[CG-Nguyễn Vinh Hiển] Tâm tư về chuyện phát triển năng lực người học
Nói chuyện với các nhà giáo, nhà khoa học, các quan khách quốc tế tới Việt Nam tham dự Hội thảo quốc tế “Phát triển năng lực người học trong bối cảnh hiện tại”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển đã có lời chia sẻ về những điều cần đổi mới để phát triển năng lực người học trong giai đoạn hiện nay.
Tư duy và nhận thức phải nghĩ khác
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, muốn đổi mới giáo dục trong đó để phát triển năng lực người học thì lâu nay cái khó nhất để thay đổi nhận thức là giải đáp được câu hỏi tại sao phải đổi mới, và đổi mới phải tiếp cận như thế nào?
Chúng ta lâu nay có thói quen cái gì yếu kém thì phải sửa, chính thói quen này gây nên khó giải quyết vấn đề về sau. Ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, khi giải quyết một việc gì cũng phải nhìn nó trong một bối cảnh mới, nếu chỉ giải quyết được việc trước mắt thì sẽ gặp ngay một rào cản khác.
Do đó, yêu cầu đổi mới đầu tiên trước khi nói tới khắc phục những hạn chế yếu kém là phải tính tới cơ hội, yêu cầu và thách thức mới.
“Thực ra những yếu kém hiện tại đã xuất phát từ trước đó, mà tới bây giờ hoàn cảnh đã thay đổi, nếu chúng ta chỉ nhằm giải quyết yếu kém hiện tại thì chỉ là giải quyết cái quá khứ. Vấn đề này phải thay đổi đầu tiên” ông Hiển nói.
Đổi mới tiếp theo là tiếp cận mục tiêu giáo dục, cái quan trọng nhất là đổi mới từ truyền thụ kiến thức sang tiếp cận năng lực người học. Cũng có ý kiến, chương trình cũ cũng đã góp phần phát triển năng lực người học, vì không phát triển năng lực thì tại sao lại có một đội ngũ hùng hậu như hiện tại?
“Chúng ta đang nói tới giáo dục toàn diện, trong giáo dục phổ thông có tên gọi là Đức, Trí, Thể, Mĩ, mỗi con người không ai giống ai, do đó phát triển năng lực riêng của từng người, điều này còn ít được chú ý” - ông Nguyễn Vinh Hiển cho biết. (Ảnh minh họa của Xuân Trung)
Ông Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, thực ra không phải thay đổi mục tiêu giáo dục, nếu trước đây nghĩ đơn giản cứ có kiến thức thì có năng lực, nên tập trung nhiều vào truyền thụ kiến thức, truyền được nhiều kiến thức tốt nhất chỉ là đọc cho trò chép. Bây giờ nhận thấy, năng lực không phải chỉ có kiến thức, kiến thức đồng ý là cơ bản nhưng ngoài ra còn nhiều yếu tố khác.
Một nhóm yếu tố đó tạm được gọi như ông Hiển nói là “giá trị con người, niềm tin, đạo đức, động cơ, hứng thú…”.
Năng lực để giái quyết vấn đề trong một hoàn cảnh cụ thể để thành công thì phải có quá trình hình thành, quá trình vận dụng kiến thức, tập luyện, cũng phải có con đường để hình thành ra năng lực. Từ kiến thức, từ kĩ năng và từ giá trị bản thân.
“Chúng ta đang nói tới giáo dục toàn diện, trong giáo dục phổ thông có tên gọi là Đức, Trí, Thể, Mĩ, mỗi con người không ai giống ai, do đó phát triển năng lực riêng của từng người, điều này còn ít được chú ý” ông Hiển cho biết.
Từ mục tiêu phát triển năng lực người học phải được quán triệt vào toàn bộ các thành tố của chương trình, của quá trình giáo dục. Nếu hiểu thay đổi chương trình và nội dung giáo dục thì nên hiểu chương trình là mục tiêu giáo dục, mục tiêu đó được định ra yêu cầu cần đạt của người học, cấp học.
Tiếp theo là quán triệt tới cơ cấu và nội dung giáo dục (chọn gì để dạy), nhưng cơ cấu như thế nào?
Theo ông Hiển, chúng ta vẫn hay nói nội dung giáo dục kiến thức cơ bản liên hệ với thực tiễn, đảm bảo tính hiện đại, điều này nói nhiều nhưng chưa làm được. Lí do, ông Hiển nhận định có thể do nhận thức, vì muốn truyền đạt được nhiều nội dung nhưng lại không chọn được nội dung cơ bản.
Chúng ta cũng ít chú trọng quá trình sư phạm để chuyển nội dung khoa học sang nội dung dạy học, do đó không làm được nội dung giáo dục để đáp ứng yêu cầu mục tiêu.
Trước đó có nhiều nhà khoa học mong muốn tham gia để xây dựng chương trình, ông Nguyễn Vinh Hiển thì cho rằng, các nhà khoa học thuần túy không thể xây dựng được chương trình, không thể viết được sách giáo khoa. Các nhà sư phạm không giỏi về khoa học sư phạm, không giỏi về nội dung mình định dạng thì cũng không viết được chương trình, sách giáo khoa.
Do đó, người làm chương trình, viết sách giáo khoa phải là người 2 trong 1, vừa giỏi về khoa học vừa giỏi về sư phạm.
Không nhầm lẫn giữa kĩ thuật và phương pháp dạy học
Nói thêm về nội dung giáo dục, ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng lâu nay chúng ta thiết kế các hoạt động đều thành môn học, nếu cứ coi giáo dục thể chất là môn thể thao, giáo dục công dân là giáo dục đạo đức thì chưa hẳn đã phải.
Ông Hiển cho biết, mỗi một lĩnh vực được gọi là Đức, Trí, Thể, Mĩ còn bao gồm nhiều môn học, nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có những môn học, những hoạt động chủ yếu, và nó phải được thiết kế phù hợp với tính chất, phù hợp với mục tiêu của lĩnh vực giáo dục đó.
Liên quan tới vấn đề này là hình thức và phương pháp giáo dục, hiện chúng ta coi trọng giáo dục kiến thức nên ngồi trong phòng là dạy được nhiều, ít kết hợp với các hoạt động khác, vẫn nói giáo dục kết hợp với gia đình và nhà trường nhưng thực tế đều quy về cho nhà trường.
Do đó, học sinh ít được trải nghiệm, bởi nhiều thứ không thể thầy dạy được mà chỉ có thể trải nghiệm.
Ông Hiển lấy ví dụ, không ai có thể dạy được chuyện bắt mạch, kê đơn, mà phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm. Liên quan tới đó là các phương pháp dạy học, chúng ta vẫn nói dạy phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học, hiện có nhiều phương pháp và giáo viên đang kêu trong quá trình tập huấn. Điều này các nhà sư phạm cũng phải tính đến.
Nhưng theo quan điểm riêng của ông Nguyễn Vinh Hiển, nên chia ra các phương pháp như lâu nay vẫn triển khai như “Bể cá”, “Khăn trải bàn”, những phương pháp đó chỉ là kĩ thuật dạy học, còn dạy theo mô hình VNEN, theo mô hình dự án, theo mô hình nghiên cứu khoa học, theo mô hình hợp đồng, theo mô hình giải quyết vấn đề – đó mới gọi là phương pháp.
“Muốn tập huấn được giáo viên thì tất cả phương pháp đó phải có cái gì chung, lâu nay chúng ta chỉ chú ý tới cái chung là tính chất, ý nghĩa, muốn cho giáo viên làm quen được thì phải thiết kế thành quy trình, có quy trình mới dễ tập huấn” lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Ông Hiển còn cho biết thêm, trong vấn đề phát triển năng lực người học có yếu tố kiểm tra,đánh giá. Lâu nay chúng ta làm theo cách chờ có kết quả mới kiểm tra kết quả học tập như thế nào, đó là một điều hạn chế.
Kiểm tra, nhưng chủ yếu vẫn kiểm tra kiến thức học thuộc được bao nhiêu, trong khi chúng ta vẫn nói tiếp cận mục tiêu và phát triển năng lực, phẩm chất người học thì rõ ràng phải thay đổi.
“Kiểm tra, đánh giá xem năng lực, phẩm chất thay đổi như thế nào. Muốn kiểm tra phải đưa học sinh vào trong những tình huống cụ thể, tình huống đó có thể là thật, có thể là giả định. Chính quá trình kiểm tra, đánh giá phải làm ra chất lượng (đánh giá vì sự học), động lực bên trong để làm cho các em học thành công, thành công là thích học, giúp cho học sinh từng bước vượt qua khó khăn” ông Hiển cho hay.
Ngoài ra, kiểm tra đánh giá cũng được xem là một quá trình học, phải biết giúp cho học sinh thấy được tại sao học như vậy sẽ thành công.
Những tâm tư của ông Nguyễn Vinh Hiển- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục được giới thiệu ở bài sau khi ông bộc bạch về điều cần thiết phải đổi mới là xây dựng hệ thống giáo dục mở, xã hội học tập và học tập suốt đời.
Theo Giáo Dục.
Bài viết khác
Những câu hỏi giúp bạn hiểu văn hóa công ty ứng tuyển
Ngày đăng: 28/01/2021 - Lượt xem: 5
Có rất nhiều câu hỏi bạn có thể hỏi khi phỏng vấn để thử xem một công ty có phù hợp với bạn hay không. Tất nhiên bạn sẽ có thể không sử dụng hết những câu hỏi này do thời gian phỏng vấn có hạn, hãy chọn câu nào quan trọng nhất.
Xem thêm [+]Không bằng cấp bạn cần làm gì?
Ngày đăng: 28/01/2021 - Lượt xem: 6
Vài cách dưới đây giúp bạn làm sắc bén kỹ năng, đánh bóng hồ sơ cá nhân và tạo ấn tượng tốt với người phù hợp để sớm trở thành một chuyên viên kỹ thuật giỏi như mong muốn.
Xem thêm [+]Bí quyết giúp bạn sống sót qua giai đoạn thử việc
Ngày đăng: 28/01/2021 - Lượt xem: 1
Dưới áp lực này, bạn có thể cảm thấy rất căng thẳng và dễ mắc sai lầm. Để “sống sót” qua giai đoạn thử thách khó khăn này, bạn có thể thực hiện một số bí quyết sau:
Xem thêm [+]Sư phạm Công nghệ - Ngành học đầy hứa hẹn của nền giáo dục Việt Nam hiện đại( hướng nghiệp)
Ngày đăng: 27/01/2021 - Lượt xem: 28
Từ vai trò của môn công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành sư phạm công nghệ hứa hẹn là một ngành nghề triển vọng trong tương lai. Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng - Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề đào tạo cũng như triển vọng...
Xem thêm [+]Thực tập và những sai lầm thường gặp
Ngày đăng: 27/01/2021 - Lượt xem: 36
Dù trong thời gian thực tập bạn không được giao nhiều việc nhưng đừng vì thế mà thường xuyên lướt web, nhắn tin, làm việc riêng. Điều đó thể hiện bạn không muốn ở công ty này và gây khó chịu cho những nhân viên khác trong văn phòng.
Xem thêm [+]Suốt 20 năm tuyển dụng nhân tài, đây là câu trả lời ấn tượng nhất mà tôi nhớ như in khi hỏi ứng viên rằng "Hãy giới thiệu về bản thân bạn"
Ngày đăng: 27/01/2021 - Lượt xem: 153
Không quan trọng thành tích lớn hay nhỏ, miễn là nó thể hiện bạn là một người luôn nỗ lực để cải thiện bản thân. Khi mọi người được thúc đẩy bằng việc đóng góp sức lực vào những điều lớn lao - đặc biệt những điều có mục đích và ý nghĩa - thì họ sẽ thấy hài lòng hơn rất nhiều.
Xem thêm [+]Hãy yêu công việc của bạn
Ngày đăng: 27/01/2021 - Lượt xem: 6
Thông thường, khi cảm thấy không hài lòng về công việc hiện tại của mình, mọi người sẽ tự động tìm kiếm một công việc khác hoặc tạo ra sự thay đổi trong công việc hiện tại.
Xem thêm [+]5 kỹ năng làm việc cần phải có trong thời 4.0
Ngày đăng: 27/01/2021 - Lượt xem: 44
Trong kỷ nguyên 4.0 kiến thức chuyên môn là thứ không thể thiếu, khi bạn có ý định tham gia thị trường việc làm. Nhưng trên thực tế, tấm bằng đại học, hay thậm chí vài năm kinh nghiệm trong hồ sơ cũng không đảm bảo giúp bạn tìm được hay giữ được một vị trí trong môi trường việc làm hiện nay. Theo các chuyên gia về việc làm cho biết, thứ mà...
Xem thêm [+]4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
Ngày đăng: 27/01/2021 - Lượt xem: 19
Không phủ nhận một thực tế, người trẻ "nhảy việc" rất nhiều. Lý do của họ rất đơn giản, bị sếp mắng, tự ái... nhảy việc, bị đồng nghiệp nói xấu... nhảy việc,... Còn theo ông Tayo Rockson - một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự của Forbes, người trẻ chỉ nên nhảy việc khi gặp phải 4 trường hợp điển hình này.
Xem thêm [+]4 cách để làm nổi bật giá trị của bản thân trong hồ sơ công việc
Ngày đăng: 26/01/2021 - Lượt xem: 51
Nếu bạn không biết cách để làm nổi bật các thành tựu của mình trong bản hồ sơ công việc thì hay tham khảo bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Những câu hỏi giúp bạn hiểu văn hóa công ty ứng tuyển
- Không bằng cấp bạn cần làm gì?
- Bí quyết giúp bạn sống sót qua giai đoạn thử việc
- Sư phạm Công nghệ - Ngành học đầy hứa hẹn của nền giáo dục Việt Nam hiện đại( hướng nghiệp)
- Thực tập và những sai lầm thường gặp
- Suốt 20 năm tuyển dụng nhân tài, đây là câu trả lời ấn tượng nhất mà tôi nhớ như in khi hỏi ứng viên rằng "Hãy giới thiệu về bản thân bạn"
- Hãy yêu công việc của bạn
- 5 kỹ năng làm việc cần phải có trong thời 4.0