Chuyên gia Yến Đỗ dành lời khuyên cho Học sinh THPT: chọn trường HOT hay chọn ngành phù hợp?
Hiện nay, xu hướng chọn trường theo số đông, bạn bè, người thân không phải là điều quá xa lạ ở các bạn học sinh. Việc các em thấy lạc lõng trong môi trường đại học sau này, hay không thực sự biết rõ mình, rõ ngành, rõ nghề cũng rất phổ biến. Bên cạnh đó, hậu quả của việc chọn trái ngành, trái nghề ở lứa tuổi học sinh, sinh viên réo lên hồi chuông báo động đến mức cảnh tỉnh. Suy cho cùng, ta nên chọn trường HOT hay chọn ngành phù hợp? Bí kíp nào để chọn ngành phù hợp? Để giải đáp vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm này, Hướng nghiệp GPO xin mời các bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Chuyên gia Hướng nghiệp Yến Đỗ - Chủ tịch Hiệp hội Chuyên gia Hướng nghiệp Quốc tế (ICCA).
1. Thực trạng chọn trường
Đa số các bạn hay phụ huynh đều có tư tưởng rằng trường ‘‘HOT’’ sở hữu những ngành ‘‘HOT’’ thì tương lai sau này của mình cũng sẽ ‘‘HOT’’. Các em chọn trường như ‘‘đâm lao phóng theo lao’’ mù quáng mà chưa thực sự hiểu rõ ngành, trường mình chọn. Hậu quả dẫn đến là gì? Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, qua khảo sát sinh viên với nghề nghiệp cho thấy tỉ lệ sinh viên chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình học. Thậm chí có trường hợp những em sợ bố mẹ mà không dám chuyển ngành, trường mà học một lúc nhiều trường. Điều này dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe tinh thần, thể chất, tiền bạc cũng như thời gian quý báu của các em.
2. Chọn ngành yêu thích, chọn trường phù hợp
Trước khi các em chọn trường thì hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu, khám phá tiềm năng bản thân: sở thích, đam mê, điểm mạnh, điểm yếu bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau:
- Bản thân thích điều gì?
- Bản thân thấy hạnh phúc, vui vẻ khi làm gì?
- Bản thân có năng khiếu ở bộ môn, lĩnh vực nào?
- Xu hướng thị trường lao động hiện tại với điều mình quan tâm ra sao? Cơ hội như thế nào?
Các em có thể chuẩn bị một cuốn số nhỏ, hoặc một tờ giấy để trả lời những câu hỏi trên. Từ việc xác định được ngành học yêu thích thì bắt đầu đến công đoạn chọn trường:
- Trường nào đào tạo ngành này?
- Trường nào có mức điểm phù hợp bản thân?
- Trường nào mình có đủ khả năng chi trả học phí?
- Trường nào có chất lượng đào tạo trội hơn về lĩnh vực bạn chọn?
3. Bí kíp chọn ngành
Dựa vào năng lực học tập: Việc quan sát năng lực học tập, khám phá bản thân học tốt các môn Tự nhiên hơn hay Xã hội hơn, hay yêu thích tham gia các hoạt động khác như thể dục, thể thao, văn nghệ hơn, hay thích mày mò về máy tính hơn sẽ giúp các em có cơ sở để tập trung phát triển kỹ năng đó chuyên sâu hơn. Sau cùng các em sẽ chọn được ngành học phù hợp với sở thích cũng như tương ứng với mức điểm học tập của bản thân.
Dựa vào sở thích cá nhân: Mỗi người sẽ có một sở thích khác nhau. Từ việc yêu thích, rèn luyện chăm chỉ đến việc phát triển thành một kỹ năng thuần thục sẽ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, hạnh phúc hơn khi bị gò ép vào khuôn mẫu của người khác.
Hiểu rõ ngành, nghề, trường, xu hướng thị trường lao động: Hiện nay, có rất nhiều phương tiện để các em có thể tra cứu, tìm hiểu ngành, nghề, trường, cập nhật xu hướng thị trường lao động: sách, báo, mạng xã hội, Internet, người có kinh nghiệm,… để trang bị kiến thức vững chắc trước khi định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia Hướng nghiệp Yến Đỗ trong bài viết này, Hướng nghiệp GPO tin rằng các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Chọn trường ‘‘HOT’’ hay chọn ngành phù hợp?
Nếu các em học sinh, quý phụ huynh có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết nhé!
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Chuyên gia Yến Đỗ chia sẻ thời điểm vàng để cha mẹ hướng nghiệp cho con
Chuyên gia bật mí cách để cha mẹ nhận biết điểm mạnh của con
Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ hướng nghiệp cho con phù hợp với tính cách
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 12
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 151
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 246
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công