COO là gì? Tất tần tật về nghề COO?
Bạn có biết đằng sau CEO – người đứng đầu có quyền lực tối cao trong doanh nghiệp là ai? Liệu câu trả lời mang tên COO có làm bạn bất ngờ? COO là một mắt xích không thể thiếu được trong doanh nghiệp, uy quyền của vị trí này chỉ đứng sau CEO. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ cấu và quy mô của doanh nghiệp mà tên tuổi của vị trí này bị “ẩn danh”? Để tìm hiểu chi tiết về COO và những điều cần biết về vị trí quan trọng này hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
COO là gì?
COO viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Operations Officer có nghĩa là Giám đốc phụ trách điều hành hay Giám đốc vận hành. Ở Việt Nam, người ta thường gọi CEO là Tổng giám đốc và biết đến COO với chức danh Giám đốc điều hành.
Theo Wiki, COO-Giám đốc điều hành (viết tắt là COO, tiếng Anh: chief operations officer) là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất trong một tổ chức, một cấu thành của "bộ C" (the C-suite - những chức danh quản lý với từ "Chief"). COO chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của công ty. COO thường xuyên báo cáo với giám đốc điều hành cấp cao nhất, hay gọi là Tổng Giám đốc điều hành (CEO).
COO được coi là cánh tay phải cho CEO, hỗ trợ CEO – Giám đốc điều hành trong công tác nội bộ.
Người giữ chức vụ này phải là người tốt nghiệp bằng cử nhân Kinh doanh hay một môn học liên quan và “nằm lòng” lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tối thiểu 15 năm.
COO và CEO khác nhau như thế nào?
Nếu như không tìm hiểu kỹ thì người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn hai chức danh “giám đốc điều hành” CEO và COO này. Bạn biết đấy, CEO là Tổng giám đốc, vậy nên COO là Phó Tổng giám đốc vì vị trí này có quyền lực đứng thứ hai chỉ sau CEO mà thôi.
Nói cách khác, nếu như CEO là ông chủ thâu tóm quyền lực, ra quyết định tối cao của doanh nghiệp thì COO lại đảm trách công việc lặng thầm là làm việc với các giám đốc bộ phận cấp cao khác trong C – suit như CFO (Giám đốc tài chính), CTO (Giám đốc công nghệ), CHRO (Giám đốc nhân sự), CMO (Giám đốc Marketing), CCO (Giám đốc kinh doanh),…
Hầu hết các công ty SME (công ty vừa và nhỏ) không cần sự hỗ trợ của COO, nhưng COO lại là một nhân vật tầm cỡ, không thể thiếu trong các doanh nghiệp lớn với vai trò thâu tóm hoạt động trong tổ chức thành một mối để CEO “dễ bề quản lý”.
Các công việc chính của một COO là gì?
Bạn có tò mò liệu con người lặng thầm mà đầy quyền lực này ngày ngày đảm trách những nhiệm vụ gì?
Dù chức danh này đôi khi chưa rõ ràng trong hầu hết các doanh nghiệp và công việc của họ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp nhưng HRchannels sẽ giúp bạn tổng kết các đầu việc chính mà COO phải đối mặt và giải quyết hàng ngày trong danh sách dưới đây nhé:
1. Tiến hành khởi tạo và tiến hành các chiến lược và chính sách hoạt động của công ty
CEO sẽ không thể ra quyết định sáng suốt trong hành trình chèo lái con thuyền doanh nghiệp nếu không có sự cố vấn và hỗ trợ tuyệt vời của COO. Thật vậy, từ việc đưa ra các sứ mệnh, mục tiêu đến văn hóa doanh nghiệp bao gồm xây dựng các bộ quy tắc ứng xử, nội quy, quy định của công ty, COO sẽ đóng vai trò là một người cố vấn “có tâm” và “có tầm” nhằm tạo ra một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.
2. Thực hiện các chiến lược do CEO đề xuất
CEO có thể coi là cấp trên của COO. Bởi vậy, thông qua việc thấu hiểu các giá trị mà CEO đang cất công gây dựng, COO tiến hành các cuộc họp nhằm truyền đạt lại các sứ mệnh quan trọng tới từng C – suit bao gồm CFO (Giám đốc tài chính), CTO (Giám đốc công nghệ), CHRO (Giám đốc nhân sự), CMO (Giám đốc Marketing), CCO (Giám đốc kinh doanh),… Từ đó, các dự án và chiến dịch mang tầm quy mô mới được phối hợp triển khai hiệu quả.
Đồng thời, COO sẽ có trách nhiệm điều hành các cuộc họp đầu tuần với các phòng ban để cùng CEO đánh giá tiến độ và chất lượng triển khai công việc trong suốt một tuần, nhằm hỗ trợ các phòng ban thực hiện các kế hoạch theo đúng định hướng và đạt tiêu chuẩn về thời lượng và chất lượng.
3. Giám sát và quản lý nguồn nhân lực
Nhân sự là yếu tố sống còn của một tổ chức. Bởi vậy, giám đốc vận hành (COO) cần phối hợp chặt chẽ với giám đốc nhân sự (CHRO) tiến hành và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhân sự theo đợt hoặc theo nhu cầu của các dự án nhằm đảm bảo “đội ngũ chất xám” này giúp doanh nghiệp gia tăng các chỉ số tăng trưởng.
Chưa kể rằng, COO cũng cần làm việc với CFO (Giám đốc tài chính) để hiểu rõ “túi tiền” của doanh nghiệp nhằm đảm bảo chi phí nhân sự không vượt quá ngân sách và gia tăng trách nhiệm tuyển dụng đội ngũ nhân sự cấp cao hiệu quả.
Bên cạnh đó, COO cũng xây dựng và triển khai các đợt đánh giá năng lực định kỳ cho nhân viên trong công ty nhằm “thanh lọc” và tinh giản bộ máy nhân sự, giúp nhân viên gia tăng động lực thi đua làm việc vì sự phát triển chung.
4. Cầu nối vững chắc và đáng tin cậy giữa nhân viên với tổ chức
Tổ chức sẽ ra sao nếu liên tục phải đối mặt với bài toán luân chuyển nhân sự? Điều này liên quan trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp và thay vì để trách nhiệm này lên vai một mình Giám đốc nhân sự (CHRO), COO cần tham gia vào việc cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên như thiết kế chính sách khen thưởng hậu hĩnh cho các nhân viên xuất sắc hay tổ chức các hoạt động teambuilding nhằm gắn kết các thành viên trong tổ chức với nhau.
Chưa kể rằng, sự gắn kết này càng phát huy tác dụng khi các nhóm cùng phối hợp làm việc với nhau nhằm đảm bảo tiến độ chung của các dự án. Điều này vừa giúp các nhân viên gia tăng động lực làm việc vừa giúp họ khắc sâu hơn ý nghĩa của tình đồng nghiệp – sức mạnh của tập thể - thứ sức mạnh vô hình thúc đẩy doanh số mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đang mong muốn sở hữu.
Tố chất cần có của một COO?
Nhà lãnh đạo vượt trội
Nếu chỉ có CEO có tầm nhìn của nhà lãnh đạo thì chưa đủ mà “người trợ lý” đắc lực của ông ta - COO cũng cần có cách nghĩ của một nhà quản trị lỗi lạc. Thử hỏi người trợ lý này không có tài “điều binh khiển tướng” thì toàn bộ các nhân sự trong công ty bao gồm các nhân sự cấp cao C – suit có thể trở thành những “quân cờ” tốt trên bàn cờ đa thế trận với những đối thủ đáng gờm được hay không?
Chưa kể rằng, con người sinh ra vốn dĩ không hoàn hảo. Ngay cả COO cũng vậy, họ cũng rất cần lắng nghe ý kiến của các giám đốc từ các phòng ban để đảm bảo quyền đóng góp cho tổ chức của mỗi thành viên. Như vậy, những người thuyền trưởng mới tránh được những quyết định sai lầm, để những “kẻ thuyền viên” từ tâm phục khẩu phục người lãnh đạo của họ mới đến được việc nỗ lực hoàn thiện bản thân nhằm cải thiện bức tranh doanh nghiệp mỗi ngày.
1. Khéo ăn khéo nói có được thiên hạ
COO không chỉ lúc nào cũng ôm trong mình một “rổ” các ý tưởng mà đưa vào thực hiện. Nhân viên thời nay đâu phải chờ người lãnh đạo “chỉ đâu đánh đấy” và làm theo như một cái máy. Hơn thế nữa, giữa chốn công sở đầy áp lực và sự cô đơn bủa vây, họ rất cần những lời động viên chân thành và sự cổ vũ, chỉ bảo tận tình như suối nguồn không ngừng chảy từ những người thuyền trưởng như CEO và COO.
Từ đó, họ cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày được sếp yêu thương và học được nhiều điều mới mẻ từ doanh nghiệp và tự hứa sẽ học hỏi thật nhiều để nâng cấp bản thân, cống hiến lâu dài cho sự nghiệp chung.
Bên cạnh đó, nếu không có tài ăn nói, COO sẽ không thể “được lòng” các bên đối tác và khách hàng. Bởi Giám đốc vận hành cũng là một mắt xích quan trọng trong hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp.
2. Chuyên gia xử lý khủng hoảng
Tại chốn làm việc, khủng hoảng giống như vị khách không mời mà đến vậy. COO cũng không phải ngoại lệ. Do đặc thù công việc phải làm việc với nhiều phòng ban, COO luôn “nằm lòng” bí quyết của một kẻ thành công: Sẵn sàng đối mặt với khủng hoảng.
Từ chuyện khủng hoảng nhân sự đến bài toán gỡ rối tài chính, COO đều cần xử lý thật khéo léo từ chính cái tâm của một người lãnh đạo “thấu tình đạt lý”. Việc làm hài lòng “đôi bên” hay “nhiều bên” cũng khó như việc “làm dâu trăm họ” vậy. Nhân viên sai thì không dám mắng, khách hàng sai thì phải hiểu khách hàng luôn đúng. Hơn ai hết, họ hiểu việc gìn giữ các mối quan hệ với “người tài” và “khách hàng” quan trọng hơn cả vấn đề tăng trưởng doanh số.
3. Khả năng làm việc độc lập và sáng tạo
Sáng tạo hay nỗ lực đi lên từ sự khác biệt đã và đang là tôn chỉ của bất cứ doanh nghiệp nào trong đấu trường sinh tử để tồn tại, để vượt trội, để làm gia tăng trải nghiệm của khách hàng, để giữ chân khách hàng trước các “chiêu hớp hồn” của đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy, COO cần phải sở hữu đầu óc sáng tạo hơn bất cứ ai. Sếp sáng tạo thì nhân viên sao dám cứng nhắc, rập khuôn?
4. Kỹ năng quản trị con người và làm việc nhóm hiệu quả
Từ các thành viên đến mỗi phòng ban trong công ty là một mắt xích nên sự phối hợp hoạt động luôn là điều cần thiết. COO chính là người thầy tận tụy đào tạo các thế hệ nhân viên trong doanh nghiệp. Con người của tổ chức không thể không có kỷ luật, càng không thể không có năng lực.
Tuy nhiên, để đi vào khuôn khổ của văn hóa doanh nghiệp, COO trước tiên cần đào tạo nhân viên của mình thói quen làm việc theo khẩu hiệu “sống chân thành, làm kỷ luật”. “Làm kỷ luật” ở đây là việc thực hiện nghiêm ngặt KPI cùng các nội quy và quy định của tổ chức. “Sống chân thành” là việc nhân viên luôn trung thực trong công việc, luôn khiêm nhường và sẵn sàng học hỏi từ sếp và đồng nghiệp để tiến bộ từng ngày. Tựu chung lại, nếu không kết nối chặt chẽ với các nhân viên, nếu không quản trị được vấn đề “con người”, COO sẽ khó lòng tạo ra kỳ tích và các giá trị tươi đẹp mà doanh nghiệp hướng tới.
5. Nhân tố gây ảnh hưởng
Trên hết, COO là người thầy – người gây ảnh hưởng sâu sắc bởi tài năng và phong cách lãnh đạo. Để đào tạo nên thế hệ nhân viên “chất” và “khủng” thì trước hết, họ cần phải là người thầy tận tụy ươm trồng những mầm xanh. Có yêu quý, có nể phục sếp, có gắn kết với doanh nghiệp thì nhân viên mới đủ lực để đương đầu với những khó khăn như câu chuyện KPI mỗi ngày, để “mỗi nhân viên là một nhà lãnh đạo” trong bức tranh kinh tế hối hả thời kỳ 4.0 này.
Tìm việc làm COO ở đâu?
COO là là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, vì vậy, số lượng việc làm tuyển dụng Giám đốc Vận Hành sẽ ít hơn so với các vị trí khác. Và doanh nghiệp để tìm kiếm ứng viên phù hợp cho vị trí COO thường sẽ tìm đến các đơn vị tuyển dụng lớn, đơn vị headhunter hàng đầu để ủy thác tuyển dụng. Bởi rằng, tại các đơn vị headhunter có sẵn nguồn ứng viên chất lượng và họ có kỹ năng thuyết phục ứng viên nhận công việc.
Trên đây là thông tin hữu ích về COO và tất tần tật các điều cần biết về vị trí Giám đốc vận hành hay Giám đốc hỗ trợ điều hành. Hy vọng bài viết trên đây của Hướng nghiệp GPO giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về vị trí COO. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Lại Hằng
Theo hrchannels
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tư vấn hướng nghiệp: 08 bước đơn giản để chọn đúng ngành nghề
Tư Vấn Hướng Nghiệp: Chọn Ngành Học Phù Hợp Có Thật Sự Khó?
TƯ VẤN: Ðịnh hướng nghề nghiệp tương lai như thế nào cho đúng?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 42
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 68
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 64
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 90
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 230
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 208
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 256
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công