Học ngành xét nghiệm y học ra làm gì? – Làm việc ở đâu?
Nằm trong hệ thống ngành y, ngành xét nghiệm y học đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ len lỏi vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống. Vậy học xét nghiệm y học ra làm gì? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm nhé.
1. Ngành xét nghiệm y học là làm gì?
1.1. Ngành xét nghiệm y học làm gì?
Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y, sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những chẩn đoán, đưa ra kết luận bệnh sớm nhằm mục đích đề ra phương án điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời.
1.2. Sinh viên học ngành xét nghiệm y học ra làm gì?
Có thể đảm nhận vị trí kỹ thuật viên xét nghiệm, bác sĩ, chuyên viên tư vấn, hướng dẫn xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến địa phương hoặc công tác tại các viện, phòng xét nghiệm y học trên cả nước.
Khi công tác tại các vị trí kể trên, cử nhân xét nghiệm y học sẽ phải thực hiện các nghiệp vụ cụ thể của ngành như:
- Hướng dẫn và chuẩn bị cho bệnh nhân thực hiện việc lấy các mẫu bệnh phẩm
- Điều chế các loại thuốc thử dùng trong kiểm nghiệm
- Thực hiện đúng kĩ thuật, đảm bảo chính xác quy trình xét nghiệm
- Thống kê và lưu trữ kết quả xét nghiệm
- Giải thích, phân tích các kết quả xét nghiệm cho cán bộ y tế và bác sĩ để họ có thể nắm bắt, chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác, khách quan.
2. Những kiến thức kĩ năng nào sinh viên cần có khi học ngành xét nghiệm y học
Xét nghiệm y học là một ngành ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào trong y học, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sử dụng nó một cách thụ động mà phải có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt.
2.1. Về kiến thức của ngành xét nghiệm y học
- Sinh viên cần có kiến thức cơ bản về y khoa cũng như kiến thức chuyên ngành xét nghiệm y học.
- Sinh viên phải nắm chắc và thực hiện thành thạo quy trình, kỹ thuật xét nghiệm y khoa, từ việc lấy mẫu bệnh phẩm, pha chế thuốc, làm các xét nghiệm, phân tích kết quả đến việc bảo quản dụng cụ phục vụ cho công việc.
- Nắm vững kiến thức giúp sinh viên có thể chủ động, sáng tạo, độc lập trong quá trình công tác.
2.2. Về kĩ năng
- Sinh viên nên trau dồi cho mình các kỹ năng thật tốt để vận dụng có hiệu quả những kiến thức đã được học, trong đó phải kể đến kỹ năng sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại khi tiến hành quá trình xét nghiệm.
- Bên cạnh đó, sinh viên cần có kỹ năng ứng xử tốt, biết tôn trọng, lắng nghe, tận tụy, hết mình vì bệnh nhân và có tính thần hợp tác với đồng nghiệp.
- Kỹ năng ngoại ngữ cũng là một trong những kĩ năng cần thiết trong quá trình công tác nghiệp vụ xét nghiệm y học.
- Có ngoại ngữ tốt, sinh viên có thể nâng cao cơ hội việc làm tại các nước như Nhật Bản, Singapore, …
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bảo Anh
Theo Tokyohuman.edu
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Hệ thống thông tin quản lý
Học ngành Dược ra trường làm gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế làm gì? học trường nào dễ xin việc?
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 37
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 43
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 66
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 80
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 197
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 178
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 215
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công