Hãy hỏi nhà tuyển dụng 5 câu hỏi sau khi đi phỏng vấn
Khi người phỏng vấn hỏi "Bạn có câu hỏi nào cho tôi không?",thì hãy trả lời là "CÓ!". Rất nhiều ứng viên quên mất rằng các doanh nghiệp muốn tìm kiếm những người chủ động. Họ không quan tâm đến những người chỉ có thể làm tốt công việc. Thể nên, để gây ấn tượng với người quản lý tuyển dụng khi đi phỏng vấn, hãy hỏi họ 5 câu hỏi sau đây trước khi ra về.
1. Bạn mong đợi điều gì ở những người làm ở vị trí này?
Các mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng thường là biệt ngữ marketing được sử dụng để thu hút càng nhiều sự chú ý đến vị trí tuyển dụng càng tốt và đôi khi các yêu cầu phức tạp về công việc sẽ không được đề cập tới. Thế nên, việc đặt câu hỏi này sẽ giúp xác định rõ những công việc mình sẽ làm và những kỳ vọng của doanh nghiệp. Các nhà quản lý tuyển dụng mong rằng ứng viên sẽ hỏi những câu hỏi như này và tôn trọng chúng. Hơn thế nữa, việc ứng viên yêu cầu giải thích các yêu cầu công việc một cách chi tiết cho người phỏng vấn thấy rằng đối phương quan tâm đến vị trí ứng tuyển, muốn biết tất cả các thông tin trước khi đưa ra quyết định và có đủ sự tự tin và chủ động để đặt ra những câu hỏi khó.
2. Liệu những kỳ vọng về công việc có thay đổi theo thời gian không?
Câu hỏi này cũng mang lại lợi ích tương tự câu hỏi bên trên. Ứng viên nên hỏi câu này sau khi hỏi câu hỏi bên trên vì nó giúp đảm bảo rằng bạn hiểu bản thân mình đang làm gì và hiểu rõ các tiềm năng trong tương lai.
Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý nhé. Nhiều nhà quản lý tuyển dụng sẽ né tránh câu hỏi này bằng cách lặp lại các câu trả lời trước đó hoặc nói những câu chung chung, nhạt nhẽo. Không phải là họ không muốn trả lời câu hỏi của bạn; có thể là họ không muốn dành cho bạn “thế thượng phong” khi đàm phán lương. Nếu họ không muốn trả lời một cách thẳng thắn thì hãy ghi nhớ để cận nhắc lại khi thảo luận về lương.
3. Một ngày điển hình ở công ty sẽ như thế nào?
Hỏi về các hoạt động và tìm hiểu về cách làm việc ở doanh nghiệp mới thể hiện mong muốn cống hiến cho công ty và sự quan tâm đến từng chi tiết. Những người phụ trách tuyển dụng thường sẽ bắt đầu bằng cách giải thích các lịch trình, sự kiện và dự án cơ bản. Đừng mong đợi - hoặc thúc ép - người ta giải thích chi tiết về khách hàng và dự án bởi lẽ họ vẫn phải bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
Thay vào đó, hãy hỏi kỹ hơn về bầu không khí khi làm việc tại công ty và con người nơi đây. Bạn cũng nên hỏi về các hoạt động của công ty, các chuyến dã ngoại và các sáng kiến khác nhằm gắn kết các thành viên lại với nhau. Các giám đốc điều hành khi phỏng vấn ứng viên thường thích nói về mối quan hệ của họ với các nhân viên, vì vậy họ sẽ vui vẻ trả lời câu hỏi này.
4. Bạn dự kiến rằng công ty sẽ đứng ở đâu trong 5 năm tới?
Câu hỏi này phục vụ 2 mục đích. Đầu tiên, tất cả chúng ta đều muốn sự ổn định và câu trả lời của người quản lý tuyển dụng sẽ cho bạn biết công ty này ổn định đến mức nào. Ai lại muốn làm việc cho một doanh nghiệp mà thường sa thải nhân viên trong tương lai gần chứ nhỉ? Đặt câu hỏi này cũng cho người quản lý tuyển dụng biết rằng bạn quan tâm đến công ty và muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài. Có một sự thật là các nhà quản lý tuyển dụng thường muốn tuyển những ứng viên có ý định gắn bó lâu dài (hơn một vài năm).
5. Các bước tiếp theo trong quy trình phỏng vấn là gì?
Hỏi về các bước tiếp theo cho thấy bạn là người lạc quan và mong muốn nhận được công việc. Các nhà quản lý tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên tự tin vào bản thân mình. Tuy nhiên, đừng tỏ ra quá háo hức, vì sự tự tin quá mức có thể được hiểu là bạn đang kiêu ngạo. Ngoài ra, việc hỏi về các bước tiếp theo cũng giúp bạn tìm hiểu được thêm các thông tin cần thiết và không còn phải lo lắng.
Làm cách nào để chọn những chủ đề tốt nhất để hỏi người quản lý tuyển dụng?
Đây là những ví dụ điển hình về các câu hỏi để hỏi người phỏng vấn, chứ không phải là một danh sách đầy đủ. Các ứng viên có thể tự đưa ra thêm một vài câu hỏi khác.
- Về công việc: Hỏi về các vị trí cụ thể. Người quản lý tuyển dụng cần phải sẵn sàng giải thích rõ hơn về công việc của ứng viên. Đừng chỉ yêu cầu họ trả lời lại các mục được liệt kê trong mô tả công việc. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi về các mục bạn chưa hiểu hoặc không được liệt kê.
- Về các yêu cầu của doanh nghiệp: Hãy đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng cho vị trí công việc đang ứng tuyển. Hãy hỏi về ngày bắt đầu làm việc và những điều kiện cần hoàn thành trước khi được tuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi về khóa đào tạo hoặc các thiết bị đặc biệt mà sẽ cần sử dụng. Trong thực tế, có một số công ty yêu cầu nhân viên mới phải tham gia một lớp học kéo dài khoảng 1 tuần để chuẩn bị cho vị trí công việc mới.
- Về doanh nghiệp: Kỳ vọng của doanh nghiệp về ứng viên và yêu cầu của công việc là hai điểm thảo luận chính, nhưng bạn vẫn cần hiểu rõ về công ty trước khi đảm nhận công việc. Tìm hiểu xem doanh nghiệp mà mình sắp sửa làm việc thật sự như thế nào. Hãy đảm bảo rằng bạn có kiến thức cơ bản về công ty từ trước và chỉ đặt câu hỏi khi không thể tìm thấy thông tin trên mạng.
- Về con người: Các nhà quản lý tuyển dụng sẽ rất sẵn lòng nói về phẩm chất và sự hài lòng của các thành viên trong doanh nghiệp. Bạn nên hỏi chi tiết về những kiểu người mà mình sẽ làm việc cùng, nhưng đừng tập trung quá nhiều vào tính cách của họ bởi lẽ người quản lý tuyển dụng có thể cho rằng bạn chỉ cảm thấy thoải mái khi làm việc với những người phù hợp với tính cách của mình. Ngoài ra, bạn nên hỏi xem là mình sẽ làm việc theo nhóm hay làm cá nhân.
- Về bầu không khí của doanh nghiệp: Các giám đốc điều hành muốn nhân viên luôn vui vẻ, khỏe mạnh và làm việc hiệu quả. Thế nên, bạn hãy hỏi người quản lý tuyển dụng về những lợi ích đặc biệt không được đề cập trong mô tả công việc. Công ty có chương trình khuyến khích sống lành mạnh không? Những sự kiện đặc biệt nào thường được tổ chức vào các ngày lễ? Công ty có “hộp thư góp ý” hoặc khuyến khích các ý tưởng và đóng góp cởi mở không?
Hãy quan tâm đến người quản lý tuyển dụng
Thời gian rất có giá trị, đặc biệt là khi bạn là một giám đốc tuyển dụng và phải phụ trách hơn 20 cuộc phỏng vấn mỗi tuần. Đừng lãng phí thời gian của họ với những cuộc trò chuyện hoặc câu hỏi phù phiếm. Thế nên hay nghiên cứu về công ty, công việc, sự cạnh tranh và thị trường trước khi đến phỏng vấn. Đặt những câu hỏi mới, có nghĩa là bạn không nên hỏi các thông tin mà có thể dễ dàng tìm thấy trên trang chủ của công ty. Người quản lý tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đã không tìm hiểu về công ty nên mới phải hỏi như này. Thay vào đó, họ muốn các ứng viên đặt những câu hỏi hấp dẫn và thể hiện rằng mình quan tâm đến công ty và vị trí công việc.
Mặt khác, hãy ghi nhớ những hạn chế về thời gian. Câu hỏi đầu tiên của bạn nên có múc địch là xem người phụ trách tuyển dụng có thêm thời gian rảnh cho mình hay không. về thời gian “Tôi có một vài câu hỏi dành cho bạn. Nhưng tôi không muốn lãng phí thời gian của ảnh/chị. Chúng ta còn bao nhiêu thời gian nhỉ?" Điều này thể hiện sự tôn trọng. Nếu người phỏng vấn bảo với bạn rằng họ không còn nhiều thời gian cho buổi phỏng vấn thì hãy giới hạn lại, chỉ hỏi những thông tin thực sự cần biết (tức là các yêu cầu tuyển dụng cụ thể, các bước tiếp theo, mức lương và lợi ích, ...).
Quang Vinh - Theo TopResume
Xem thêm:
- 5 cách giúp bạn đánh giá văn hóa doanh nghiệp ngay trong buổi phỏng vấn
- Cách giúp bạn thể hiện kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 35
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 59
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 282
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công