Dự báo điểm chuẩn khối C nhiều ngành lên đến 29 - 30 điểm
Theo các nhà chuyên gia ở các trường Đại học có ngành hot tuyển khối C năm 2022 cũng có những ngành điểm chuẩn sẽ đến 29 - 30 điểm.
Theo GS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), có một biến số nhỏ tác động vào điểm chuẩn năm nay là Bộ GD-ĐT xét nguyện vọng (NV) theo mô hình tập trung, nghĩa là thí sinh (TS) dẫu biết mình đã trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm (hoặc xét tuyển trước) nhưng vẫn phải đợi đến khi cả nước xét tuyển đợt 1 thì mới biết có thật sự trúng tuyển hay không! Như vậy, có thể TS đã đỗ rồi, nhưng trong thời gian chờ đợi, các em lại điều chỉnh NV nên trường chưa chắc đã nhận được TS.
Cũng theo GS Tuấn có thể nhiều trường sẽ phải linh hoạt trong việc dành chỉ tiêu cho các phương thức đồng thời điểm chuẩn của các ngành sẽ còn phụ thuộc vào việc TS đặt NV vào phần mềm đăng ký của Bộ thế nào. Do đó, mặt bằng điểm chuẩn về căn bản sẽ như năm ngoái, nhưng cũng sẽ tăng nhẹ ở một vài ngành.
Điểm chuẩn có cơ hội “hạ nhiệt” ?
GS Tuấn cho biết cách xác định điểm chuẩn từng ngành của Trường ĐH KHXH-NV cũng như mọi năm, nghĩa là có chia chỉ tiêu cho các phương thức, các tổ hợp, nhưng chia một cách tương đối, rồi căn cứ vào chỉ tiêu để lấy từ trên xuống cho đến hết chỉ tiêu theo từng phương thức, từng tổ hợp. Mặt khác, năm nay các đơn vị trong ĐH Quốc gia Hà Nội đều dành phần trăm nhất định chỉ tiêu cho phương thức dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực. Do đó chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm chút ít, theo đó điểm chuẩn có thể tăng nhích lên.
Tiến sĩ Nguyễn Triều Dương, Phó phòng Đào tạo ĐH, Trường ĐH Luật Hà Nội, cho biết trường vẫn dành 49% chỉ tiêu cho phương thức dựa vào kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng có thuận lợi cho TS là ngành “hot” nhất - luật kinh tế (xét tuyển 4 tổ hợp, gồm A, A1, D, C), năm ngoái có 350 chỉ tiêu thì năm nay tăng thêm 100 chỉ tiêu; trong đó xét tuyển phương thức dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là 224 chỉ tiêu. Chỉ tiêu cho tổ hợp khối C 30%, các tổ hợp D 30%, các tổ hợp A và A1 mỗi tổ hợp 20%. Vì thế, có thể điểm chuẩn ngành này nhìn chung sẽ giảm. Tuy nhiên, riêng với khối C thì mức 29,25 điểm (phương thức dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT) chưa hẳn là ngưỡng cao cuối cùng trong lịch sử điểm chuẩn khối C Trường ĐH Luật Hà Nội. “Phổ điểm môn văn và địa khá ổn định, nhưng môn sử tăng, điểm 7 trở lên môn sử nhiều hơn khá nhiều so với năm ngoái. Do đó rất khó dự đoán điểm chuẩn khối C năm nay”, tiến sĩ Dương cho biết.
Tuy nhiên, ông Dương cho rằng do TS đã trúng tuyển bằng các phương thức khác vẫn còn cơ hội điều chỉnh NV nên có thể các trường không tuyển đủ chỉ tiêu cho các phương thức này như dự kiến. Vì thế các trường sẽ tăng chỉ tiêu cho phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT thì có thể điểm chuẩn khối C vẫn có cơ hội hạ nhiệt.
Điểm chuẩn Đại học ngành “hot” khó có thể thấp hơn
Nhưng với các ngành “hot” khối C, GS Tuấn cho rằng điểm chuẩn vẫn sẽ duy trì mức cao, thậm chí là nhỉnh hơn một chút so với năm ngoái, mức tăng sẽ dao động trong khoảng 0,5 - 1 điểm.
Theo phân tích của GS Tuấn, những ngành hot năm ngoái sở dĩ điểm chuẩn chạm trần thang điểm thi là bởi năm ngoái các ngành đó có chỉ tiêu xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm nhiều, nên số lượng chỉ tiêu còn lại cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT ít. Chẳng hạn năm ngoái ngành Hàn Quốc học Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) chỉ có 60 chỉ tiêu, mà đỗ bằng phương thức xét tuyển thẳng đã suýt soát một nửa, nên chỉ tiêu dựa vào kết quả thi cho riêng khối C ngành này chỉ còn khoảng 15 (trong khi có tới 900 - 1.000 NV). Năm nay vẫn áp dụng chính sách cộng điểm ưu tiên như năm ngoái (điểm khu vực tối đa 0,75 điểm, điểm ưu tiên tối đa 2 điểm), do đó TS KV3 chỉ có thể hy vọng trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm, xét tuyển trước.
Còn tiến sĩ Dương thì khuyên TS cũng nên để ý điểm ở tổ hợp khác của mình, để cân nhắc dùng tổ hợp nào dùng đăng ký NV1. Ví dụ, một TS đạt 28 điểm tổ hợp C, còn tổ hợp D thì thấp hơn một chút (27 điểm chẳng hạn), mà muốn đăng ký vào ngành luật của Trường ĐH Luật Hà Nội thì sử dụng điểm của tổ hợp D sẽ lợi hơn dùng điểm tổ hợp C. Hoặc nếu điểm khối D1 cao thì có thể đăng ký ngành ngôn ngữ Anh, luật thương mại quốc tế (các ngành này không lấy khối C), chứ không nhất thiết phải là luật hay luật kinh tế. “Trường ĐH Luật Hà Nội có chủ trương hết năm thứ nhất, với những em học khá trở lên thì được đăng ký học song ngành, khi đó các em có thể đăng ký học luật kinh tế”, TS Dương cho biết.
Theo Báo Thanh Niên
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 116
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các học sinh cần lưu ý một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) từ năm 2025.
Xem thêm [+]Hàng loạt đại học hot giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 104
Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Xem thêm [+]Tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét tốt nghiệp THPT: Con dao 'hai lưỡi'?
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 96
Hướng tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT lên thành 50% từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT dự kiến đem đến nhiều ý kiến trái chiều. Chuyên gia cho rằng đây là ‘con dao hai lưỡi’ khi có thể tiếp tục tạo đà cho việc ‘lạm phát’ điểm học bạ.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Xét học bạ sớm, giành suất vào đại học
Ngày đăng: 19/05/2023 - Lượt xem: 2981
Nhiều phụ huynh có con học lớp 12 đánh giá cao hình thức nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ, giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Xem thêm [+]Cẩn thận… 'trắng tay' với xét tuyển sớm
Ngày đăng: 10/05/2023 - Lượt xem: 3907
Theo quy định, trước 17 giờ 00 ngày 8/7, các cơ sở đào tạo mới phải hoàn thành công tác xét tuyển sớm.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công