Chuyện nghề giáo
Hồi nhỏ tôi mơ ước làm cô giáo. Ông bà ngoại tôi dạy học. Ông nội tôi dạy học. Bố tôi là giảng viên. Bác ruột và chú thím tôi cũng là giáo viên. Mẹ tôi học Sư Phạm ra và từng dạy tiếng Trung. Lớn lên quanh những nhà giáo, tôi thấy công việc cao cả và đáng mơ ước làm sao.
Đến bây giờ khi đang dạy vài lớp Tiếng Anh (English Communication Skills), tôi mới dám tự nhận mình là cô giáo, để mà tâm sự nhận định riêng của một người trẻ mới vào nghề.
Một là, làm giáo viên rất khó.
Không phải cứ học giỏi, nói hay mà làm được! Đối với tôi, học dễ hơn dạy rất rất nhiều. Để truyền đạt hết kiến thức, kinh nghiệm của mình, cần có phương pháp khiến học sinh hứng thú và dễ tiếp thu.
Tôi đề cao individualization (sự cá nhân hoá) trong việc học. Vì thế, tôi muốn học sinh của mình tự suy nghĩ và dám nói ra những ý kiến cá nhân, không bận tâm tới việc sai hay đúng. Mình lúc nào cũng đúng hết thì sao phải đi học?! Nghe thì đơn giản, nhưng dường như nền giáo dục ở Việt Nam đã quen với việc đánh đồng tất cả và không đề cao cái tôi của mỗi học sinh.☹ Ai làm sai, làm khác đều bị coi là “cá biệt". Bản thân cái từ “cá biệt" — riêng lẻ, khác biệt, ít có, thì có gì sai, mà khi đi học, cứ bị liệt vào dạng “học sinh cá biệt" là xác định ăn mắng té tát?
Mấy bạn học sinh tôi kể, ngày xưa cứ viết hay nói tiếng Anh sai ngữ pháp là bị mắng ghê lắm, nên dần các bạn ý cũng ngại học hơn. Tôi mới kể, cái hội Mỹ viết cũng sai chính tả, sai ngữ pháp, câu cú lủng củng, nhưng quan trọng là nó vẫn cứ nói, cứ viết. English is not an art to master, it’s just a tool — Tiếng Anh chỉ là một công cụ giao tiếp thôi, nói và viết sao cho người ta hiểu là được rồi. Thà nói sai còn hơn không dám nói gì.
Hai là, người giáo viên cần phải không đặt vật chất lên hàng đầu.
Câu này tôi mượn từ bố tôi, người giáo viên có tâm nhất tôi từng biết. Ờ thì phải có tiền mới sống được, người chứ có phải thánh đâu! Nhưng nếu đặt mục đích kiếm tiền lên hàng đầu, người giáo viên ấy nên… chuyển nghề, để đỡ huỷ hoại tương lai con cháu. Mà buôn nước bọt cũng không giàu bằng buôn quần áo, mỹ phẩm, hàng hoá đâu, tội gì nhể?!
Ba là, người giáo viên nên kiên nhẫn và vững tâm.
Không thể áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác được, vì mỗi cá nhân tư duy và phát triển khác nhau. Những kì thi hay standardized tests được sinh ra để đánh giá trình độ một cách đồng nhất và công bằng khi xét tuyển, thế nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng của việc dạy và học. Đừng đè bẹp cá tính của mỗi học sinh chỉ để chạy theo những thành tích này.
Đi dạy học cũng có nhiều nỗi khổ tâm lớn lắm, ví dụ như học sinh không chịu học dẫu mình có tâm huyết tới đâu, hay là phụ huynh học sinh không hiểu chuyện, nói những lời cứa vào tim. Chỉ có lòng yêu nghề mới vực bạn dậy được từ những thử thách này. Nhưng chuyện gì cũng có hai mặt của một vấn đề. Trước khi đánh giá ai hay cảm thấy thất vọng chán chường, hãy tìm hiểu cho ra gốc rễ của vấn đề để khắc phục. Có thể là hoàn cảnh của học sinh này khó khăn, bận rộn, thiếu thốn tình cảm và người dẫn đường, hay có một lí do khách quan nào đó. Cũng có thể là một sự hiểu nhầm.
Hoặc vấn đề là ở chính cách dạy của bạn. Một người có thể rất thông minh, học rất giỏi, nhưng chưa chắc đã là người truyền đạt và dạy học tốt. Thế mới nói nghề giáo khó, nhiều nghề khác chỉ cần làm lâu năm là đạt tới cảnh giới chuyên môn thâm hậu, cứ làm nguyên như vậy nhưng nhanh và chính xác hơn người khác là thăng tiến. Nghề giáo thì liên tục thay đổi, không thể áp dụng cùng một phương pháp 10 năm trước cho người lớn cũng như cho trẻ con được.
Lảm nhảm thế chỉ để nhắc khéo mọi người là, 20/11 sắp tới rồi đó, đừng quên cám ơn những người giáo viên vất vả nhé. Tôi dạy 2 tiết một ngày mà đã thấy cực lắm sém bỏ nghề, bố tôi dạy hẳn 13 tiết một ngày thì là thánh mất rồi. Phục những người giáo viên tâm huyết với nghề lắm!
Sưu tầm
Bài viết khác
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 40
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 107
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 103
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 97
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 118
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 179
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 134
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 247
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 347
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 229
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công