Định hướng nghề nghiệp cho Dược sĩ
Các bạn sinh viên Dược nói rằng em không biết lựa chọn nghề nghiệp như thế nào. Ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn một số kiến thức về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho dược sĩ sau khi bạn tốt nghiệp trường Dược, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Khi bạn tốt nghiệp trường Dược, bạn có các sự lựa chọn như:
1. Nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc
Khi làm công việc này, bạn sẽ tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm thuốc có ích cho con người với hiệu quả điều trị cao, nghiên cứu các phản ứng có hại hoặc đánh giá sản phẩm thuốc có đủ tiêu chuẩn để cấp phép lưu hành ra thị trường không?
Do các điều kiện khó khăn về khoa học - kỹ thuật nên việc nghiên cứu ở Việt Nam không được phát triển như các nước Mỹ, Nhật, Pháp…
Bạn có thể xin việc tại các công ty nhà nước như Viện dược liệu, kiểm nghiệm thuốc, việc dịch tễ, y học cổ truyền… hoặc tại các phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất lớn như Dược Hậu Giang, Traphaco, Pymepharco,…
2. Nghiên cứu viên tiến hàng thử nghiệm lâm sàng (CRA)
Trong hoàn cảnh Bộ Y Tế đang có nững chỉ đạo nghiêm khắc để làm trong sạch thị trường Dược phẩm, công việc thử thuốc trên lâm sàng đang có xu hướng phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Trước khi ra mắt một loại thuốc mới ra thị trường thì tiên quyết cần được đi thử nghiệm lâm sàng trên động vật và con người. Công việc của nhân viên CRA chính là liên hệ với các đơn vị nhận thử thuốc trên lâm sàng, phối hợp với họ để tiến hàng các bước thử nghiệm. Nếu thành công, thuốc mới có thể được cấp phép và sản xuất hàng loạt ra thị trường.
Công việc này thoạt nhìn có thể khá đơn giản, tuy nhiên khi đi sâu vào thực hiện mới thấy có khá nhiều công việc phức tạp như:
- Lên đề cương nghiên cứu
- Phối hợp với bên viện nghiên cứu để bảo vệ đề cương
- Theo dõi, đánh giá bệnh nhân trong suốt quá trình thử thuốc
- Đánh giá tác dụng của thuốc trên cơ thể người
Mảng công việc này còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, nếu thực sự yêu thích, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về quy trình và tính chất công việc trước khi bắt đầu “dấn thân” vào ngành nhé.
3. Sản xuất thuốc
Đây là ngành nghề đòi hỏi chuyên môn nhất định mà chỉ những người học Dược chính quy mới có thể đáp ứng được.
Nghề sản xuất thuốc - Hướng nghiệp GPO
Khi làm công việc này bạn phải tự tay điều hành các máy móc trong công xưởng sản xuất dược phẩm.
Ngoài ra, bạn còn phải liên kết mật thiết với bên nghiên cứu để tham mư cách bào chế thuốc giúp tăng thời ian bảo quản, độ bền sinh lý,… cũng như phối hợp với bên kinh doanh để phân phối sản phẩm tốt nhất.
4. Trình dược viên
Hiểu một cách đơn giản thì Trình dược viên chính là nhân viên bán hàng. Và đây được coi là công việc thường được các bạn học Dược lựa chọn, bởi nghề này không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, vì các hãng sẽ đào tạo để đáp ứng việc giới thiệu thuốc đến người dùng như bác sĩ, nhà thuốc, bệnh nhân…
Để trở thành trình dược viên bạn cần có những tiêu chí sau:
- Bạn là người chịu được áp lực
- Bạn là người thích giao tiếp, thích được trinh phục các tính cách khách hàng
- Hãy trang bị cho mình ngoại hình ưa nhìn
Để trở thành một trình dược viên tốt thì bạn nên xin vào các công ty dược được huấn luyện, được đào tạo.
Sau khi đã trở thành một trình dược viên tốt, bạn hãy xây cho mình một lộ trình phát triển để trở thành quản lý trình, có thể là quản lý vùng, hoặc quản lý miền bạn sẽ phát triển được rất nhiều các kỹ năng khác như kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…
Sau khi bạn làm tốt công việc quản lý trình, bạn có thể định hướng và phát triển 1 doanh nghiệp Dược riêng cho chính mình, nó tùy thuộc vào năng lực và khả năng của bạn.
4. Marketing Dược
Nếu ngày trước Marketing là ngành nghề của các ứng viên học chuyên về Marketing. Thì nay các bạn học Dược hoàn toàn có thể “chen chân” vào thị trường này.
Ngành Dược là ngành đặc thù, đòi hỏi người làm Marketing không chỉ có kiến thức nguyên về Marketing mà còn cần cả kiến thức về Dược học.
Miếng bánh này sẽ được chia đều cho cả hai, và để cạnh tranh được với những ứng viên học chuyên về Marketing, bạn cần phấn đấu không chỉ mở rộng kiến thức y dược mà còn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng liên quan đến marketing. Và tất nhiên, nếu bạn làm tốt, bạn dễ dàng chiến thắng họ trên thị trường tuyển dụng.
Công việc marketing dược thực sự là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn học Dược mới ra trường, họ sẽ thực hiện một số việc như:
Thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng cáo qua tivi, mạng xã hội, báo mạng, báo giấy, radio,…
Tổ chức sự kiện, khảo sát, nghiên cứu thị trường,…
Thu hút sự chú ý của khách hàng đến với sản phẩm và gìn giữu tín nhiệm cao cho doanh nghiệp.
5. Dược sĩ lâm sàng
Vai trò của dược sĩ lâm sàng là giải quyết triệt để vấn nạn dùng thuốc hoặc kê đơn không hiệu quả ở các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương.
Nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng bao gồm:
- Hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
- Phối hợp cùng bác sĩ trong việc thiết kế danh mục thuốc cho người bệnh
- Tư vấn, hướng dẫn và sử dụng thuốc cho gia đình (dược sĩ gia đình)
Từ đó giúp nang cao chất lượng kê đơn cũng như sử dụng thuốc hợp lý ở Việt Nam.
Khi theo đuổi ngành nghề này, bạn không chỉ cần có đam mê, mà còn cần phải trang bị cho mình những kiến thức vững chắc về Dược cũng như những hiểu biết liên quan đến quy trình sản xuất, sử dụng thuốc.
6. Bộ phận quản lý dược
Đây là công việc hiếm gặp ở các bạn sinh viên Dược, vì những bộ phận quản lý dược trực thuộc Nhà nước thường đề nghị mức lương khá khiêm tốn cho nhân viên. Vì vậy, những người lựa chọn công việ này không chỉ cần yêu thích nghề, mà gia đình cũng cần có điều kiện đủ để bạn theo đuổi đam mê.
Công việc này bao gồm:
- Quản lý chất lượng, kiểm nghiệm thuốc
- Đấu thầu thuốc ở tỉnh, bệnh viện
- Sở, Phòng Y tế các cấp
Khi thực hiện công việc này, bạn sẽ đóng vai trò quyết định thuốc có được đưa ra bày bán rộng rãi trên thị trường hay không. Những cám dỗ đến voiws bạn có thể rất lớn, nên bạn phải luôn giữ cho mình lương tâm của một thày thuốc chân chính, tuyệt đối nói không với việc đưa thuốc rởm, thuốc giả, kém chất lượng ra thị trường.
7. Kinh doanh nhà thuốc
Đây có thể nói là lĩnh vực được nhiều người nghĩ đến nhiều nhất khi bạn nói bạn học Dược đúng không?
Việc kinh doanh nhà thuốc vẫn luôn là một trong những định hướng nghề nghiệp được nhiều Dược sĩ theo đuổi, và bạn vẫn có thể cân nhắc.
Để kinh doanh nhà thuốc, trước tiên bạn cần trở thành một nhân viên bán hàng nhà thuốc, từ quá trình học việc đến lúc làm nhân viên bán hàng chính thức, bạn nên làm việc từ 6 tháng đến 1 năm để thành thạo hơn về:
Cách tư vấn
Trau dồi các kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp
Tìm hiểu kỹ về việc kinh doanh nhà thuốc cần những yếu tố gì, vận hành như thế nào, có quy trình ra sao,…
Bạn nên xin học việc và làm nhân viên tại các nhà thuốc hay chuỗi nhà thuốc uy tín, có lượng khách đồng, hoặc có chương trình huấn luyện đạo tạo chuyên nghiệp hỗ trợ thuận lợi cho công việc kinh doanh sau này.
Và khi đã thành thạo các kỹ năng, kiến thức kinh doanh, bạn có thể tự tin mở cho mình một nhà thuốc riêng, thuê nhân viên vận hành.
Bước kế tiếp là phát triển cho mình một chuỗi nhà thuốc rộng lớn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?
Gen Z và định hướng nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 48
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 70
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 67
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 91
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 164
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 112
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 231
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 210
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 258
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công