Cựu giáo chức chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế giúp HS-SV khám phá bản thân
Sáng ngày 16/11, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, giúp các em khám phá bản thân. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề với Hướng nghiệp GPO nhé!
Tham dự hội thảo có đông đảo các cựu giáo chức nguyên là lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ GD&ĐT. Những tham luận của các tác giả là bài học vô cùng quý báo được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm của các cựu giáo chức, có tham chiếu thực tế hiện nay.
Bài học thực tiễn
Cựu giáo chức Đào Duy Thụ từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có tham luận “Hồ Chủ tịch với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên”. Báo cáo đã đề cập đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chính Minh về công tác GD đạo đức, lối sống và vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tác giả nhấn mạnh: Ở thời kỳ cách mạng nào cũng vậy, Người rất chú trọng đến thanh niên, luôn xem thanh niên là trụ cột của nước nhà. Tư tưởng của Người được Đảng và nhà nước ta kế thừa trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới hiện nay.
Tham luận của cựu giáo chức Nguyễn Đức Hy của chi hội Học viện Quản lý giáo dục lại chỉ ra thực trạng việc giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa, rèn luyện kỹ năng cho học sinh phổ thông. Tác giả lưu ý rằng Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, nếu chú ý một chút thì thấy rằng mục tiêu của GD-ĐT theo tinh thần đổi mới nhấn mạnh đến năng lực cá nhân, các hoạt động giáo dục GD-ĐT phải làm sao tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình.
Nhà giáo Nguyễn Trí từ Chi hội cựu giáo chức Cục nhà giáo và cán bộ quản lý GD, đưa ra những kinh nghiệm hay khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Ông mong muốn những kinh nghiệm này sẽ trở thành những gợi ý hữu ích cho việc thực hiện có hiệu quả trải nghiệm ngày hôm nay.
TS Bùi Công Thọ, cựu giáo chức Cục hợp tác quốc tế nêu “Một vài suy nghĩ về chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT”. Ông đưa ra những thành quả tốt đẹp của chính sách hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế đã mang lại cho GD-ĐT. Nhờ có chủ trương đúng đắn đó mà GD-ĐT có từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, hiệu quả vô cùng to lớn, đổi mới rõ ràng, lớn lao không gì sánh nổi, làm cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng tiến bộ, GD&ĐT ngày càng phát triển, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.
Cần sự thay đổi
Phó chủ tịch Hội cựu giáo chức Lương Tất Thùy chia sẻ ý kiến góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh thông qua thực hiện các quy tắc ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội. Ông Thùy nêu quan điểm: Nếu mọi người, mọi trường học các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả các bộ quy tắc ứng xử đang hiện hành bằng nhiều biện pháp và các hình thức phong phú chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh và góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Tham luận của cựu giáo chức Vũ Thị Lan – Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT về “Làm tốt công tác phát triển đảng viên, biện pháp hữu hiệu trong việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên trong các trường ĐH, CĐ” đã cho thấy: Nhiệm vụ của các trường ĐH, CĐ là làm thế nào để phát huy được trí tuệ sáng tạo, xung kích, tình nguyện của sinh viên, giúp SV trong học tập, rèn luyện, góp phần hình thành lớp sinh viên thời đại mới giỏi về chuyên môn, có đạo đức, có sức khỏe, sống có lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị vững vàng, sẵn sàng xung kích tình nguyện, đủ bản lĩnh và tự tin hội nhập toàn cầu.
Bà Nguyễn Thị Trâm, cựu giáo chức chi hội Cựu giáo chức Báo GD&TĐ, bằng kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ lâu năm của mình cho rằng cần những thay đổi phù hợp hơn. Bà Trâm cho rằng có một sự thay đổi mang tính tiền đề, đó chính là chương trình nội dung GD. Điều đó quan trọng như thế nào thì chúng ta đã chứng kiến qua nhiều lần đổi mới sách giáo khoa. Bà Trâm đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người: Chương trình, SGK tốt, mà giáo viên không đáp ứng được, thì cũng chỉ là hiệu quả một nửa. Trong thời đại công nghiệp 4.0 thì rất cần phải có cả kiến thức, kỹ năng và phương pháp tốt.
TS.BS Lê Thị Kim Dung, cựu giáo chức Chi hội Vụ Giáo dục thể chất nêu "Vai trò, thực trạng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện nay". Bà Dung cho rằng cách giáo dục hiệu quả là qua các hoạt động Đoàn, Đội chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình "Học làm người có ích"; Chương trình "Một ngày để sống - sống có niềm tin"; Chương trình "Vượt qua nỗi sợ hãi"; Chương trình "Học kỳ quân đội"; Chương trình giúp đỡ các gia đình, bạn có hoàn cảnh khó khăn... Đây đều là những chương trình mang tính giáo dục cao, hết sức bổ ích và thiết thực.
Hướng nghiệp GPO hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về Hội thảo. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phương Nam
Theo giaoducthoidai.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Học nghề có cần đặt nặng học văn hóa?
Tiếp tục phát huy thế mạnh của trường nghề chất lượng cao
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 42
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 68
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 64
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 90
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 230
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 208
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 256
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công