Cơ hội việc làm và mức lương ngành Hệ thống thông tin quản lý
Hầu hết mọi người khi nghe về ngành hệ thống thông tin quản lý đều khó hình dung, không rõ cụ thể thì ngành này học gì, ra trường làm công việc gì. Thực tế, đây là một ngành hot, có nhiều trường đại học hàng đầu trên cả nước đào tạo chuyên sâu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành hệ thống thông tin quản lý, có đôi khi dễ bị nhầm lẫn với ngành hệ thống thông tin. Tuy nhiên, 2 ngành này là khác nhau về chương trình đào tạo và định hướng việc làm. Khi theo học ngành hệ thống thông tin quản lý, các bạn sẽ vừa được học về hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu, vừa tiếp xúc với kiến thức, kỹ năng kinh doanh, quản lý nói chung.
1. Tổng quan ngành Hệ thống thông tin quản lý
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dữ liệu để phân tích, đánh giá chính xác, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh, quản trị doanh nghiệp ngày càng gia tăng nhanh chóng, các ngành học như hệ thống thông tin quản lý trở nên cực kỳ quan trọng. Từ các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ đến ngân hàng, các công ty tài chính... đều sẽ cần nhân sự có nền tảng kiến thức ngành hệ thống thông tin quản lý để cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, hỗ trợ quản lý vận hành và lập kế hoạch, quyết sách kinh doanh.
Ngành hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems) được cho là tác động nhiều đến quy trình điều hành, quản lý của tổng thể một doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả. Bạn có nhiều cơ hội việc làm khi học ngành này.
2. Các khối thi ngành Hệ thống thông tin quản lý
Hiện nay, các trường đại học xét tuyển tổ hợp môn các khối thi
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- C01: Toán, Văn, Lý
- C02: Toán, Văn, Hóa
- C04: Toán, Văn, Địa
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
- D10: Toán, Anh, Địa
- D11: Văn, Lý, Anh
- D90: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
- D96: Toán, Anh, Khoa học xã hội
Khi tuyển sinh ngành hệ thống thông tin quản lý. Thường thì nhiều trường sẽ kết hợp thêm cả hình thức xét học bạn (chỉ tiêu thấp hơn so với điểm thi THPT quốc gia)
3. Các trường đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý tốt nhất
Trên cả nước, có khá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý, đáng chú ý là trong đó có nhiều trường top đầu. Bên cạnh đó, đa số các trường đó đều chuyên về kinh tế, tài chính, kinh doanh (thay vì công nghệ thông tin, kỹ thuật như nhiều người vẫn nghĩ). Điều đó nghĩa là trọng tâm đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý là ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh doanh, quản trị.
Những trường tốt nhất tuyển sinh ngành hệ thống thông tin quản lý hiện nay là:
Miền Bắc
- Học viện Tài chính
- Học viện Ngân hàng
- Đại học Thương mại
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh
- Khoa Quốc tế, ĐHQGHN
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên
Miền Trung
- Đại học Nha Trang
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Đại học Kinh Tế, Đại học Huế
- Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Miền Nam
- Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Tài chính Marketing
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM
4. Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra trường làm gì? Mức lương thực tế
Như đã đề cập, sau khi ra trường, sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ chủ yếu làm các công việc thiên về phân tích dữ liệu, tư vấn ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào kinh doanh. Bạn có thể làm việc tại: Các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tài chính, tư vấn, công ty IT, phần mềm, doanh nghiệp kinh doanh...
Khảo sát cho thấy, mức lương của các công việc dành cho các bạn có bằng tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin quản lý khá cao, thường là từ trên 10 triệu/tháng đến 30 triệu, thậm chí là 50 triệu/tháng. Tất nhiên, thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào năng lực, số năm kinh nghiệm nhưng so với mặt bằng chung thì lương ngành hệ thống thông tin quản lý rất cạnh tranh. Một số vai trò phổ biến nhất là:
- Chuyên viên tích hợp hệ thống: Xây dựng, quản trị, vận hành hệ thống thông tin của doanh nghiệp với mức lương trung bình 12 - 15 triệu/tháng, cao hơn khoảng 20 - 30 triệu/tháng.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu: Cơ hội việc làm này thích hợp với các bạn mới ra trường, muốn làm việc với các hệ thống cơ sở dữ liệu kinh doanh, chủ yếu là trong các lĩnh vực như thị trường, tiếp thị,... Bạn sẽ được trả từ 10 - 15 triệu/tháng, cao nhất sẽ dao động từ 25 - 30 triệu/tháng.
- Chuyên viên phân tích kinh doanh/ Chuyên viên phân tích tài chính (BA): Có thể nói, đây là vai trò được nhiều sinh viên lựa chọn nhất khi học hệ thống thông tin quản lý. Dĩ nhiên, không phải ai cũng làm tốt trong lĩnh vực cạnh tranh như thế này nhưng đổi lại, bạn có nhiều tiềm năng phát triển, thăng tiến, dễ tìm việc và mức thu nhập trung bình lên tới 13 - 20 triệu/tháng ngay cả khi mới ra trường, cao nhất có thể lên đến 35 - 40 triệu/tháng.
- Lập trình viên: Đối với các bạn muốn trở thành lập trình viên hay các kỹ sư phần mềm, bạn sẽ cần học chuyên sâu, nâng cao kỹ năng lập trình, viết code (vì chương trình học ngành hệ thống thông tin quản lý không tập trung quá nhiều vào lập trình). Mức lương hàng tháng của bạn khoảng từ 8 - 15 triệu khi vừa tốt nghiệp, tăng dần lên 30, 40 triệu/tháng khi có nhiều kinh nghiệm và thành tích.
- Nhân viên quản trị mạng: Bắt đầu đi làm với vai trò nhân viên quản trị mạng cũng là một lựa chọn hợp lý với các bạn học hệ thống thông tin quản lý. Bạn có thể kiếm được từ 8 - 15 triệu/tháng.
- Sales (bất động sản, thương mại điện tử, phần mềm...): Nhân viên sales, chuyên viên kinh doanh, nhân viên kinh doanh bất động sản... đều là các công việc mà sinh viên học ngành hệ thống thông tin quản lý có thể làm được. Mức lương của bạn sẽ phụ thuộc vào khả năng chốt đơn, cơ bản từ 3, 4 triệu - 15 triệu/tháng, lâu dài, bạn có thể kiếm được 13 - 20 triệu/tháng, cao nhất khoảng 35 - 40 triệu/tháng..
- Giảng viên: Giảng dạy, nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý trong trường đại học, cao đẳng cần người có bằng cấp cao, trình độ tốt, có kết quả nghiên cứu...
5. Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Hệ thống thông tin quản lý
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, luôn có những người thành công, gần như một đường thẳng tiến trên con đường sự nghiệp. Ngược lại, nhiều người vẫn loay hoay không ngừng vì không biết mình phù hợp với công việc nào, phải làm gì, thay đổi ra sao để thành công.
Ngành hệ thống thông tin quản lý cần những người có tố chất, kỹ năng xuất sắc. Nếu bạn có thể rèn luyện để thành thạo các kỹ năng sau, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến:
- Kỹ năng công nghệ: Lập trình, quản trị web, quản trị hệ thống thông tin.
- Kiến thức, kỹ năng kinh doanh tốt: Quản trị kinh doanh, đàm phán, tầm nhìn,...
- Khả năng sử dụng công nghệ trong quản trị cơ sở dữ liệu (database), phát triển, vận hành các tool hỗ trợ.
- Khả năng tập trung tốt, chú trọng đến chi tiết, độ chính xác.
- Am hiểu về kinh doanh, ra quyết định, lập kế hoạch.
- Kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp.
- Tư duy logic, nhanh nhạy.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Phan Ngọc
Theo vn.joboko.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tìm hiểu về ngành Hệ thống thông tin quản lý
Ngành Hệ thống thông tin quản lý là gì? Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra trường làm gì?
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 467
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1913
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4810
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1516
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1779
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1040
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1532
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công