F&B là gì? Tất tần tật về Ngành F&B
F&B là thuật ngữ bạn thường bắt gặp trong lĩnh vực nhà hàng hay các loại hình kinh doanh ăn uống. Vậy bạn đã hiểu rõ F&B là gì hay chưa? Sau đây Hướng nghiệp GPO sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật về ngành F&B. Bạn hãy theo dõi để hiểu rõ hơn về ngành F&B này nhé!
Khái niệm F&B là gì?
F&B là viết tắt của Food and Beverage, được biết đến là loại hình dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.
Bạn có thể tìm thấy dịch vụ F&B trong các khách sạn và các đơn vị kinh doanh F&B độc lập (nhà hàng, bar, cafe, pub,…). Dịch vụ F&B trong các khách sạn và các đơn vị kinh doanh độc lập không giống nhau. Trong khách sạn, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng lưu trú tại khách sạn, dịch vụ F&B còn cung cấp các dịch vụ khác như: tổ chức liên hoan, sinh nhật, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách hàng,… Tại các khách sạn lớn, với số lượng nhân viên đông, F&B còn phụ trách việc ăn uống cho nhân viên của khách sạn.
Phạm vi hoạt động của F&B ở mỗi nơi cũng rất khác nhau. Trong các khách sạn lớn, với đầy đủ tiện ích, thì sẽ có quầy giải khát và khu vực ẩm thực riêng. Còn trong các khách sạn nhỏ hơn thì dịch vụ F&B sẽ chỉ được cung cấp trong một không gian nhất định.
Vai trò của ngành F&B là gì?
Trong lĩnh vực nhà hàng và kinh doanh ăn uống, F&B giữ các vai trò quan trọng sau đây:
1- Thúc đẩy doanh thu
Sự phát triển của xã hội khiến nhu cầu dịch vụ của khách hàng cũng từ đó mà nâng cao hơn. Ngày nay, việc tổ chức các bữa tiệc sang trọng trong những khách sạn lớn quá quen thuộc với chúng ta. Bởi vì hoạt động này mang lại cho khách sạn nguồn thu nhập rất lớn, nên phát triển dịch vụ F&B đúng hướng trở thành chiến lược kinh doanh quan trọng, giúp gia tăng đáng kể doanh thu.
2- Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng
Để nhận được sự đánh giá cao của khách hàng, các chủ khách sạn đặc biệt chú ý đến chất lượng dịch vụ F&B. Một khi đáp ứng tốt nhu cầu giải trí, ăn uống của khách hàng, thì khách sạn sẽ nhận được phản hồi tốt, cũng như khách hàng sẽ quay lại sử dụng dịch vụ của khách sạn trong tương lai.
3- Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Việc khách hàng so sánh chất lượng dịch vụ giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, cách tốt nhất giúp doanh nghiệp tạo được dấu ấn tốt đẹp với khách hàng đó là quan tâm đến chất lượng dịch vụ F&B. Những doanh nghiệp có dịch vụ F&B với giá cả hợp lý, ẩm thực độc đáo, không gian và chất lượng dịch vụ tốt sẽ có khả năng chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất. Có chất lượng dịch vụ tốt sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách hàng, độ nhận diện thương hiệu cũng mở rộng hơn.
4- Công cụ marketing hiệu quả
Khi nhà hàng có những món ăn, đồ uống độc lạ có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của công chúng. Với việc người này truyền miệng tới người kia, doanh nghiệp có thể nghiễm nhiên tiếp thị dịch vụ của mình mà không tốn chi phí, trong khi hiệu quả lại rất cao. Hơn nữa điều này vô hình chung còn giúp gia tăng giá trị thương hiệu.
5- Bán “chéo” các dịch vụ khác
Với những nhà hàng, khách sạn kinh doanh tổ hợp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, thì việc có dịch vụ F&B chất lượng sẽ là chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp thu hút khách hàng tiếp tục sử dụng các dịch vụ khác. Bạn có thể hình dung thế này, ban đầu khách hàng đến khách sạn vì dịch vụ F&B của doanh nghiệp, nhưng sau đó họ phát hiện doanh nghiệp có các dịch vụ khác như spa, karaoke, shopping,…, thì họ sẽ muốn thử trải nghiệm các dịch vụ đó.
Hướng nghiệp GPO
Các bộ phận trong ngành F&B
Tại các nhà hàng, khách sạn lớn từ 3-4 sao trở lên, thì F&B sẽ bao gồm các bộ phận sau đây:
1- Lobby bar (quầy bar)
Đây là nơi cung cấp đồ uống cho khách hàng và cũng là nơi để khách hàng thư giãn, giải trí và trải nghiệm những điều mới. Hiện nay quầy bar là khu vực khá phổ biến, nhưng chất lượng và cung cách phục vụ nơi đây có thể mang đến niềm vui cho khách hàng và thể hiện đẳng cấp của khách sạn.
2- Restaurant (nhà hàng)
Nhà hàng là khu vực đặc biệt quan trọng trong ngành F&B. Tại đây khách hàng sẽ được phục vụ những bữa ăn chất lượng với cách phục vụ chuyên nghiệp nhất, cả ngày lẫn đêm.
3- Room service (dịch vụ phòng)
Dịch vụ phòng tại khách sạn cần đảm bảo đáp ứng 24/24 giờ. Ngoài ra, dịch vụ này còn bao gồm cả việc ăn uống tại phòng.
4- Banquet (yến tiệc)
Bộ phận này mang lại doanh thu lớn nhất trong chuỗi dịch vụ F&B. Trách nhiệm của bộ phận banquet là tổ chức các buổi tiệc, sự kiện, …, theo yêu cầu của khách hàng.
5- Executive Lounge
Bộ phận này cung cấp những dịch vụ cao cấp nhất trong khách sạn, đồ ăn thức uống được chế biến tốt nhất, cầu kỳ nhất và đẳng cấp nhất.
6- Kitchen (bếp)
Bộ phận này phụ trách việc chế biến các món ăn sao cho khách hàng hài lòng nhất mà vẫn tạo được nét riêng. Đồng thời, họ còn phải nghiên cứu các món ăn để đảm bảo phù hợp với khẩu vị địa phương.
Những vị trí công việc trong ngành F&B
1- Cấp quản lý
F&B manager: Giám đốc bộ phận F&B
Restaurant Manager: Quản lý nhà hàng
2- Trưởng nhóm
Reception Head Waiter: Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn
Maitre d’hotel / Head Waiter: Trưởng nhóm phục vụ
Station Head Waiter: Trưởng nhóm phục vụ bàn
3- Nhân viên
Chef de Rang: Nhóm phó
Demi – Chef de Rang: Nhóm phó bổ khuyết
Sommelier / Wine Waiter: Nhân viên phục vụ rượu vang
Commis de Rang: Nhân viên trực bàn
Débarrasser / Apprentice: Nhân viên học việc
Carve / trancheur: Nhân viên chia đồ ăn
Chef d’Étage / Floor Waiter: Nhân viên trực tầng
Chef de Salle / Lounge Waiter: Nhân viên trực sảnh
Host / Hostess: Nhân viên đón tiếp
Cocktail Bar Person / Bartender: Nhân viên pha chế rượu
Chef de Buffet: Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn
Banqueting staff: Nhân viên tiệc
Hướng nghiệp GPO
Những yêu cầu đối với người làm trong ngành F&B
Để làm việc trong ngành F&B, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
1- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ bài bản
2- Có kinh nghiệm thực tế
3- Có sức khỏe tốt, có thể làm việc liên tục trong thời gian dài
4- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và nhanh nhẹn
5- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là bàn tay
6- Có thái độ thân thiện, vui vẻ với khách hàng và hòa đồng với đồng nghiệp
Triển vọng nghề nghiệp
Theo nghiên cứu toàn cảnh ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam, thì ngành F&B có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B tại nước ta đã kéo theo nhu cầu nhân lực trong ngành này tăng theo. Từ những vị trí không yêu cầu nhiều kinh nghiệm như thu ngân, tiếp tân, nhân viên phục vụ,…, đến những vị trí quản lý có nhiều kinh nghiệm như quản lý, đầu bếp, bartender,…, đều được các doanh nghiệp tuyển dụng liên tục.
Thực tế cũng cho thấy rằng, những việc làm ngắn hạn trong ngành F&B là những việc làm dễ tìm nhất hiện nay. Do đó, nếu bạn yêu thích môi trường làm việc trẻ trung, năng động và nhiều thử thách thì những việc làm trong ngành F&B hoàn toàn phù hợp với bạn.
Trên đây là tất tần tật về ngành F&B Hướng nghiệp GPO mà muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ được F&B là gì cũng như vai trò và tiềm năng phát triển của ngành F&B tại Việt Nam. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Lại Hằng
Theo hrchannels.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tư vấn hướng nghiệp: 08 bước đơn giản để chọn đúng ngành nghề
Tư Vấn Hướng Nghiệp: Chọn Ngành Học Phù Hợp Có Thật Sự Khó?
TƯ VẤN: Ðịnh hướng nghề nghiệp tương lai như thế nào cho đúng?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 43
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 69
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 64
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 90
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 230
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 208
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 257
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công