Đàm phán không bao giờ thất bại với 7 cách siêu đơn giản
Kỹ năng đàm phán khéo léo là kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với mọi ngành nghề, mọi cấp bậc địa vị. Nghệ thuật đàm phán sẽ giúp mở ra cơ hội rộng lớn hơn trên con đường thành công cả về mặt tài chính lẫn sự nghiệp. Trước mỗi cuộc đàm phán, hãy dành thời gian tập dượt để lường trước các tình huống có thể xảy ra. Hướng nghiệp GPO liệt kê 7 tip giúp bạn có thể chinh phục mọi cuộc đàm phán dưới đây, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Hiểu chính xác điều mình muốn
Nghe có vẻ khó tin nhưng có nhiều người đi đàm phán với tâm thế không có hiểu biết cụ thể và rõ ràng về điều mình muốn đạt được hay mục tiêu của cuộc đàm phán. Không chỉ phải đặt ra mục tiêu cụ thể mà còn cần biết ranh giới ở đâu. Không ai có thể chiếm ưu thế trong tất cả mọi cuộc đàm phán nên cần biết khi nào nên tiếp tục và khi nào bỏ đi. Biết chính xác mong muốn sẽ giúp bạn cân nhắc đâu là lựa chọn tốt hơn trong quá trình đàm phán.
2. Hiểu giá trị
Phần quan trọng nhất của đàm phán là hiểu giá trị của thứ bạn đang đàm phán và giá trị mà bạn đang yêu cầu nhận lại. Nếu đàm phán về việc tăng lương, bạn sẽ muốn chứng minh giá trị của mình đối với công ty và lý do tại sao họ lại phải tăng lương cho bạn. Nếu muốn thương lượng về việc giảm giá thuê hoặc hợp đồng dịch vụ, bạn cần cung cấp số liệu thống kê để chứng minh tại sao điều đó mang lại lợi ích tốt nhất cho đối tượng đàm phán. Hãy cố gắng tạo ra mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, hãy chứng minh được điều bạn đang đàm phán là có lợi cho cả đôi bên.
3. Đặt mình vào vị trí của người khác
Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ mình hiểu người khác muốn gì nhưng thực tế thì ngược lại? Những nhà đàm phán giỏi có thể tạo ra được mối quan hệ đôi bên cùng có lợi nhưng để làm được điều đó, họ phải hiểu người khác hoặc đối tác mong muốn đạt được điều gì và tại sao. Đừng tự cho rằng bạn hiểu người khác khi chưa dành thời gian đặt mình vào vị trí của họ để cảm nhận và thấu hiểu. Không phải ai cũng thẳng thắn nói ra những điều họ thực sự mong muốn nên sự đồng cảm là rất quan trọng. Thấu hiểu hoàn cảnh của người khác sẽ giúp ích trong quá trình giao tiếp và giúp hướng tới kết quả công bằng nhất.
4. Hướng đến đôi bên cùng có lợi
Đây là sự phát triển tự nhiên của việc thể hiện sự đồng cảm với quan điểm của đối tác. Khi biết hai bên muốn gì, bạn có thể bắt đầu quá trình đạt được một kết quả mĩ mãn. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng. Nhiều khi các nhà đàm phán sẽ cứng rắn che giấu ý định thực sự khiến bạn khó chấp nhận hơn để họ có thể nắm đằng chuôi. Đây là lúc bạn cần phải hiểu rõ điểm mấu chốt của mình và những gì bạn sẽ không chấp nhận. Đừng ngại nói rõ về vấn đề này. Trong một số tình huống khi hai bên có dấu hiệu không thể đạt được thoả thuận, hãy rời bàn đàm phán cho đến khi bên kia sẵn sàng nhượng bộ.
5. Thẳng thắn
Không phải cuộc đàm phán nào cũng thuận lợi. Bạn sẽ phải cứng rắn và quyết đoán trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, hãy luôn bình tĩnh và tôn trọng đối phương trong khi bày tỏ yêu cầu của mình một cách rõ ràng. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải nói rằng hành vi của họ không thể chấp nhận được và bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ mánh khoé nào. Phản ứng của đối phương sau khi bạn thể hiện quan điểm của mình sẽ làm bạn bất ngờ đấy!
6. Không mất bình tĩnh
Các nhà đàm phán có thể sử dụng nhiều chiến thuật để thúc ép và đưa bạn ra khỏi cuộc chơi. Nhiệm vụ của bạn là đảm bảo họ không thành công. Cho dù chiến thuật của họ là khiến bạn nghi ngờ giá trị của bạn đối với công ty, phá vỡ sự tập trung hay cố gắng khơi gợi cảm xúc, bạn luôn luôn phải duy trì một phong thái bình tĩnh và chuyên nghiệp. Hãy yêu cầu nghỉ ngơi và “đi bộ một vòng” để hạ nhiệt nếu cảm thấy khó kiềm chế. Bạn không thể kiểm soát hành vi hoặc chiến thuật của họ, nhưng bạn có thể kiểm soát chính mình. Một cái đầu lạnh sẽ giúp bạn có được kết quả tốt hơn là phản ứng theo cảm xúc.
7. Biết khi nào nên đi
Suy cho cùng, sẽ có những người mà bạn không thể thương lượng. Đôi khi, một người có thể chỉ muốn xem họ có thể đẩy bạn đi bao xa trước khi bạn bỏ đi. Đôi khi, bỏ đi sẽ cản trở các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, nó sẽ cho thấy rằng bạn không phải là người dễ bị lợi dụng và các cuộc đàm phán có thể không chỉ tiếp tục mà còn diễn ra suôn sẻ hơn nhiều.
Đừng ngại thực hành những mẹo này trước gương hoặc với một người bạn đồng hành để có sự chuẩn bị thật tốt. Sự tự tin và quyết đoán cần phải luyện tập mới có được, nhưng chúng là những kỹ năng đáng để chúng ta nỗ lực hơn. Chúc bạn may mắn!
Trà Giang – theo TopResume
>> Xem thêm:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện đỉnh cao
- Kỹ năng của kế toán chuyên nghiệp
- Kỹ năng thuyết phục từ người đàm phán giỏi nhất của FBI
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 46
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công