CMO - Giám đốc Marketing
Giám đốc Marketing là một vị trí lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Giữ một vai trò then chốt đối với kết quả hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp đó. Vậy, CMO hay Giám đốc Marketing là gì, công việc, thu nhập ra sao và có những yêu cầu, khó khăn nào. Hãy cùng Hướng nghiệp Career.gpo.vn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Định nghĩa Giám đốc Marketing
Giám đốc Marketing - CMO (Chief Marketing Officer) là một chức vụ cấp cao, chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc điều hành và Hội đồng quản trị.
Marketing là một hệ thống các công việc bao gồm nhiều giai đoạn nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và gia tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và mặc dù Marketing chỉ là một bộ phận trong cấu trúc doanh nghiệp nhưng lại mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.
Có nhiều sự hiểu nhầm xoay quanh Marketing và tiếp thị, phần lớn mọi người cho rằng Marketing chính là tiếp thị. Tuy nhiên, tiếp thị chỉ là một công đoạn rất nhỏ trong cả hệ thống vận hành của bộ phận Marketing. Vậy nên, hãy tách biệt hai khái niệm này, đừng gộp lẫn chúng với nhau.
Công việc, nhiệm vụ của Giám đốc Marketing
Hiện nay, các doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho hoạt động Marketing, đặc biệt là mảng Marketing Online (Marketing bao gồm hai mảng chính là Marketing truyền thống và Marketing Online). Chi phí dành cho hoạt động này có thể chiếm tới hơn 50% trong tổng số ngân sách. Chính vì thế mà trách nhiệm của Giám đốc Marketing rất quan trọng.
Mỗi doanh nghiệp ở một quy mô, loại hình khác nhau thì CMO sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Một Giám đốc Marketing thường thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Điều hành, giám sát và vận hành hoạt động của bộ phận Marketing.
- Quản trị và Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu sản phẩm, Thương hiệu doanh nghiệp, Thương hiệu con người (Nhân hiệu)...
- Hoạch định kế hoạch, chiến lược Marketing và ngân sách theo định hướng của doanh nghiệp.
- Định hướng và triển khai hoạt động nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra dự báo để phát triển thị trường.
- Thiết lập, đề xuất các chính sách về: giá, sản phẩm, phân phối, truyền thông… và các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác, bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất, bộ phận truyền thông...
- Rà soát, đánh giá hiệu quả của các chiến lược và chính sách đã thực hiện, đồng thời đưa ra phương án đề xuất điều chỉnh…
- Quản lý hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, truyền thông báo chí...
Bên cạnh đó, CMO, Giám đốc Marketing sẽ thực hiện những công việc khác theo chỉ thị của cấp trên. Đồng thời, thực hiện báo cáo định kỳ trước Hội đồng quản trị và chịu toàn bộ trách nhiệm đối với mọi quyết định của mình.
Thu nhập của CMO
Với vị trí quản lý cấp cao, mức thu nhập của Giám đốc Marketing luôn là một con số đáng ngưỡng mộ. Có thể lên tới $4000 hoặc hơn nữa tùy theo năng lực và trình độ của họ. Bên cạnh đó, một số CMO ở những doanh nghiệp nhất định sẽ nhận được những mức thưởng đặc biệt, có thể là cổ phiếu hoặc phần trăm lợi nhuận...
Những yêu cầu đối với CMO - Giám đốc Marketing
Để trở thành Giám đốc Marketing, bạn phải trải qua đào tạo chuyên nghiệp về Marketing (Trình độ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ) hoặc các ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh… nhưng phải nắm vững, am hiểu về Marketing, bao gồm cả Marketing Online và Marketing truyền thống cùng các mảng kiến thức về kinh tế, tài chính, thị trường…
“Học phải đi đôi với hành”. Vì vậy mà ngoài trình độ học vấn, bạn phải có 3 - 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing và vì Giám đốc Marketing là một vị trí lãnh đạo cấp cao, nên bạn phải tích lũy thêm từ 3 - 5 năm kinh nghiệm ở các vị trí quản lý, trưởng phòng.. Vậy, bạn phải tích lũy ít nhất từ 6 - 10 năm kinh nghiệm làm việc.
Bên cạnh đó, bạn cần phải rèn luyện một tư duy sáng tạo, nhạy bén; khả năng xử lý, giải quyết tình huống và những kỹ năng khác như giao tiếp, lãnh đạo, tỉ mỉ, thận trọng, đối nội, đối ngoại… đặc biệt là không ngừng học hỏi, trau dồi.
Lộ trình trở thành CMO
Chẳng có hai con đường nào giống nhau hoàn toàn. Cũng như không phải lộ trình để trở thành Giám đốc Marketing của tất cả mọi người đều là một. Lộ trình sau được dựa trên xuất phát điểm của một người tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại môi trường chuyên nghiệp.
- Thực tập sinh Marketing (Intern) - Bởi có 2 mảng là Marketing truyền thống và online nên ngay từ khi ở vị trí thực tập sinh đã có sự phân chia trong công việc. Có thể thực tập ở vị trí truyền thống hay online.
- Nhân viên Marketing (Junior) - Sau khi trải thúc quá trình thực tập, các Marketer được tuyển chọn và trở thành nhân viên chính thức.
- Leader (Junior - Senior) - Bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí Leader của mảng online hay truyền thống (offline) khi đạt đến một trình độ và năng lực nghề nghiệp nhất định.
- Trưởng phòng (senior) - Chịu trách nhiệm đối với bộ phận Marketing - cả hai mảng online và truyền thống.
- Giám đốc Marketing - Chief Marketing Officer - CMO.
CMO là một vị trí quản lý cấp cao nhưng không phải là điểm đến cuối cùng của con đường sự nghiệp. Trở thành CMO, bạn sẽ có cơ hội trở thành CEO - Giám đốc điều hành, chức vụ điều hành cao nhất trong doanh nghiệp hoặc được đề bạt vào Hội đồng quản trị...
Tạm kết
Hướng nghiệp Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn hiểu rõ về vị trí CMO - Giám đốc Marketing và có thể tiếp lửa niềm đam mê đối với nghề Marketing của bạn.
Đọc thêm: Những lý do nên chọn ngành Marketing Online
Thùy Leah
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 4
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 54
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 79
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 146
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 102
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 210
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 265
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 192
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 244
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công