Học sinh tìm hiểu cách ‘sơ cứu cảm xúc’, phát triển chỉ số EQ
Vậy nên, bên cạnh các giờ học kiến thức, những tiết học kỹ năng sống ngày càng được các trường học đầu tư kỹ lưỡng. Bằng nhiều hoạt động và hình thức đặc biệt, Royal School mong muốn tạo nên một lớp trẻ hiểu chính mình, hiểu người khác, biết bồi đắp và phát triển những cảm xúc tích cực."F5" chính mình từ những giờ học "sơ cứu cảm xúc"Không cần đến những cuốn sách dày cộm hay những trang vở dày đặc kiến thức, giờ học kỹ năng quản lý cảm xúc của cô và trò Royal School (Quận 7, TP.HCM) chỉ gói gọn trong tờ giấy trắng, vài chiếc bút màu và… những trái tim biết mở lòng.
Trong không khí cởi mở, tiết học diễn ra như cuộc chuyện trò giữa những người bạn thân tình. Những câu chuyện xoay quanh cuộc sống đời thường của các bạn học sinh cứ thế nối tiếp nhau, kéo theo nhiều dòng cảm xúc được tuôn chảy: có bạn vui vì sắp được đi chơi với ba mẹ, có bạn giận dỗi xích mích với cô bạn thân, cũng có bạn ngại ngùng trước những rung động đầu đời. Dù cảm xúc đó là tích cực hay tiêu cực thì các em cũng đã học được cách gọi tên và đối mặt với những trạng thái cảm xúc đang diễn ra trong chính bản thân mình.
Theo cô Nguyễn Nguyên Thủy Trúc, giáo viên đứng lớp và cũng chính là Chuyên viên Tâm lý học đường của trường, lứa tuổi học trò có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Các bạn thường khó kiểm soát và dễ làm quá cảm xúc của mình dẫn đến những điều không hay như trầm cảm, ám ảnh sợ hãi hay hành vi gây hấn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập cũng như cuộc sống đời thường của các em. Do đó, để các bạn học sinh có thể phát triển toàn diện thì rất cần những tiết học "sơ cứu cảm xúc" giúp các em thành thật với trái tim mình và có được sự hỗ trợ cần thiết.
Chính từ những câu chuyện tưởng chừng như nhỏ bé, bình thường sẽ giúp cho các bạn phát triển góc nhìn đa chiều về cuộc sống xung quanh. Nhờ vậy, các bạn không chỉ học được cách cân bằng và hồi đáp cảm xúc của bản thân mà còn hiểu được rằng mỗi khi mình vui, buồn hay tức giận thì đều sẽ ảnh hưởng đến những người khác. Từ đó, mỗi bạn sẽ biết cảm thông, đồng cảm và kết nối yêu thương với mọi người xung quanh.
Môi trường tích cực sẽ tạo nên cảm xúc tích cực. Nhận thức được sự ảnh hưởng của cảm xúc đến tâm tư tình cảm của các bạn học sinh, các trường học bắt đầu chú trọng đến việc giáo dục và phát triển năng lực cảm xúc của em.
Ngày càng nhiều những tiết học kỹ năng sống, kỹ năng quản lý cảm xúc được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa, để mỗi bạn đều sẽ là "bác sĩ cho trái tim", luôn biết đặt câu hỏi về bản thân, biết quan sát ngôn ngữ cơ thể, lắng nghe tâm tư của các bạn xung quanh để giải mã và chuyển hóa những cảm xúc trở nên tích cực.
Có thể nói trường học chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi các bạn không chỉ học hỏi kiến thức mà còn phải học cách ứng xử giao tiếp với thầy cô, tương tác với bạn bè. Do đó, cùng với chương trình giảng dạy, để việc giáo dục và phát triển năng lực cảm xúc của các bạn học sinh hiệu quả hơn thì mỗi một giáo viên, mỗi một ngôi trường còn cần khéo léo xây dựng bầu không khí tích cực. Đó có thể là không gian kích thích sáng tạo, là những nụ cười luôn nở trên môi hay là cách mà thầy và trò cùng nhau giải quyết vấn đề khi làm việc với nhau.
Với sứ mệnh mang lại cho trẻ không chỉ về kiến thức mà còn phát triển nhân cách toàn diện, trong năm học 2020-2021, Royal School chính thức áp dụng các hoạt động về Giáo dục Cảm xúc - Xã hội (SEL) vào chương trình giảng dạy.
Bằng không gian học tập đa sắc màu, kết hợp với những người thầy người cô tận tâm và chương trình rèn luyện kỹ năng được thiết kế bài bản, Royal School chắc chắn sẽ là môi trường giáo dục truyền cảm hứng, nhằm kiến tạo nên một thế hệ công dân toàn cầu năng động, có thể kiểm soát bản thân, hành xử tích cực với người khác và đưa ra những quyết định có trách nhiệm.
Theo P.Q - tuoitre
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 84
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công