Hướng nghiệp cho con – Đừng bắt đầu khi quá muộn
Ở Việt Nam, có 2 kiểu phụ huynh hướng nghiệp cho con: Để con tự tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp hoặc định hướng sẵn cho con. Tất cả những cách trên đều sai lầm khiến mỗi bạn trẻ hoang mang và không tự chủ động xây dựng kế hoạch tương lai.
Ở lứa tuổi cấp 3, định hướng nghề nghiệp không còn là những câu chuyện mơ hồ như ngày còn nhỏ, bởi đây là thời điểm quan trọng mà những quyết định của con sẽ có thể ảnh hưởng tới tương lai như: thi đại học nào, làm nghề gì, có nên đi du học không…
17 tuổi vẫn mơ hồ kế hoạch tương lai của chính mình
Trong một cuộc phỏng vấn với học sinh từ 15-18 tuổi, rất nhiều bạn trẻ vẫn còn mơ hồ về nghề nghiệp tương lai. Trong khi một nhóm học sinh đã biết được mục tiêu nhưng chưa biết làm thế nào để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình, thì một phần lại tỏ ra khá hờ hững bởi các em đã được cha mẹ lựa chọn và “dọn đường” sẵn tương lai.
Nếu như trong giai đoạn này, con còn chưa biết phải tự xây dựng kế hoạch tương lai của mình như thế nào, từ việc tự chủ trong học tập thế nào khi bước vào cánh cửa đại học, cho đến khi ra trường và đi làm, làm sao có thể chủ động trước những sự thay đổi của xã hội, môi trường. Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp con xác định được năng lực, sở thích và đam mê của mình để qua đó, khơi gợi và nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp tương lai?
=> Cái giá phải trả khi chọn sai ngành học
Nỗi lòng cha mẹ khi không thể trò chuyện định hướng cho con
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng và thành công trong sự nghiệp. Chính vì vậy, họ luôn muốn chuẩn bị những hành trang tốt nhất. Tâm lý chung của cha mẹ khi định hướng con chọn ngành, nghề tương lai thường mong con chọn ngành dễ xin việc, đi theo xu thế của xã hội. Cũng có người kỳ vọng con sẽ hoàn thành những giấc mơ còn dang dở thời trẻ của bản thân mình và tin rằng đó là con đường tốt nhất để thành công.
Trong chặng đường ấy, nhiều phụ huynh tỏ ra bất lực vì những cô cậu ở độ tuổi “ẩm ương” không chịu lắng nghe hay chia sẻ với bố mẹ về những định hướng tương lai.
Bởi vậy, thay vì định hướng một chiều, cha mẹ nên đóng vai trò người bạn bên cạnh để phân tích cho con hiểu những điều nên làm dựa trên kinh nghiệm sống của bản thân, cho con cơ hội gặp gỡ nhiều người để có những góc nhìn đa chiều và đặc biệt là tạo điều kiện để con có nhiều trải nghiệm thực tế. Sau tất cả, sự lựa chọn là ở phía con trẻ.
Học hỏi từ người thành công – Không chỉ là kiến thức
Một trong những cách hướng nghiệp rất tốt cho con đó là để con gặp gỡ, học hỏi những người thành công hoặc những người có nhiều kinh nghiệm sống. Bởi những góc nhìn đa chiều và những trải nghiệm khác biệt sẽ giúp con nhìn thế giới rộng mở hơn.
Điều con nhận được sẽ không chỉ là cơ hội học hỏi những kiến thức, kỹ năng để thành công từ chính những người thành công mà là để con có những tấm gương để noi theo, từ đó hình thành những mơ ước cho tương lai.
Các khóa học hướng nghiệp là nơi bạn trẻ có thể gặp gỡ và lắng nghe những kinh nghiệm từ những người thành công từ những tổ chức trong nước cũng như nước ngoài. Những bài học cá nhân, kinh nghiệm học tập, sinh sống và làm việc tại môi trường quốc tế của các diễn giả sẽ mang đến cho các em học sinh cái nhìn rõ ràng về nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Tham gia các khóa học học viên có thêm những trải nghiệm cũng như những kiến thức giúp họ có lựa chọn nghề nghiệp tố hoen trong tương lai.
Theo dan tri
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 252
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công