Cách gửi email và viết CV xin việc dành cho Sinh viên - Phần 2
Trong phần trước, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về email, các công cụ tuyển dụng, một vài lỗi khi gửi email và 3 bộ phận thiết yếu của email. Để tiếp nối bài trên, hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu và phân tích từng thành phần trong cấu trúc của một email xin việc cơ bản trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tiêu đề
Hãy nhớ rằng luôn phải đặt tiêu đề email để người nhận có thể biết ngay chủ đề, mục đích của email là gì? Một vài tổ chức, doanh nghiệp sẽ quy định sẵn về tiêu đề email trong bản tuyển dụng nhưng trong trường hợp không quy định. Bạn có thể đặt tiêu đề email ở dạng Vị trí ứng tuyển - Họ tên hay Tên công ty - Vị trí ứng tuyển - Họ tên.
2. Nội dung
- Chào hỏi: Yếu tố cơ bản, đầu tiên để mở đầu một cuộc giao tiếp nói chung, và một email nói riêng. “Dear Anh/chị + Tên nhà tuyển dụng” hoặc “Gửi Anh/chị + Tên nhà tuyển dụng” hay “Kính gửi Anh/chị + Tên nhà tuyển dụng” là những lời chào hỏi cơ bản mà bạn có thể tham khảo.
- Giới thiệu: Sau lời chào hỏi, hãy giới thiệu sơ qua về bản thân, bao gồm tên (Họ tên), nơi bạn nhìn thấy tin tuyển dụng và mục đích bạn gửi mail cùng CV. Đồng thời hãy thể hiện niềm khao khát, mong muốn của bạn như thế nào đối với vị trí, công việc đó và một vài lời cam kết nếu muốn (Optional).
- Cảm ơn và lời chúc: Kết thúc phần nội dung email với một vài lời cảm ơn, lời chúc tới nhà tuyển dụng và công ty để thể hiện sự thân thiện và chu đáo của “ứng viên”.
3. Chữ ký
Chữ ký là phần cuối cùng của một email, bao gồm thông tin liên lạc, số điện thoại. Phần lớn các bạn sinh viên đều bỏ quên phần này. Họ thường cho rằng Nhà tuyển dụng biết hết thông tin của mình, một số khác lại cho rằng họ đã để rõ thông tin trong CV, Đơn xin việc nên không để lại bất cứ phương thức liên lạc nào.
Một chữ ký cơ bản bao gồm:
- Kính ngữ: Trân trọng, Thân ái, Thanks and Best Regards...
- Tên: Họ tên, Tên họ, Tên hiển thị của gmail…
- Số điện thoại, Email.
- Một vài yếu tố không bắt buộc khác: Skype, Zalo, Mạng xã hội, Email…
Một mẫu email đơn giản bạn có thể tham khảo
Trên đây là ví dụ đơn giản nhất về một email xin việc thông thường, bao gồm 3 phần chính: Tiêu đề, Nội dung, Chữ ký. Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ cấu trúc trên, hãy lưu ý đến việc trình bày email sao cho dễ nhìn, dễ đọc. Sử dụng in đậm, in nghiêng đúng lúc, đúng chỗ.
Một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý
1. Địa chỉ email
Để bắt đầu một cuộc giao tiếp đúng nghĩa thì trước hết bạn phải chuẩn bị cho mình một địa chỉ email lịch sự và chuyên nghiệp. Ít nhất phải có tên của bạn và đặc biệt không được có những ký tự đáng yêu, dễ thương như: “baby”, “cute”, “benho”... Nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc đặt địa chỉ email, bạn có thể tham khảo những định dạng email cơ bản bao gồm tên, họ, năm sinh hay tên, họ, ngày tháng sinh…
2. Tên hiển thị email
Và đi cùng với địa chỉ email là tên hiển thị, phải viết hoa tên riêng, phải có tên kèm họ hoặc tên mình kèm tên tiếng anh. Hiện nay, email đã cho phép người dùng cài đặt tên hiển thị khi gửi mail riêng biệt so với tên tài khoản Google. Vậy nên, nếu bạn e ngại phải đổi tên tài khoản Google thì đã có giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng này. Đồng thời, hãy để một ảnh đại diện thật chỉn chu thay vì hoa lá cành, hoạt hình, anime…
3. Sử dụng “Enter” một cách thông minh
Bên cạnh việc tạo cho mình một địa chỉ email, một tên hiển thị email chuyên nghiệp và tuân thủ đúng cấu trúc của một email cơ bản. Bạn cũng cần chú ý đến việc xuống dòng một cách hợp lý. Tránh việc chỉ viết email trong một đoạn văn, vừa khó đọc, vừa thể hiện bạn là một người thiếu kỹ năng trình bày văn bản.
Vậy nên, sau khi xác định rõ từng phần, từng ý của “đơn xin việc”, hãy sử dụng “Enter” một cách thông minh. Thường thì một lệnh “Enter” thôi là chưa đủ, khi chỉ ấn phím “Enter” một lần trong gmail, các đoạn văn vẫn bị dính liền với nhau. Vì vậy, để ngăn cách các đoạn, hãy ấn phím “Enter” hai lần nhé. Đặc biệt, nên sử dụng lệnh này để 3 phần: Chào hỏi, Nội dung và Chữ ký được phân biệt một cách cụ thể, rõ ràng.
Tạm kết
Hy vọng với bài viết trên, Hướng nghiệp GPO đã mang lại những thông tin hữu ích, có thể giúp bạn định hướng được cách gửi email đúng cách, tránh được những lỗi không đáng có và tạo được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng. Hãy theo dõi để đón chờ Phần tiếp theo - Cách viết CV của chuyên mục này nhé, chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng.
Phần trước: Cách gửi email và viết CV xin việc dành cho Sinh viên - Phần 1
Phần tiếp theo: Cách gửi email và viết CV xin việc dành cho Sinh viên - Phần 3
Thùy Leah
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 50
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 62
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 157
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 269
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công