi phỏng vấn mà không cần phải ghi cụ thể các kỹ năng đó ra trong tin tuyển dụng.
Dưới đây là một số kỹ năng mềm phù hợp với mọi công việc:
-
Kỹ năng Giao tiếp
Có 3 loại giao tiếp: lời nói, chữ viết và ngôn ngữ cơ thể. Hãy học cách giao tiếp hiệu quả bằng một hoặc các hình thức này. Nếu có nhu cầu, bạn có thể học các bài học về giao tiếp trong kinh doanh và giao tiếp cá nhân trên trang Allison.
-
Khả năng thích nghi
Khả năng thích nghi không đơn thuần chỉ là việc bạn có thể “gió chiều nào xuôi theo chiều đấy” hoặc học cách làm việc trong một môi trường luôn thay đổi. Khả năng này đòi hỏi bạn phải suy nghĩ thấu đáo và đưa ra nhiều ý tưởng đổi mới, sáng tạo. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người dày dạn kinh nghiệm hơn.
-
Khả năng Giải quyết vấn đề
Bạn có suy nghĩ logic hoặc thích giải các câu đố ô chữ không? Để làm được điều này, bạn cần một trí óc kiên nhẫn và bền bỉ. Quan trọng nhất là các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những người có khả năng giải quyết vấn đề để có thể tối ưu hóa các dịch vụ kinh doanh của họ. Để thể hiện khả năng này, chỉ cần chuẩn bị để cho họ thấy cách bạn đã giải quyết một vấn đề ra sao. Hãy nói một vài ví dụ minh hoa khi đi phỏng vấn.
-
Kỹ năng tư duy phản biện
Chỉ học cách để hoàn thành tốt một công việc thôi là chưa đủ. Các doanh nghiệp coi những ý tưởng và các ý kiến tham mưu tốt mới là chìa khóa để ngăn chặn sự trì trệ trong kinh doanh. Vì thế, hãy chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có nhiều kỹ năng tư duy phản biện. Thay vì chỉ nói về kết quả, hãy nêu ra cách bạn đã phát triển một ý tưởng ra sao hoặc phân tích các thông tin như thế nào.
Hãy nêu ra các bằng chứng chứ đừng nói suông
Biết lựa chọn kỹ năng nào cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy và biết cách mô tả bản thân khi đi phỏng vấn chỉ là một phần của công việc thôi. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao nếu bạn sẵn sàng nói với họ về những đặc điểm của bản thân. Họ cũng muốn có bằng chứng là bạn đang nói sự thật. Vì thế, hãy vừa nêu ra các kỹ năng của mình và vừa nêu ra các bằng chứng rằng bạn có sở hữu các kỹ năng đó. Đây là lúc để thể hiện các kỹ năng của bản thân và cho họ thấy rằng bạn khác biệt so với những ứng viên khác.
Hãy xem qua danh sách các kỹ năng mềm của mình đi. Đồng thời đối chiếu những kỹ năng đó với kinh nghiệm, các dự án, thành tích và những đóng góp đáng chú ý trong hồ sơ công việc (hoặc CV). Lấy một ví dụ rõ nhất đối với từng kỹ năng mềm mà bạn muốn thể hiện. Khi phỏng vấn, hãy minh họa từng ví dụ, chú ý đến việc từng kỹ năng đóng vai trò như thế nào đối với thành tích của mình. Ví dụ: bạn có thể mô tả cách bạn sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp khi giải quyết vấn đề cho khách hàng. Cụ thể hơn, hãy kể cho nhà tuyển dụng rằng bạn đã làm việc với khách hàng như thế nào để phân tích tình hình và đã làm những gì để giúp họ.
Giải thích lý do
Cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có các kỹ năng mềm là một điều rất tốt. Tuy nhiên, bạn vẫn phải liên hệ các kỹ năng này với thực tế. Chỉ vì bạn nghĩ rằng các kỹ năng mềm này của bạn là quan trọng không có nghĩa là doanh nghiệp cần hoặc muốn những kỹ năng đó.
Hãy chứng minh rằng các kỹ năng mềm của bạn là quan trọng đối với công ty và chỉ ra cách bạn có thể giúp nâng cao khả năng kinh doanh. Cách đơn giản nhất để đối chiếu các kỹ năng của bản thân với mục đích của công ty là nghiên cứu. Bạn cần phải tìm hiểu những gì công ty làm, sứ mệnh và giá trị của công ty, cách họ cung cấp dịch vụ và liệu kỹ năng của bạn có phù hợp không.
Bạn có thể kẻ 2 cột trên 1 tờ giấy. Cột bên phải sẽ liệt kê từng giá trị và phương pháp kinh doanh của công ty; còn ở cột bên trái, hãy chọn một kỹ năng mềm liên quan. Sau đó, lấy 1 tờ giấy khác ra và viết 1-2 câu cho thấy rằng kỹ năng mềm của bạn bổ sung hoặc cải thiện những gì dựa trên các giá trị và phương pháp đó được ghi ra ở tờ giấy ban đầu.
Học các kỹ năng mềm
Nếu bạn không có 1 kỹ năng mềm cần thiết nào được nêu ở trên thì sao? Nếu thực sự như vầy thì cũng đừng lo lắng quá vì bạn có thể học được các kỹ năng này. Thậm chí là cải thiện hoặc học hỏi các kỹ năng mềm mới. Dưới đây là một số cách giúp bạn học các kỹ năng mềm mới:
-
Các khóa học trực tuyến
Học kỹ năng mềm online là một trong những phương pháp dễ dàng, tiện lợi nhất. Hầu hết các khóa học đều theo hình thức video bài giảng, tài liệu nghiên cứu và các công cụ đánh giá. Trong khi trang Allison cung cấp các khóa học phát triển cá nhân được thiết kế để cải thiện các sáng kiến tiếp thị nghề nghiệp thì trang SkillKey.com chỉ giảng dạy về các chủ đề giúp thăng tiến trong sự nghiệp.
-
Bài giảng và hội thảo
Các trường đại học và các trung tâm đào tạo nghề cũng có các khóa học kết hợp các kỹ năng cứng với các kỹ năng mềm linh hoạt như là kỹ năng viết, nói trước đám đông và kỹ năng lãnh đạo. Các lớp học như này tập trung giảng dạy về một loạt các kỹ năng kinh doanh.
-
Học việc
Hình thức học việc đã không còn phổ biến từ lâu đối với nhiều ngành nghề cụ thể. Thế nhưng nếu bạn có thể nhận được lời khuyên và hướng dẫn từ một người cố vấn trong lĩnh vực của mình thì bạn sẽ có cơ hội nâng cao các kỹ năng của mình. Hãy học hỏi từ những người cố vấn có tâm và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trở lên. Cụ thể, các chuyên gia nhân sự hoặc những người có kinh nghiệm quản lý có thể đưa ra đánh giá chi tiết hơn để trợ giúp bạn trong quá trình tuyển dụng.
Quang Vinh - Theo TopResume
Xem thêm:
- 5 cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự tin trong một buổi phỏng vấn
- 5 cách giúp bạn đánh giá văn hóa doanh nghiệp ngay trong buổi phỏng vấn
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 15
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 154
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 269
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 247
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công