Học sinh THPT nên chọn ngành nghề như thế nào?
Có rất nhiều các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT, nhưng việc chọn lựa theo sở thích, đam mê cá nhân sẽ là yếu tố chính để các bạn quyết tâm hết mình theo đuổi nghề nghiệp tương lai của mình. Mỗi học sinh sẽ có những tính cách, sở thích khác nhau, vì vậy, mỗi bạn sẽ phù hợp với những nghề nghiệp khác nhau.
Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp các bạn học sinh khám phá bản thân mình, biết được mình thích gì và cần gì, để lựa chọn ngành nghề một cách chính xác nhất.
Xu hướng chọn ngành nghề hiện nay của học sinh THPT
Hiện nay, phần lớn các bậc phụ huynh để cho con em mình được tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai, vì không muốn ép buộc con cái vào những công việc mà con không thích. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh vẫn chưa hiểu kỹ càng về việc chọn lựa ngành nghề, lại không có sự định hướng từ phụ huynh, vì vậy thường chọn ngành nghề theo các yếu tố như:
- Bạn bè rủ, người yêu đăng ký nên nộp hồ sơ theo.
- Đăng ký những ngành theo xu hướng trên mạng xã hội như kinh tế, kế toán, luật… mà không biết có hợp với mình hay không.
- Đăng ký ngành nghề theo mong muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
- Không tìm hiểu thông tin tuyển sinh, không quan tâm đến ngành nghề, đến giai đoạn nước rút thì chọn bừa một ngành có mức điểm vừa phải.
Vì sao nên chọn ngành nghề phù hợp với tính cách, sở thích?
Thực tế đã cho thấy, rất nhiều người rơi vào tình cảnh học xong 4 năm đại học nhưng lại không biết mình hợp với công việc gì, làm nghề gì trong tương lai. Nghề nghiệp là thứ sẽ theo các bạn cả đời, nếu chọn sai ngành nghề, bạn sẽ không chỉ cảm thấy chán nản, mất phương hướng mà sau đó còn mất rất nhiều thời gian để định hướng lại bản thân.
Khi học và theo đuổi một ngành nghề mà bản thân mình không thích, bạn sẽ không thể tập trung vào công việc đó, thậm chí sau này đi làm, cũng rất khó để bạn cống hiến hết mình cho công việc, cho công ty. Điều này sẽ mang lại hậu quả rất khó lường, cuộc sống không trôi qua như bạn mong đợi. Vậy nên, hãy chọn ngành nghề phù hợp với tính cách và sở thích của chính bản thân bạn nhé!
Trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề, hãy dành thời gian xác định bản thân có sở thích là gì, tích cánh bản thân là người hướng nội hay hướng ngoại, điều kiện hoàn cảnh gia đình như nào. Phụ huynh học sinh cũng nên liệt kê danh sách những ngành nghề, trường học đào tạo ngành đó rồi lựa chọn. Cần dựa theo học lực của bản thân như nào để chọn ngành cho phù hợp. Ngoài ra, các bạn học sinh nên tìm hiểu thêm việc làm, ngành học cần phải ôn thi khối nào, chọn khối A, khối B thì trường nào cho phù hợp với tính cách bản thân, hoàn cảnh kinh tế… Muốn theo ngành nghề nào thì dành thời gian nhiều để tìm hiểu về ngành đó, xem thực tế ngành đó cần phải làm gì, bảng mô tả công việc, nhiệm vụ… Khi có một cái nhìn tổng quan về ngành nghề, trong quá trình theo học cũng không bỡ ngỡ, hay nản lòng khi gặp những khó khăn khi làm sau này.
Điển hình một số công việc phù hợp với một số tính cách như:
1. Người thích sáng tạo: Những người yêu thích việc nghĩ ra những cái mới, cần có sự khéo léo, độc đáo. Những công việc phù hợp với việc sáng tạo:
- Thiết kế đa phương tiện: video, infographic…
- Nhân viên content: phụ trách nội dung, viết kịch bản, sáng tạo nội dung quảng cảo…
- Thiết kế sản phẩm thương mại và công nghiệp: thiết kế mẫu mã sản phẩm, lên ý tưởng cho những kế hoạch mới.
- Thông dịch viên.
- Vẽ tranh.
- Thủ công mỹ nghệ.
- Kỹ sư, nhà thiết kế xây dựng, thiết kế nội thất…
2. Người thích suy nghĩ: Những người thường tìm tòi, khám phá mọi thứ, suy luận logic, thích giải quyết những vấn đề. Những công việc phù hợp với việc suy nghĩ:
- Phân tích số liệu, hệ thống máy tính.
- Phân tích tài chính.
- Kế toán, kiểm toán.
- Phân tích nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sự phát triển của sản phẩm, giá cả…
- Kỹ thuật, nghiên cứu phần mềm, website.
3. Người thích tổ chức: Đòi hỏi có một đầu óc tỉnh táo, biết lập kế hoạch, có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, biết định hướng. Những công việc phù hợp với tổ chức:
- Quản lý tài chính.
- Quản lý hệ thống.
- Làm ở mức độ quản lý.
4. Người thích hành động: Những người thuộc tính này sẽ làm việc trực tiếp, thực hiện rõ ràng, nhanh, theo khả năng của mình, thực hành thực tế. Những công việc phù hợp:
- Công việc tay chân: Thợ điện, thợ sửa chữa…
- Quản lý xưởng, nhà máy.
- Giám sát công trình.
- Xây dựng.
5. Người thích đàm phán: Là những người cần có năng khiếu về nói năng, thuyết phục người khác, đặc biệt cần có tính hướng ngoại, lạc quan, tự tin, tham vọng. Những công việc phù hợp:
- Quan hệ công chúng PR, marketing.
- Cố vấn tài chính, nhân sự, quản trị.
- Giám đốc kinh doanh, sales…
- Giám đốc marketing.
6. Người thích giúp đỡ: Với những người mong muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hoặc đào tạo, dạy dỗ trẻ em. Những công việc phù hợp:
- Tình nguyện viên.
- Tham gia hoạt động của phi chính phủ.
- Giáo viên.
- Làm trong lĩnh vực đào tạo.
Một số bài trắc nghiệm giúp chọn ngành nghề phù hợp với tính cách chính xác nhất.
1. Trắc nghiệm MBTI:
Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị chọn ngành nghề, trường để thi, nhiều bạn học sinh bị mông lung, nối rối vì không biết chọn ngành gì, trường nào phù hợp. Một trong những bài trắc nghiệm được nhiều người tin tưởng nhất hiện nay chính là trắc nghiệm MBTI. Đây cũng là kênh trắc nghiệm được các chuyên gia giáo dục khuyên bậc phụ huynh, học sinh tham khảo.
Bài trắc nghiệm MBTI được sử dụng phổ biến trên thế giới vì những câu hỏi khách quan, sát với thực tế, giúp khám phá được tâm lý, tính cách cũng như giúp bạn trẻ nhận thức được mình phù hợp với điều gì, có quan điểm ra sao… Do ít tuổi nên các bạn trẻ chưa hiểu hết được bản thân mình, chưa hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như hiểu tính cách của bản thân, nên không thực sự xác định được mình phù hợp với công việc gì.
Thông qua bài trắc nghiệm, bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi theo danh sách mà bạn cảm thấy đúng nhất. Thông qua kết quả, bậc phụ huynh học sinh sẽ biết chọn ngành nghề phù hợp với tính cách mình. Với kết quả trắc nghiệm, có một vài người sẽ thấy đúng, có người thấy chỉ đúng một phần. Nhưng thực tế thì mọi thứ chỉ là tương đối, nhiều bạn sau này ngẫm lại mới thấy kết quả đúng, hiểu được mình muốn gì…
2. Làm sinh trắc vân tay
Công nghệ ngày càng hiện đại, chỉ việc lấy scan mười vân tay của một người, rồi áp dụng công nghệ sinh trắc để phân tích những đường vân tay có đặc điểm gì, thuộc chủng gì…
Sinh trắc vân tay là một ngành trong sinh trắc học, phát triển dựa trên ngành nhân học và ngành di truyền học. Sinh trắc vân tay đang được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y học, bảo mật thông tin, hình sự, định hướng nghề nghiệp trong giáo dục.
Trên đây là toàn bộ lời khuyên của tôi dành cho những bạn học sinh cuối cấp, những người đang đứng trước sự khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai. Sở thích và tính cách là những yếu tố rất quan trọng xác định công việc lâu dài của bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, các bạn học sinh có thể dễ dàng lựa chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhất.
Minh Hằng - Theo ITPlus Academy
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1553
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]CHƯƠNG TRÌNH: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN DÀNH CHO CÁC EM HỌC SINH THPT
Ngày đăng: 25/09/2023 - Lượt xem: 1840
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 1630
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1706
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4705
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1391
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1275
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1273
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành do đâu?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 5978
Mỗi đợt tốt nghiệp là các tân cử nhân đã chuẩn bị cho mình một sẵn một “kịch bản làm trái ngành”. Vậy nguyên nhân do đâu mà sinh viên chọn làm trái ngành?
Xem thêm [+]"Hiện tượng 35 tuổi: Ngoài 30 tuổi, nếu thật sự khôn ngoan thì nên tránh làm việc ở những công ty lớn
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1862
Bạn có thể tin rằng công ty lớn là nơi phát triển và rèn luyện tốt nhất, nhưng đừng "ảo tưởng" rằng nó là nơi an toàn và ổn định nhất.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công