Chọn ngành học là đầu tư cho tương lai: Chọn yêu thích hay 'hot'?
Không ít học sinh lớp 12 không biết phải lựa chọn ngành nghề như thế nào. Họ phân vân giữa chọn nghề 'hot' để học hay theo đuổi nghề mà bản thân yêu thích.
Muốn học nghề yêu thích mà ngành kia “hot” hơn!
Một khảo sát nhỏ của người viết dành cho 12 học sinh (HS) THPT ở Q.3, TP.HCM cho thấy không ít HS lựa chọn ngành nghề theo kiểu tùy hứng.
Quang Khải, HS Trường THPT Lê Quý Đôn, cho biết: “Em thấy ngành công nghệ thông tin rất “hot”, nên cuối năm 11 em muốn học ngành ấy. Nhưng giờ thấy ngành tâm lý có vẻ “hot” hơn nên em đang lựa chọn lại”. Hỏi Khải thực sự yêu thích ngành nghề nào, thì câu trả lời lại là: “Em đam mê những ngành liên quan kinh tế”.
Không ít HS cũng tương tự như Khải. Khả Di, HS Trường THPT Marie Curie, kể: “Bản thân muốn học ngành luật thương mại quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương. Nhưng gia đình lại hướng học ngành răng hàm mặt của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tuy nhiên, hai ngành này có vẻ không nằm trong tốp các ngành “hot” trong thời gian tới, không được săn đón nhiều trong thời 4.0 nên chẳng biết phải chọn ngành nào”.
Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề vì cho rằng ngành “hot” thì có những HS chỉ muốn được học ĐH cùng bạn bè THPT, thế nên chọn nghề theo... quyết định của bạn bè.
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An, giảng viên Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng đây là câu chuyện khá phổ biến hiện nay. “Tuy nhiên, HS cần hiểu rằng mỗi người là một cá thể độc nhất với những tính cách, năng lực, sở trường hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, hãy bình tĩnh ngẫm lại những thế mạnh, ưu điểm, những khuyết điểm của bản thân, kết hợp làm những bài kiểm tra tính cách, năng lực, nhờ bạn bè, thầy cô, ba mẹ... nhận xét về những điểm mạnh và yếu. Từ đó các em sẽ có một cái nhìn khách quan nhất về bản thân. Đối chiếu với những yêu cầu của ngành để có thể chọn cho mình một “bến đỗ” phù hợp nhất”, ông An hướng dẫn.
Ba đỉnh tam giác lựa chọn ngành nghề
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An cho rằng HS hãy tưởng tượng giống một chiếc chảo, ngành nghề HS học là một chiếc bếp điện từ. Nếu chất liệu của chảo không phù hợp thì là sẽ không thể hấp thụ được “từ trường” do bếp phát ra và chắc chắn là sẽ vô dụng mặc dù bếp có “hot” như thế nào.
“Việc chọn một ngành nghề quá “hot”, nhưng bản thân không có đủ tố chất để chịu được độ “hot” đó thì chắc chắn kết quả sẽ không thể tốt đẹp. Thêm một yếu tố nữa để các bạn cân nhắc, liệu ngành nghề bạn đang cho là “hot” ở hiện tại, 4 năm nữa sau khi ra trường liệu có còn “hot”, hay sẽ trở nên quá tải? Coi chừng ngành “hot” sẽ mau “lạnh” và “đông cứng” việc làm”, ông An nói.
Ông An chia sẻ: “Ba đỉnh trong tam giác chọn nghề gồm có: Năng lực bản thân - đam mê, sở thích bản thân - yêu cầu, nhu cầu của xã hội. Nếu một trong ba đỉnh của tam giác đó bị chênh thì rất có nguy cơ bạn sẽ khó theo được đến cùng, hoặc sau này ra làm việc rất khó thăng tiến và chạm đến đỉnh cao nghề nghiệp. Không có ngành nghề “hot”, chỉ có con người “hot” mà thôi”.
Coi chừng sai một li, đi một dặm
Còn theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), có hàng ngàn bạn trẻ trượt dài cả cuộc đời và sống trong chán nản chỉ vì chọn sai bước đi đầu tiên. Chọn nhầm ngành nghề đúng nghĩa là "sai một li, đi một dặm".
“Chọn sai nghề, học sai ngành làm lãng phí công sức đào tạo của nhà trường, lãng phí nguồn lực của xã hội, mệt mỏi cho cha mẹ và đau khổ nhất chính là HS”, ông Hiếu nhận định. Theo ông Hiếu, cuối năm lớp 11, HS phải có quyết định về nghề nghiệp để năm lớp 12 định hướng cho việc ôn luyện và tìm trường.
Ông An thì cho rằng việc chọn nghề cũng giống như chọn vợ, chồng. Bởi có thể sẽ phải sống với ngành nghề đó suốt cả đời. Chọn sai “vợ hoặc chồng” thì có rất nhiều hậu quả. Vì thế, hãy suy nghĩ và chọn lựa thật kỹ từ hôm nay. Tận dụng các thông tin đã tìm hiểu, so sánh, đối chiếu thật cặn kẽ để có những lựa chọn phù hợp. Đừng để sống một cuộc đời “giá như”.
Minh Hằng
Theo Thanh Niên
Bài viết khác
7 trường đại học chi phí thấp ở Mỹ
Ngày đăng: 22/04/2021 - Lượt xem: 6
Du học sinh cần biết sẽ có một số khoản chi phí phát sinh ngoài học phí, như phí đăng ký ghi danh hàng năm và tài liệu, chi phí nhà ở và đi lại.
Xem thêm [+]5 trường đại học ở Canada nổi tiếng đào tạo điều dưỡng có mức lương cao
Ngày đăng: 22/04/2021 - Lượt xem: 7
Một số trường đại học hàng đầu bạn có thể lựa chọn để theo đuổi ngành điều dưỡng ở Canada
Xem thêm [+]Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư đến TP. HCM cao gấp 3 lần đến Hà Nội
Ngày đăng: 18/04/2021 - Lượt xem: 15
Theo Điều tra lao động việc làm năm 2019 Tổng cục Thống kê mới công bố gần đây, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư là 9,49%, cao hơn khoảng 5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên (hiện là 1,99%).
Xem thêm [+]5 câu hỏi tại sao (5 Whys): Bí quyết thiết lập mục tiêu hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ gấp 21 lần
Ngày đăng: 18/04/2021 - Lượt xem: 19
Liệu bạn đã từng cảm thấy dù bản thân có cố gắng đến mức nào thì vẫn luôn thất bại trong công việc và cuộc sống hay chưa? Nếu câu trả lời là có, hãy thử tìm hiểu ngay phương pháp "5 Whys" để thay đổi tương lai của mình nhé.
Xem thêm [+]Không học thì đi làm... thợ xây, cách giáo dục "ngược đời" của ông bố Trung Quốc gây bão MXH
Ngày đăng: 18/04/2021 - Lượt xem: 18
Tuy cậu con trai vô cùng mệt mỏi dưới cái nắng công trường xây dựng nhưng lại học được một bài học lớn về cuộc sống và giá trị của sức lao động.
Xem thêm [+]Trường ĐH Mở Hà Nội tuyển 3.400 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
Ngày đăng: 18/04/2021 - Lượt xem: 22
Theo đó, trường tuyển 3.200 chỉ tiêu bằng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Riêng 3 ngành Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Thiết kế công nghiệp có thêm 200 chỉ tiêu xét tuyển học bạ.
Xem thêm [+]Xét tuyển tài năng của ĐH Bách khoa Hà Nội: Ngoài đánh giá tư duy còn đòi hỏi trung thực
Ngày đăng: 18/04/2021 - Lượt xem: 16
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ phải tự viết thư giới thiệu bản thân, hai thư giới thiệu của hai thầy cô và tham gia phỏng vấn.
Xem thêm [+]Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phương thức đăng ký xét tuyển đại học
Ngày đăng: 18/04/2021 - Lượt xem: 14
Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2021.
Xem thêm [+]Đại học Sư phạm Hà Nội tăng gần gấp đôi chỉ tiêu
Ngày đăng: 15/04/2021 - Lượt xem: 30
Năm nay, Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển 7.090 sinh viên, tăng gần gấp đôi so với chỉ tiêu 4.330 của năm ngoái.
Xem thêm [+]"Có 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực ở Việt Nam"
Ngày đăng: 13/04/2021 - Lượt xem: 20
Ngày 9-10/4, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức tọa đàm khoa học "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045" với sự tham gia của nhiều chuyên gia chính sách, giáo dục, việc làm.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- 7 trường đại học chi phí thấp ở Mỹ
- 5 trường đại học ở Canada nổi tiếng đào tạo điều dưỡng có mức lương cao
- Dệt may, da giày 'đỏ mắt' tìm lao động
- Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư đến TP. HCM cao gấp 3 lần đến Hà Nội
- 5 câu hỏi tại sao (5 Whys): Bí quyết thiết lập mục tiêu hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ gấp 21 lần
- Không học thì đi làm... thợ xây, cách giáo dục "ngược đời" của ông bố Trung Quốc gây bão MXH
- Trường ĐH Mở Hà Nội tuyển 3.400 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
- Xét tuyển tài năng của ĐH Bách khoa Hà Nội: Ngoài đánh giá tư duy còn đòi hỏi trung thực