Có nên thi lại đại học hay không? Khi nào là quá muộn?
Việc tiếp tục “đâm lao theo lao” với ngành học mình không muốn hay ở nhà một năm chờ thi lại luôn là câu hỏi “cân não” với nhiều sĩ tử khi vừa trải qua kỳ thi đại học. Vậy, có nên thi lại đại học hay không? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Có nên thi lại đại học hay không?
“Thi lại đại học” – nói thì dễ nhưng làm thì thật khó, nhất là những ai từng lâm vào hoàn cảnh này có lẽ mới thực sự hiểu được.
Trước khi đi đến kết luận, trước hết có lẽ chúng ta vẫn phải tìm hiểu qua về nguyên nhân của vấn đề này. Theo khảo sát sơ bộ, lý do phổ biến nhất cho vấn đề thường bắt đầu ngay sau khi biết kết quả xét tuyển. Đó chính là tâm lý thất vọng do sĩ tử không đỗ vào nguyện vọng mình mong muốn. Cũng có những trường hợp, sĩ tử sau khi nhập học một thời gian mới cảm thấy không phù hợp với ngành học hiện tại và nảy sinh suy nghĩ thi lại. Hay cũng có khi là do thay đổi định hướng, hoặc muốn bắt đầu lại ở một môi trường tốt hơn.
Bất kỳ một nguyên nhân, một lựa chọn nào đi nữa cũng đều kèm theo những ưu và nhược điểm của nó. Đối mặt với những vấn đề này, có 2 lựa chọn thường được bạn trẻ cân nhắc đến.
- Một là: nghỉ hẳn ở nhà ôn thi lại, hai là: tiếp tục học tiếp đại học, vừa học vừa ôn thi.
- Giải pháp thứ hai xem chừng có vẻ an toàn hơn vì sĩ tử vẫn còn chắc ăn cơ hội quay lại học tiếp khi thi lại không đỗ.
Để dễ hình dung thì bạn hãy mường tượng trước những khó khăn và thuận lợi của việc thi lại đại học như sau:
Khó cực khó vì việc bắt đầu lại một thứ gì đó vốn không đơn giản chút nào, nhất là những việc đòi hỏi quyết tâm cao độ như thi đại học. Biết bao nhiêu là áp lực từ bạn bè, người thân, và từ chính bản thân mình nữa. Rủi ro của việc thi lại cũng khá cao, nhất là với trường hợp ở nhà chờ thi, bạn vừa phải đối diện với nguy cơ học chậm 1 năm, lại chưa chắc đã đỗ được nguyện vọng mong muốn. Ngay cả với việc vừa học đại học vừa ôn thi lại cũng vậy, kiến thức rất dễ bị rơi rớt, bạn phải làm lại gần như từ đầu.
Tuy nhiên, sẽ là dễ nếu như bạn đủ chăm chỉ và có sự tập trung vào mục tiêu của mình. Xét theo khía cạnh lạc quan, chẳng phải bạn vừa trải qua kỳ thi đại học đóc sao? Nền tảng và kiến thức cơ bản chắc chắn bạn đã có. Một năm là hoàn toàn đủ để bạn tiếp tục đào sâu kiến thức, tiến tới số điểm ước mơ. Hơn nữa, việc đã trải qua một lần thi cũng đã rèn cho bạn rất nhiều kỹ năng về việc phân bổ thời gian, làm quen với áp lực, cách làm bài hiệu quả,… Rõ ràng, đây là những thuận lợi giúp bạn đánh bại các thí sinh khác.
Vậy, có nên thi lại đại học hay không? Câu trả lời sẽ là NÊN nếu như bạn đã tự mình trả lời được những câu hỏi, chắc chắn với lựa chọn của mình và tự tin vào năng lực của bản thân. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc rằng đây chính là quyết định của riêng bạn, không do tác động của ai khác nhé. Còn nếu vẫn đang mơ hồ, không rõ về định hướng của mình, không đủ quyết tâm để dành thời gian công sức thì bạn cũng nên cân nhắc thêm về việc có nên thi lại đại học hay không nhé!
Thi lại đại học – một số lời khuyên dành cho bạn
- Hãy tự tạo động lực cho bản thân
Động lực từ đâu mà có? Ngoài chính bản thân mình thì cũng có rất nhiều những tấm gương thi lại đại học mà bạn có thể noi theo. Đó là chàng trai tên Vũ (sinh năm 1994), thi lại đại học sau 9 năm và giật ngay số điểm 28,9, trúng tuyển đại học Y khoa Hà Nội. Là cô nàng Nguyên An – trở thành thủ khoa đại học Khoa học xã hội và nhân sau lần thi lại đại học thứ 3. Hay đặc biệt nhất là cô Nguyễn Thị Thuỳ, đạt tổng điểm 27 khi thi lại đại học ở tuổi 40 và đã có gia đình nhỏ. Vì vậy, thi lại đại học không bao giờ là quá muộn. Mọi người đạt được, bạn cũng thế!
- Đặt mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu
Hãy xác định thật rõ mục tiêu và số điểm nhất định phải đạt để trúng tuyển nguyện vọng mơ ước. Để an toàn, bạn hãy dự tính số điểm theo mức tăng nhẹ từ 4-7% của năm trước đó. Thi lại đại học có được cộng điểm vùng không? Theo quy định từ bộ giáo dục là CÓ. Vì thế nên bạn cũng hãy nhẩm tính thêm các mức điểm cộng nếu thuộc khu vực ưu tiên nữa nhé.
- Lập thời gian biểu hợp lý
Đừng tự ép mình vào những áp lực, stress. Thay vì học tập điên cuồng mà chưa chắc mang lại hiệu quả, hãy lập một kế hoạch học tập rõ ràng, phân rõ thời gian cho việc học tập và nghỉ ngơi. Đồng thời, nguồn tài liệu và phương thức học tập cũng nên xác định rõ ngay từ đầu để đảm bảo tính liền mạch, tối ưu trong việc học. Nếu có thể, đừng ngại nhờ sự giúp sức của bạn bè, thầy cô để có lộ trình học tập hiệu quả nhất nhé.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Phan Ngọc
Theo jobsgo.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nghề bán hàng có tương lai hay không? việc làm bán hàng phổ biến
Top 10 việc làm "hot" nhất ngành công nghiệp trò chơi điện tử
Người cẩn thận, tỉ mỉ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp không? công việc nào thì phù hợp?
Mục tiêu nghề nghiệp có thực sự quan trọng? làm gì để tạo mục tiêu phù hợp?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 12
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 151
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 246
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công