Đâu là thời điểm thích hợp để chuyển đổi nghề nghiệp?
Ổn định công việc chỉ để thanh toán các chi phí và duy trì cuộc sống là một sự trì trệ trong tư duy. Bạn có thể định hướng lại hành trình sự nghiệp bản thân bằng sự tự tin nhờ việc làm chủ các quyết định trong tương lai. Rốt cuộc, bạn xứng đáng được sống một cuộc sống hạnh phúc với sự cân bằng trong cuộc sống và công việc. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Những dấu hiệu cho thấy bạn cần chuyển đổi nghề nghiệp
Những thách thức từ sự không hài lòng với công việc có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Kết quả là, có thể dẫn đến căng thẳng, lão hóa, tăng cân và các vấn đề sức khỏe bên trong khác.
Bạn xứng đáng với một công việc mà nó đảm bảo bạn sẽ đạt được hạnh phúc đích thực như mong muốn. Dưới đây là những yếu tố phổ biến cho thấy đã đến lúc bạn phải chuyển nghề.
- Dấu hiệu thể chất
Bạn có thấy già đi kể từ khi bạn bắt đầu làm việc không? Bạn có thấy lo lắng gì không? Còn những tổn thương liên quan đến công việc thì sao?Cảm giác thật tuyệt vời khi nhận được tiền công, nhưng bạn xứng đáng làm việc trong một môi trường mang lại những điều tốt nhất cho bạn. Nếu môi trường làm việc nguy hiểm, hãy nói chuyện với sếp của bạn về việc thay đổi lựa chọn.
Trong trường hợp đồng nghiệp hoặc sếp lợi dụng lòng tốt, cảm giác lo lắng vì sợ mất việc của bạn do môi trường làm việc áp lực cao thật không ổn chút nào.
- Dấu hiệu tâm lý
Một phần năm số người Mỹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần, theo Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ.[1] Hầu hết các trường hợp đều liên quan đến căng thẳng.
Tôi nhớ đã từng làm việc trong một môi trường cho phép sự quấy rối. Tôi đã phải rất cẩn trọng để tránh đi quá giới hạn với các đồng nghiệp. Bạn bè bắt đầu nhận thấy sự khác biệt và dường như tôi đã đánh mất bản thân. Đó là lúc tôi biết rằng, việc chuyển sang làm việc tự do là quyết định đúng đắn.
Dưới đây là danh sách các dấu hiệu tâm lý tiêu cực tại nơi làm việc:
- Cảm thấy phiền toái
- Khó ngủ
- Không thể tập trung
- Lo lắng
- Chán nản
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy lòng tự trọng của mình dần mất đi, đã đến lúc cân nhắc xem làm việc trong một ngành nghề đầy căng thẳng có còn phù hợp hay không. Sự thật là, năng lượng tiêu cực này sẽ được truyền đến những người sống quanh bạn như bạn bè và gia đình.
Tại sao chuyển đổi nghề nghiệp lại tốt cho bạn
Tôi có một người bạn làm việc trong ngành y tế. Cô từng là một y tá làm việc trực tiếp với bệnh nhân tại một trong những bệnh viện hàng đầu trong khu vực. Sau năm năm, cô bắt đầu suy nghĩ về các vấn đề của bệnh nhân đến mức cô cảm thấy chán nản sau giờ làm việc. Nó ảnh hưởng đến mối quan hệ của cô với gia đình và cô gần như đánh mất bản thân.
Một ngày nọ, cô thức tỉnh và làm chủ vận mệnh của mình. Cô nộp đơn xin việc trong ngành y nhưng làm văn phòng. Nghĩa là làm việc với bệnh án dù đây không phải là một nghề nghiệp lý tưởng dựa trên những gì xã hội mong đợi ở một người có chuyên môn về y tế. Nhưng cô đã bắt đầu thấy hạnh phúc hơn.
Đó là một ví dụ kinh điển về một người chịu tác động tiêu cực bởi các vấn đề trong công việc, vẫn trong ngành nhưng làm nghề khác.
Thay đổi nghề nghiệp có thể đáp ứng được ước mơ cả đời, nâng cao tự trọng hoặc làm sống lại hứng thú làm việc.
Bạn biết đấy, một sự thay đổi nghề nghiệp có thể là quyết định đúng đắn nếu bạn trải nghiệm một hoặc tất cả những điều sau:
- Làm việc trong môi trường tiêu cực: Đừng nản lòng. Một môi trường tiêu cực có thể được thay đổi bằng cách làm việc ở cơ quan mới.
- Làm việc với ông sếp khó tính: Những thách thức khi làm việc với một ông chủ khó tính có thể gây căng thẳng. Tất cả những gì cần làm là nói chuyện. Bạn có thể đề cập trực tiếp với người quản lý với thái độ chuyên nghiệp và tôn trọng.
- Cảm thấy mất phương hướng với công việc: Hầu hết mọi người ở lại với công việc và sống ổn định đến tầm thường vì nỗi sợ thất bại hoặc bị lãng quên. Sự vươn lên thành công thường đi kèm với việc đảm nhiệm một vai trò tẻ nhạt hoặc bước ra khỏi vùng an toàn. Nếu bạn sợ tham gia vào các hoạt động mới, hãy nhớ rằng cuộc sống rất ngắn ngủi. Sự tầm thường sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy như thể cuộc sống đang lướt qua bạn.
Những sai lầm phổ biến khi chuyển đổi nghề nghiệp
Hầu hết những người cảm thấy cần một sự nghiệp đều thất vọng với tình trạng công việc của họ. Tình hình của bạn thì như thế nào?
- Mong muốn tăng lương: Mong muốn có thu nhập cao hơn có thể thuyết phục một số người tin rằng họ đang làm sai nghề. Vấn đề là nhiều tiền hơn đòi hỏi nhiều thời gian hơn trong văn phòng hoặc đảm nhận nhiều vị trí một lúc. Đôi khi, theo đuổi một vị trí thu nhập cao có thể trái ngược hoàn toàn với những gì người ta mong đợi. Đó là những gì xảy ra khi một đồng nghiệp rời công ty sang một công ty mới và trở lại vài năm sau đó.
- Quyết định sau một đêm: Hãy thành thật với nó. Chúng ta đưa ra quyết định chỉ sau một đêm khi căng thẳng hoặc thất vọng với tình hình tại nơi làm việc. Vấn đề với việc quyết định nhanh như vậy là những điểm tiêu cực và tích cực thường bị bỏ qua.
- Không thể thăng tiến: Tôi đã nghe những câu chuyện về các nhà quản lý gửi đơn xin mười lần cho cùng một vị trí trong suốt 5 năm. Vâng, nghe có vẻ là dài, nhưng đôi khi, để thăng tiến cần thời gian. Nên tránh thay đổi nghề nghiệp nếu bạn không thấy ngay kết quả của việc thăng tiến.
- Buồn chán với công việc: Hãy nghĩ kỹ về điểm này. Nếu bạn làm một công việc lặp đi lặp lại, buồn chán là điều bình thường. Bạn có thể làm nó đỡ nhạt hơn bằng cách thay đổi bài trí bàn làm việc, giao tiếp với nhân viên mới ở một bộ phận khác, tham gia một ủy ban lãnh đạo tại nơi làm việc hoặc đến làm việc với sự nhiệt tình. Đôi khi, chỉ cần bạn biến công việc thành một thứ vui nhộn.
Chuyển đổi nghề nghiệp có thể mất thời gian, quan hệ, học tập và quá trình tìm kiếm việc làm cũng giống như một hành trình. Dưới đây là danh sách những điều cần xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối cùng:
- Bạn làm trong nghề bao lâu rồi?
- Bạn gặp vấn đề gì trong công việc? Bạn làm việc với mọi người có tốt không?
- Bạn có được công nhận không?
- Bạn có muốn xem xét làm việc trong một bộ phận mới không?
Lý do khiến việc suy nghĩ về tình trạng công việc trở nên quan trọng là do một số người quyết định thay đổi nghề nghiệp vì những điều vô lý. Các yếu tố có khả năng thay đổi nếu người đó làm việc trong một bộ phận khác hoặc tổ chức mới. Ở trên là danh sách các yếu tố không quan trọng để suy nghĩ trước khi bạn quyết định chuyển đổi.
Giờ bạn đã có cơ hội để xem xét tình trạng công việc của mình và không lời khuyên nào trong số này có thể có ích, và đã đến lúc thực hiện bước tiếp theo.
Làm thế nào để chuyển đổi nghề nghiệp thành công (từng bước một)
Mấu chốt để thành công là từng bước thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp để tránh đưa ra quyết định sai lầm.
1. Lập kế hoạch nghề nghiệp
Kế hoạch nghề nghiệp luôn có thời hạn cho các bước hành động bao gồm tham gia các khóa học mới, học một ngôn ngữ mới, tham gia mạng lưới quan hệ hoặc cải thiện các vấn đề trong công việc.[2] Bạn cần giữ bên mình một kế hoạch nghề nghiệp bởi vì nó sẽ thúc đẩy bạn theo đuổi nghề nghiệp mơ ước.
Bạn có thể tìm hiểu cách lập kế hoạch nghề nghiệp ở đây.
2. Cân nhắc những lựa chọn của bạn
Nếu bạn có bằng Kế toán, hãy viết ra năm vị trí có liên quan trong ngành này. Tin tốt là chứng chỉ và bằng cấp có thể được lựa chọn để sử dụng cho nhiều vai trò khác nhau.
Bạn không cần phải bám vào cái mà xã hội xem là công việc hàng đầu, suy cho cùng, chọn được nghề nghiệp khiến bạn hạnh phúc mới là vô giá.
3. Hãy suy nghĩ thực tế về những ưu và nhược điểm của bạn
Đây là thời điểm để bạn nhìn nhận trung thực về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang ảnh hưởng đến tình trạng hiện tại của bạn.
Một bài phân tích SWOT về một nghề thường bao gồm::
- Những yếu tố về mặt kinh tế
- Cạnh tranh trực tiếp: Nghề này nhu cầu có cao không?
- Vị trí: Bạn có cần phải di chuyển không? Nếu mục tiêu là làm việc trong lĩnh vực công nghệ và việc sống ở Cincinnati là không khả thi, thì hãy xem xét chuyển đến San Francisco.
- Những thành tựu: Nổi bật lên trong cuộc chạy đua thành tích như các giải thưởng, tham gia vào các ủy ban, công việc tự do hoặc tình nguyện là một công thức để thành công.
- Học tập: Bạn có cần đi học lại không? Học tập có thể tốn kém. Tuy nhiên, các khóa học trực tuyến, hội thảo trên mạng hoặc tự học có thể là một lựa chọn.
Một kế hoạch chi tiết về nghề nghiệp là bước đầu tiên để tạo ra các mục tiêu thực tế. Một người không có mục tiêu sẽ thất vọng mà không có định hướng rõ ràng cho những điều phải làm tiếp theo.
4. Tìm một cố vấn
Một cố vấn làm việc ở vị trí bạn mong muốn có thể chia sẻ những ưu và nhược điểm của công việc ấy. Dưới đây là danh sách các câu hỏi dành cho một cố vấn:
- Cần có những yêu cầu gì để thành công trong vai trò này?
- Cần phải có những chứng chỉ hoặc trình độ học vấn như thế nào?
- Những thách thức của công việc này là gì?
- Nghề này có khả năng thăng tiến không?
- Một cuộc trò chuyện tại quán cà phê với một người cố vấn có thể thay đổi suy nghĩ của bạn về mong muốn thay đổi nghề nghiệp.
Hãy cùng tìm hiểu cách để chọn một người cố vấn phù hợp với mình trong bài viết: Rất khó tìm một người cố vấn tốt: Điều cần có ở một người cố vấn
5. Nghiên cứu về tiền lương
Một số người quyết định chuyển đổi sang nghề được trả lương hoặc trợ cấp ít hơn như lợi thế để làm nên sự khác biệt so với trước đó với mức lương tiềm năng.
Điều đó cho thấy nhiều thành phố trong cả nước sẽ gợi ý một mức lương cao hơn cho những người quan tâm đến việc thay đổi chỗ ở vì công việc.
6. Hãy thực tế đi
Nếu mục tiêu của bạn là lên làm vai trò điều hành, đã đến lúc thành thật về vị trí của bạn trong nghề này.
Ví dụ, nếu các cuộc họp hội đồng quản trị, thảo luận cấp cao về tài chính hoặc tham dự các sự kiện kết nối hàng tuần quá nhàm chán, thì vị trí điều hành có thể không phù hợp với bạn. Nếu bạn là một người hướng nội và làm việc với mọi người mỗi ngày là sự tra tấn tâm lý, bạn cần xem xét lại một công việc trong ngành thương mại.
Hãy tự hỏi mình liệu bạn có thể làm việc ở vị trí này trong năm năm tiếp theo được không. Nếu các lợi ích khác đi kèm với vị trí ấy hấp dẫn, những vị trí khác phù hợp sẽ khiến bạn hài lòng.
7. Tình nguyện là trên hết
Một người muốn trở thành quản lý nên biết nắm lấy cơ hội làm tình nguyện viên để có trải nghiệm thực tế ở vị trí này.
Trở thành thành viên ủy ban để theo đuổi cơ hội trở thành chủ tịch sẽ đem lại cách nhìn về vị trí lãnh đạo, duy trì ngân sách và phát biểu trước công chúng.
Hãy làm tình nguyện tại một vị trí cho đến khi chắc chắn rằng đó là cơ hội phù hợp với bạn.
8. Chuẩn bị công cụ nghề nghiệp
Tôi khuyên bạn nên hỏi sếp, đồng nghiệp hoặc cố vấn cho các công cụ nghề nghiệp. Nếu bạn thích hỗ trợ chuyên nghiệp, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp bằng văn bản. Dưới đây là danh sách một số thứ nên xem qua khi chuẩn bị các công cụ nghề nghiệp:
- Tìm kiếm trực tuyến: Tìm kiếm tên của bạn trên mạng để xem những thứ được hiển thị. Tôi khuyên bạn nên sử dụng tìm kiếm hình ảnh trên Facebook, Twitter, Snapchat hoặc các trang web sử dụng tài khoản cá nhân. Điều cuối cùng bạn muốn nhận ra là tìm kiếm việc làm không thành công do những nội dung thiếu chuyên nghiệp mà bạn đăng lên mạng.
- Hãy sẵn sàng cho LinkedIn: Các nhà tuyển dụng sẽ tiến hành tìm kiếm LinkedIn để xem liệu kinh nghiệm làm việc có giống trong hồ sơ xin việc hay không. Hãy nhớ thay đổi từ ngữ trên LinkedIn theo sơ yếu lý lịch, hoặc nó sẽ xuất hiện mà mọi nỗ lực làm hồ sơ coi như không.
- Lập danh mục công việc: Một danh mục công việc được khuyến nghị cho những người làm việc trong ngành nghệ thuật, viết, thiết kế đồ họa và một lĩnh vực khác. Tôi xin đề xuất một danh mục trực tuyến và một trong số đó sẽ có ích khi tham gia các cuộc phỏng vấn việc làm hoặc gặp gỡ quan hệ.
Những suy nghĩ sau cùng
Cần thời gian để hướng tới một sự nghiệp mới. Hãy chú ý đến các dấu hiệu thể chất và tinh thần để đảm bảo sức khỏe của bạn. Bạn xứng đáng được làm việc trong hạnh phúc và trở về nhà mà không bị căng thẳng. Nếu bạn tránh được những lỗi phổ biến mà mọi người mắc phải, bạn sẽ khám phá ra nghề nghiệp phù hợp nhất với kỹ năng của bạn.
Làm chủ được các bước này và việc chuyển đổi nghề nghiệp sẽ nằm trong tầm tay bạn để rồi bạn sẽ đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bích loan
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
Nhảy việc nhiều và những điều "đắt giá" bạn sẽ bỏ lỡ
Bạn muốn chuyển nghề? Những điều cần chú ý để chuyển nghề thành công
Chuyển đổi nghề nghiệp thời Covid-19: Lấy ngắn nuôi dài?
7 lời khuyên để viết một CV xuất sắc cho người muốn thay đổi nghề nghiệp
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 65
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 81
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 101
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 214
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 85
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 188
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 185
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 201
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công