[CG - Đoàn Tuấn Hải] Nghề quản lý bất động sản (quản lý tòa nhà)
Ông Đoàn Tuấn Hải – Từng giữ các chức vụ giám đốc điều hành tại các dự án của Savills, Gamuda Land LLC, Phó Tổng Giám đốc kiêm GĐ Quản lý tòa nhà Capital Tower, Phó TGĐ quản lý tài sản & vận hành của Milton Holding, Phó TGĐ Công ty CP D’HOME – Tập đoàn Tân Hoàng Minh, người đã có 25 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giới thiệu và chia sẻ những điều cần biết về vị trí Quản lý Bất động sản (Quản lý toà nhà & khu cư dân).
Chân dung về nghề
Quản lý bất động sản là những công việc quản lý liên quan đến những hoạt động và các dịch vụ được cung cấp cho các bất động sản (văn phòng, chung cư, TTTM) và khách hàng, cư dân làm việc hoặc sinh sống tại đó. Các công việc này bao gồm việc tổ chức thực hiện một loạt các dịch vụ có liên quan tới một số hoặc toàn bộ các hoạt động như: Đảm bảo an ninh, trông giữ tài sản và phương tiện đi lại, làm sạch, thu gom rác thải, chăm sóc cảnh quan; vận hành, duy tu và ngăn ngừa sự cố của toàn bộ hệ thống kỹ thuật tòa nhà: Máy bơm, máy phát điện, thang máy, hồ bơi, hệ thống PCCC (phòng cháy chữa cháy), hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh v.v; Các công tác chăm sóc khách hàng, đối nội, đối ngoại, nhân sự, giám sát hoạt động và tài chính để hoạt động. Để tổ chức các hoạt động trên cần có một ngân sách nhất định, mà ngân sách đó phải do người sử dụng (cư dân) đóng góp dưới hình thức phí quản lý (phí dịch vụ). Các công việc liên quan đến quản lý BĐS thông thường được thực hiện bởi các công ty cung cấp các dịch vụ quản lý chuyên nghiệp và được đặt dưới sự giám sát của Ban Quản Trị Tòa nhà do cư dân lập ra
>>Mô tả công việc Quản lý tòa nhà
Tầm quan trọng của vị trí quản lý bất động sản (quản lý toà nhà)
Việc quản lý tốt bất động sản là rất cần thiết và quan trọng cho mỗi sản phẩm bất động sản (tòa nhà, văn phòng hay chung cư). Nó không những đảm bảo cho các tiện ích, cơ sở hạ tầng,... luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt, các dịch vụ được tối ưu hóa, tạo nên một môi trường sống lý tưởng, bền vững và hợp lý trong khoảng ngân sách có hạn mà còn góp phần làm gia tăng giá trị của bất động sản cho các cư dân đang sống tại đó.
Người Quản lý Bất động sản có vai trò rất quan trọng, luôn đảm bảo giữ được hình ảnh và chất lượng dịch vụ của công ty; Đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động vận hành của dự án bất động sản, tăng giá trị của bất động sản cũng như tối đa hóa lợi nhuận cho công ty
Các yêu cầu đặc biệt về trình độ và kỹ năng mềm
Hiện nghề quản lý tòa nhà dù đã có những trường lớp, ngành đào tạo nhưng chưa sát với thực tế hay bắt kịp nhu cầu của thực tế thị trường. Quá trình học và đào tạo quản lý nhà hiện chủ yếu học sơ bộ về cấu trúc, các trang thiết bị của tòa nhà và kiến thức cơ bản về ngành quản lý, kèm theo việc nắm bắt các văn bản pháp luật liên quan. Thực tế, quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tế xử lý các tình huống trong vận hành, liên quan đến chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự/hệ thống kỹ thuật, quản lý tốt các chi phí vận hành. Các công ty tuyển dụng dù chú trọng bằng cấp nhưng vẫn luôn lưu tâm đến việc ưu tiên khả năng kinh nghiệm thực tế của ứng viên về quản lý vận hành, cùng với các kỹ năng đàm phán thương thuyết, xử dụng máy tính, phần mềm văn phòng & vẽ kỹ thuật Autocad, khả năng giao tiếp tiếng Anh...
Yêu cầu về ngoại ngữ:
Ngoại ngữ: Trình độ Tiếng Anh tốt (Tối thiểu IELTS 5.5-6.5). Trình độ Ngoại Ngữ tốt giúp xử lý công việc và làm việc với các khách hàng nước ngoài một cách chuyên nghiệp hơn.
Môi trường làm việc của vị trí:
Quản lý Bất động sản thường làm trong các Ban quản lý Tòa nhà; khu đô thị; khu trung tâm thương mại - đây là những môi trường năng động với dịch vụ chăm sóc khách hàng, quản lý và cung cấp dịch vụ tới cư dân và khách thuê.
Quản lý Bất động sản cần phối hợp chặt chẽ với các tổ kỹ thuật như điện nước, PCCC, công an và phường/quận... để khi có sự cố kịp thời sửa chữa. Nếu không hiểu biết kĩ càng, nhiều khi sẽ lóng ngóng trong việc giải quyết sự cố xảy ra đột xuất trong tòa nhà.
Thách thức trong nghề Quản lý Bất động sản ?
Xã hội không ngừng phát triển cùng với đó thì đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao và có đôi lúc chủ đầu tư chưa đáp ứng kịp thời. Lúc này, Người quản lý bất động sản là người đứng mũi chịu sào, trước những cơn giận của khách hàng. Quản lý bất động sản là nghề dịch vụ, vừa làm chủ nhưng đồng thời cũng là người phục vụ, bởi vậy nên đã làm nghề này thì lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi cần thiết, và luôn có giải pháp linh hoạt, phù hợp. Công việc của người quản lý bất động sản có thể phát sinh vào mọi thời điểm, có thể là khi gà gáy, đêm khuya nên điện thoại của người làm trong nghề quản lý bất động sản luôn luôn phải trong tình trạng thông suốt để có thể phối hợp, liên hệ, giải quyết nhanh chóng các trường hợp khẩn cấp khi cần thiết.
Luôn đảm bảo kiểm tra giám sát nhằm duy trì hình ảnh chất lượng dịch vụ, vệ sinh, cảnh quan…
Luôn đảm bảo kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo an toàn vận hành, hiệu quả và tiết kiệm của toàn bộ các hệ thống vận hành, đặc biệt là các hệ thống PCCC, thang máy, xử lý nước thải…
Theo Ông Đoàn Tuấn Hải, để vượt qua những trở ngại trong nghề, có những lưu ý sau:
Với khách hàng: Luôn lắng nghe, thấu hiểu và giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng. Định kỳ khảo sát lấy ý kiến của khách hàng nhằm tìm hiểu rõ tâm tư, những khó khăn, khúc mắc của họ. Người làm nghề phải nắm vững các quy trình, hiểu biết tường tận sản phẩm của mình, kết hợp với nhân viên cấp dưới để có hướng xử lý các khiếu nại nhằm tối ưu hoá sự hài lòng của khách hàng.
Vận hành: Chi tiết hóa việc kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống cũng như con người vận hành, nhằm đảm bảo hoạt động xuyên suốt, hiệu quả. Có các biện pháp, kế hoạch phòng ngừa nhằm đảm bảo dịch vụ cung cấp ổn định và chất lượng tốt nhất. Tư vấn chủ đầu tư trong các kế hoạch định kỳ, dài hạn nhằm giúp tiết kiệm chi phí và kịp thời phục vụ khách hàng khi có yêu cầu.
Thu nhập và đãi ngộ của vị trí:
Tùy vào chính sách công ty, lương của Quản lý Bất động sản tại thị trường Việt Nam dao động trong khoảng từ 25.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Xu hướng, nhu cầu về nghề quản lý bất động sản hiện nay và dự đoán tương lai:
Nghề quản lý bất động sản đã có mặt ở trên thế giới rất lâu, tuy nhiên chỉ vài thập niên trở lại đây, khi tốc độ hoá đô thị diễn ra mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện ồ ạt của các dự án bất động sản có quy mô lớn như cao ốc văn phòng, chung cư, căn hộ, khu nghỉ dưỡng thì nghề quản lý bất động sản mới xuất hiện ở Việt Nam.
Là một ngành nghề trẻ nhưng sức bật của ngành Quản lý bất động sản tại Việt Nam trong những năm gần đây rất đáng ghi nhận. Thực tế cho thấy, tiềm năng của ngành Quản lý bất động sản ở Việt Nam là rất lớn. Tốc độ tăng trưởng của thị trường nhà ở chưa bao giờ hạ nhiệt, cùng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng khiến các chủ đầu tư chú trọng đến công tác quản lý, vận hành dự án của mình hơn, chứ không đơn thuần chỉ tập trung vào phát triển và kinh doanh như trước đây.
Cơ hội và lộ trình thăng tiến trong nghề:
Người làm trong nghề quản lý bất động sản thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, các cơ quan chức năng, đối tác, nhân viên của đơn vị mình... Việc thường xuyên gặp gỡ sẽ giúp cho người làm nghề quản lý bất động sản phát triển bản thân, trau dồi công việc và nắm bắt được nhiều kinh nghiệm; được tham gia các khóa đào tạo trong nước như: Quản lý tòa nhà, quản trị nguồn nhân lực... Để nắm bắt tốt các cơ hội trong nghề, người quản lý bất động sản cần chịu khó ghi chép, học hỏi; kiểm tra, giám sát; phối hợp xử lý công việc cũng như kết hợp các cá nhân, các bộ phận trong hoạt động vận hành... giúp cho hoạt động của tập thể công ty được hiệu quả; Chủ động học tập trên các trang mạng, nhóm thông tin cộng đồng, cập nhật các văn bản phát luật liên quan đến quản lý vận hành bất động sản…
Đối với các bạn mới tốt nghiệp, có thể bắt đầu học hỏi qua các vị trí như chăm sóc khách hàng, lễ tân... Cùng với thời gian làm việc & kinh nghiệm tích lũy được các bạn có thể tiếp tục ở vị trí giám sát, trợ lý Giám đốc quản lý tòa nhà, để đạt được những bước tiến mới.
Để bước lên được nâc thang mới trong sự nghiệp thì người lao động cần phải luôn đảm bảo hoạt động của công ty được vận hành an toàn và hiệu quả, có các cải tiến đóng góp cho công ty giúp tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo chât lượng dịch vụ tốt. Sự thay đổi ngạch thường được đánh giá qua thang điểm đối với các tiêu chí về kinh nghiệm, kỹ năng và ngoài ra còn dựa trên đánh giá định kỳ về năng lực thực hiện công việc.
Lời khuyên của chuyên gia trong nghề
Hãy tự tin rằng mọi nỗ lực, cố gắng học hỏi trau dồi kinh nghiệm đều sẽ được đền bù xứng đáng. Ngành nghề quản lý bất động sản là ngành nghề có mức độ phát triển năng động. Vì vậy, khi các bạn trang bị hành trang tốt, chắc chắn các bạn sẽ thành công trên con đường sự nghiệp!
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 25
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 84
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công