Đừng làm ở doanh nghiệp có những dấu hiệu này
Việc chấp nhận ứng tuyển vào một công ty không phù hợp với bạn, hoặc là một nơi làm việc cực kỳ tiêu cực, chắc chắn là một nguyên nhân khiến các ứng viên trở nên khốn khổ về sau.
Vậy, thì các ứng viên phải làm gì khi đi xin việc nhỉ? Lời khuyên của chúng tôi là hãy chú ý đến tất cả mọi thứ trong mỗi lần tiếp xúc với nhà tuyển dụng tiềm năng. Hãy coi các cuộc phỏng vấn, các cuộc trao đổi qua email, gọi điện thoại và các chuyến thăm quan văn phòng là một cách để tìm hiểu sơ qua về doanh nghiệp. Thường là sau khi đến thăm một văn phòng,thì linh tính có thể cho bạn biết rằng liệu đây có phải là một công ty tồi hay không.
Thực tế là không ai thích từ chối một cơ hội tuyển dụng cả, nhưng thà thế còn hơn là nhận một công việc ở một công ty mà mình sẽ không hài lòng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo rằng công ty bạn đang ứng tuyển không phải là 1 sự lựa chọn tốt.
1. Bạn không có cơ hội tham gia phỏng vấn với người sẽ trực tiếp quản lý mình
Ví dụ khi bạn tham gia phỏng vấn cho vị trí trưởng nhóm kế toán tại một công ty lớn, và danh sách người phỏng vấn không có giám đốc phòng ban kế toán - cấp trên trực tiếp của bạn sau này. Và yêu cầu của bạn để được giới thiệu và trò chuyện nhanh với người ấy đã bị từ chối, với lý do là vì anh/chị ta không phải là người ra quyết định.
Trong trường hợp này, đó là dấu hiệu của một công ty tồi. Liệu bạn có thực sự muốn làm việc tại một công ty mà người sếp của bạn sẽ không có tiếng nói trong việc lựa chọn cấp dưới của mình không? Bạn có muốn nhận một vị trí trong bộ phận mà người quản lý trực tiếp không được tin tưởng để đưa ra quyết định tuyển dụng không? Liệu bạn có được tin tưởng để đưa ra bất kỳ quyết định nào không? Đó có thể là dấu hiệu của một công ty có văn hóa tồi.
Nếu ở trong tình huống tương tự, thì bạn nên suy nghĩ kỹ về tình hình hiện tại. Sự phù hợp với tính cách và phong cách làm việc cấp trên trực tiếp là yếu tố then chốt để bạn có thể hài lòng với công việc. Tính tự chủ cá nhân cũng rất quan trọng. Nếu bạn không có cơ hội phỏng vấn với người sẽ trở thành cấp trên trực tiếp của mình, thì hãy cẩn thận vì khả năng là công ty bạn đang ứng tuyển có vấn đề về văn hóa doanh nghiệp.
2. Phân công công việc không rõ ràng
Nếu mô tả công việc mơ hồ và không ai có thể giải thích rõ là vai trò của bạn sẽ như thế nào thì hãy ứng tuyển vào chỗ khác. Điều này có thể báo hiệu rằng đây là một nơi mà khó để phát triển (cả về mặt cá nhân và về mặt chuyên môn).
3. Công ty thiếu tôn trọng hoặc không chuyên nghiệp
Hầu hết các công ty đều cố gắng hết sức để trở nên chuyên nghiệp và dễ gần (ít nhất là trong các buổi phỏng vấn). Thế nên đó sẽ là một cú sốc lớn khi bạn chứng kiến một hành vi thiếu tôn trọng. Ví dụ như là hủy phỏng vấn vào phút chót mà không có lời xin lỗi hay là người phụ trách tuyển dụng còn nhắn tin trong khi phỏng vấn. Bạn không cần phải chịu đựng những hành vi thiếu chuyên nghiệp này đâu nhé. Những hành vi này cũng bao gồm việc người phụ trách tuyển dụng nói đùa về phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hoặc là nói xấu. Đó là những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy đây là một công ty tồi mà bạn sẽ không muốn làm việc.
Ngay cả những điều tưởng chừng như vô hại như là lâu lâu nhà tuyển dụng mới liên lạc lại cho bạn cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp. Bạn hãy coi quá trình phỏng vấn như một “bản xem trước” để xem là mọi thứ sẽ như thế nào khi làm việc tại công ty này. Hành vi thiếu chuyên nghiệp là dấu hiệu của một công ty tồi, và bạn có thực sự muốn làm việc ở đó không?
Chắc chắn là bạn rất dễ viện cớ, đặc biệt khi bạn thực sự muốn và thích vị trí công việc đang ứng tuyển (“Họ phải phỏng vấn hàng tá ứng viên cơ mà!” và “Chắc hẳn là tuần này họ bận”). Việc doanh nghiệp còn phải đánh giá các ứng viên khác và đang bận rộn không phải là lý do hợp lệ để “treo giò” bạn. Tất cả những gì họ chỉ cần làm là cân nhắc và dành một phút để gửi nhanh một email “Chúng tôi không bỏ quên ứng viên, đây vẫn là 1 phần của quá trình phỏng vấn”. Nói tóm lại là bạn nên đặt một tiêu chuẩn về mức độ chuyên nghiệp của các công ty nhé.
4. Công ty có tai tiếng
Internet giúp các ứng viên có thể kiểm tra về danh tiếng của các doanh nghiệp 1 cách dễ dàng hơn. Kiểm tra các trang web như Glassdoor để xem đánh giá và tìm xem công ty mình đang ứng tuyển có dấu hiệu của một công ty tồi hay không. Hãy đọc tất cả các thông tin về doanh nghiệp và chú ý đến các chi tiết được đề cập đến.
Nếu bạn biết ai đó đã làm việc tại công ty này (hoặc hiện đang ở đó) thì hãy liên hệ với họ và hỏi một vài câu hỏi mở. Hãy hỏi xem cảm giác khi làm việc ở đó như thế nào, điều gì được đánh giá cao nhất hoặc khiến bạn thất vọng nhất và lắng nghe để học hỏi càng nhiều càng tốt.
5. Có một mẫu người thường chọn cách rời khỏi doanh nghiệp
Nếu bạn quan sát thấy có một mẫu người thường nhảy việc ở doanh nghiệp mình đang ứng tuyển thì hãy coi đó như một dấu hiệu và hỏi thêm về điều này. Bạn nên hỏi mọi người mà mình tiếp xúc là “đã gắn bó với công ty bao lâu”. Nếu bạn nhận thấy rằng hầu như tất cả mọi người đều là người mới đi làm ở chỗ này thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một công ty tồi. Trong trường hợp đó, bạn cần cân nhắc kỹ hơn xem mình có nên đi làm ở chỗ này hay không (trừ khi bạn đang phỏng vấn tại một công ty khởi nghiệp).
6. Mọi người đang nói xấu nhau
Nếu người quản lý tuyển dụng nói chuyện phiếm hoặc phàn nàn về các nhân viên hoặc các bộ phận khác một cách thiếu chuyên nghiệp thì đó là một dấu hiệu xấu. Việc nói những điều tiêu cực về mọi người và coi đó như một điều bình thường trong văn hóa doanh nghiệp cho thấy rằng mức độ tin cậy và hợp tác ở doanh nghiệp là không thể chấp nhận được.
7. Ấn tượng ban đầu là công ty có vẻ như đang vực ứng viên
Nếu bạn cảm thấy rằng mình - với tư cách là một ứng viên cảm thấy rằng doanh nghiệp đang ứng tuyển đang nghi ngờ gì đó về mình thì hãy chú ý nhé. Việc doanh nghiệp kiểm tra lý lịch và tham chiếu các thông tin về ứng viên là điều rất bình thường - trên thực tế, bạn nên nghi ngờ các công ty mà chỉ nhanh nhanh chóng chóng để nhận ứng viên vào làm mà không kiểm tra hay tham chiếu gì cả. Tuy nhiên, tất cả các kiểm tra về ứng viên từ phía doanh nghiệp phải được thực hiện với một thái độ bình thường, trung lập. Nếu doanh nghiệp đang ứng tuyển yêu cầu bạn phải giải thích hoặc biện hộ cho bản thân ( trong khi đó mình không làm gì sai) thì hãy cân nhắc xin việc ở chỗ khác.
8. Không khí tại văn phòng chán nản hoặc không mấy vui vẻ
Bộ não của bạn không chỉ chú ý và phân tích về logic hoặc những con số, và cảm giác khó chịu và lo lắng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy rằng doanh nghiệp đang ứng tuyển có điều gì đó không ổn. Bạn nên chú ý đến giọng điệu của các biển báo của doanh nghiệp, biểu hiện trên khuôn mặt của mọi người và nội dung cuộc trò chuyện của các nhân viên trong văn phòng với nhau mà bạn tình cờ nghe được. Hãy tưởng tượng là đang làm việc trong văn phòng này mỗi ngày, và chú ý đến cảm giác của mình ra sao.
Nhìn chung, hãy tận dụng buổi phỏng vấn xin việc, coi nó như một cuộc thử nghiệm xem cảm giác làm việc ở doanh nghiệp mới này sẽ ra sao. Nếu có cơ hội, hãy thử ghé thăm văn phòng này vào buổi sáng để tìm hiểu về lộ trình đi làm hàng ngày của bạn. Kiểm tra các địa điểm ăn trưa và quán cà phê. Hãy nhớ rằng đây là cơ hội để bạn tìm hiểu mọi thứ có thể để đưa ra quyết định sáng suốt. Cuối cùng, hãy nghe theo linh tính mình mách bảo - điều đó sẽ cho thấy tất cả các dấu hiệu của một công ty tồi mà bạn cần tránh.
Quang Vinh - Theo TopResume
Xem thêm:
- 7 dấu hiệu cho thấy rằng bạn đã ghi điểm trong buổi phỏng vấn
- 5 cách giúp bạn đánh giá văn hóa doanh nghiệp ngay trong buổi phỏng vấn
Bài viết khác
Nhân sự IT lương đến 70 triệu đồng/tháng, vung tiền mà tuyển mãi không đủ
Ngày đăng: 11/04/2025 - Lượt xem: 29
Nhân sự IT lương đến 70 triệu đồng/tháng, vung tiền mà tuyển mãi không đủ
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm: Nhiều ngành nghề có triển vọng, lương cao trong năm 2025
Ngày đăng: 11/04/2025 - Lượt xem: 27
Cơ hội việc làm: Nhiều ngành nghề có triển vọng, lương cao trong năm 2025
Xem thêm [+]Dân văn phòng hỏi DeepSeek: "Làm sao để tăng lương nhanh nhất?" - Câu trả lời của AI khiến nhân viên giật mình còn sếp nào cũng ái ngại
Ngày đăng: 07/04/2025 - Lượt xem: 132
Dân văn phòng hỏi DeepSeek: "Làm sao để tăng lương nhanh nhất?" - Câu trả lời của AI khiến nhân viên giật mình còn sếp nào cũng ái ngại
Xem thêm [+]Ngành học cực hiếm, Việt Nam chỉ có 3 ĐH đào tạo: Trước bị phụ huynh chê, nay “khát” 30.000 nhân lực, lương tháng gần 60 triệu đồng
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 161
Ngành học cực hiếm, Việt Nam chỉ có 3 ĐH đào tạo: Trước bị phụ huynh chê, nay “khát” 30.000 nhân lực, lương tháng gần 60 triệu đồng
Xem thêm [+]MỘT NGÀNH NGHỀ có nguy cơ bị AI đào thải: Ứng viên phải vững 2 KỸ NĂNG mới 'sống ngon, sống khoẻ', được nhiều doanh nghiệp săn đón
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 105
MỘT NGÀNH NGHỀ có nguy cơ bị AI đào thải: Ứng viên phải vững 2 KỸ NĂNG mới 'sống ngon, sống khoẻ', được nhiều doanh nghiệp săn đón
Xem thêm [+]Nhóm nạn nhân đầu tiên của DeepSeek đã xuất hiện: Một công ty sa thải 95% nhân viên, số nhân viên còn lại xin chuyển sang công việc dọn dẹp - Chuyên gia chỉ cách sống sót trong thời đại AI
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 76
Nhóm nạn nhân đầu tiên của DeepSeek đã xuất hiện: Một công ty sa thải 95% nhân viên, số nhân viên còn lại xin chuyển sang công việc dọn dẹp - Chuyên gia chỉ cách sống sót trong thời đại AI
Xem thêm [+]Một ngành học KHÔNG CHO PHÉP bạn "im lặng": Thích soi, thích hóng và kể chuyện, đây chính là thiên đường!
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 194
Một ngành học KHÔNG CHO PHÉP bạn "im lặng": Thích soi, thích hóng và kể chuyện, đây chính là thiên đường!
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học 2025: Các trường lúng túng việc quy đổi điểm
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 104
Tuyển sinh đại học 2025: Các trường lúng túng việc quy đổi điểm
Xem thêm [+]Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày đăng: 04/04/2025 - Lượt xem: 256
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xem thêm [+]Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 388
Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công