Học ngành luật có tương lai không?
1. Học ngành luật có dễ hay không?
Nhiều học sinh cho rằng học luật khô khan và phải thuộc lòng rất nhiều điều luật rắc rối. Nhưng thực tế học ngành Luật không hề tiêu cực như vậy. Học luật hay học bất kỳ ngành nghề nào thì việc học thuộc lòng cũng là điều tối kỵ. Bởi khi học Luật người học cần có đam mê và sự đầu tư đối với ngành học. Để có thể tìm hiểu và áp dụng triệt để pháp luật.
Trong các buổi giảng dạy, trao đổi, giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, sinh viên sẽ tìm hiểu về các chủ đề của môn học và khẳng định thành quả nghiên cứu của mình. Chính những phát biểu, bài tiểu luận và thuyết trình của sinh viên sẽ giúp bản thân rút ra những bài học cốt yếu của môn học, của điều luật.
Trong quá trình học ngành Luật thì sinh viên cũng sẽ được tiếp cận các tình huống từ đó vận dụng pháp luật để giải quyết tình huống. Những bài tập này không khác gì so với công việc tư vấn pháp lý mà sinh viên sẽ phải thực hiện trong công tác sau này, vì thế, trở nên vô cùng lý thú và hữu ích.
Khi học Luật Hầu hết các môn đều cho phép sử dụng tài liệu khi làm bài thi. Tuy nhiên, sinh viên phải nhớ được các nguyên lý cốt lõi, từ đó mới có thể để tra cứu và vận dụng pháp luật chính xác và hiệu quả.
Bởi vậy để đánh giá học ngành Luật có khó không còn tùy vào năng khiếu và đam mê của từng bạn đối với ngành nghề này.
2. Học ngành luật có tương lai không?
2.1. Mức lương của cử nhân ngành luật
Ngành Luật là một trong những ngành được coi trọng trong xã hội và được đánh giá cao bởi lượng kiến thức và độ khó (đối với người không thuộc chuyên ngành) trong việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật. Nhưng sự thật thì ngành Luật không chỉ được đánh giá cao mà mức lương của ngành nghề này còn có một số rất hấp dẫn. Chính vì vậy, mà số lượng người chọn học ngành Luật không có dấu ít chững lại mà còn số ngày càng nhiều.
Mức lương hấp dẫn là điều mà không chỉ sinh viên học ngành luật nói riêng mà tất cả mọi người khi làm việc đều mong muốn. Theo đó, sinh viên học Luật ngay từ thời điểm ra trường đã có thể chọn những công việc có mức lương hấp dẫn như khối công việc về kinh tế, doanh nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài,..
2.2. Học ngành luật có thể làm việc đa ngành nghề
Thất nghiệp là vấn đề ám ảnh nhất đối với tất cả mọi người. Nhưng với lợi thế học Luật thì số lượng công việc dành cho người học luật là không đếm xuể. Bởi người học ngành nghề này không chỉ bị gói gọn trong các công việc tại cơ quan nhà nước mà còn có thể làm việc tại doanh nghiệp ở nhiều chức vụ, phòng ban trong nhiều vai trò khác nhau
Theo đó, với bằng tốt nghiệp trường luật, cử nhân có thể làm những việc sau đây:
- Luật sư;
- Thẩm phán;
- Kiểm sát viên;
- Thư ký tòa án;
- Chuyên viên pháp lý;
- Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước;
- Pháp chế doanh nghiệp;
- Công chứng viên;
- Giảng viên;
- Trợ giúp viên pháp lý;
- Chấp hành viên;
- Quản tài viên;
- Báo cáo viên pháp luật;
- Thư ký luật sư;
- Trọng tài viên;- Nhân viên xử lý nợ tại Ngân hàng,...
Với những chia sẻ trên thì có thể các bạn sinh viên đã tìm được câu trả lời cho chính bản thân mình rằng học ngành Luật có tương lại không? Nhưng các bạn cũng cần lưu ý rằng đối với ngành Luật hay bất cứ ngành nghề nào thì cơ hội phát triển đều có. Nên bên cạnh xác định lợi thế của ngành nghề thì tâm huyết và đầu tư cho công việc sẽ giúp sinh viên phát triển hơn trong ngành nghề mình lựa chọn.
Theo Ngọc Nhi - nhanlucnganhluat
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 107
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 103
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 97
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 118
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 247
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 347
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 229
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 291
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 198
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 287
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công