Kỹ năng Kỹ năng giao việc là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Kỹ năng giao việc tốt?
Giao việc cho nhân viên sao cho hợp lý là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng nắm rõ. Để mệnh lệnh của bạn được cấp dưới thực hiện triệt để, hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!
1. Kỹ năng Kỹ năng giao việc là gì?
Giao việc (Job Assignment Skills) là một kỹ năng của người quản lý nhằm chia việc cho nhân viên. Mục đích là giảm bớt phần việc của người lãnh đạo. Bên cạnh đó là tạo cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực và phát triển các kỹ năng có ích cho công việc.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng Kỹ năng giao việc là gì?
Lợi ích giao việc đúng cách
Công việc được hoàn thành theo cách tốt nhất
Giao việc cho đúng người và có những chỉ dẫn nhất định sẽ đảm bảo công việc mặc dù không phải đích thân bạn làm nhưng vẫn mang lại hiệu quả nhất. Thậm chí có những kỹ năng hoặc chuyên môn bạn không giỏi bằng chính nhân viên của mình thì đây chính là lựa chọn sáng suốt nhất.
Nhà quản lý cải thiện hiệu quả sử dụng thời gian
Khi người lãnh đạo quá bận rộn, họ sẽ mất đi cơ hội để nhìn mọi việc một cách tổng thể, đánh giá sắc sảo những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp của mình, trên thị trường, phân tích đối thủ để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với bối cảnh. Việc uỷ quyền và giao việc giúp nhà lãnh đạo không mất thời gian cho những công việc nhỏ nhặt mà giá trị lại không cao.
Tạo ra đội ngũ kế cận
Thứ nhất, nhà quản lý có thể phát hiện, đánh giá được năng lực của nhân viên, biết được ai tốt ai chưa, từ đó có kế hoạch phát triển đội ngũ nhân sự tiềm năng. Thứ hai, thực hiện công việc được giao cũng chính là cơ hội để nhân viên tự rèn luyện bản thân mình và học hỏi. Thông qua việc hoàn thành công việc, nhân viên sẽ có trải nghiệm nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn.
Tạo động lực cho nhân viên
Thể hiện sự tin tưởng mà người quản lý dành cho nhân viên, tạo động lực cho nhân viên. Khi cảm nhận được giá trị của bản thân mình trong đội nhóm, nhân viên sẽ có động lực để liên tục học hỏi, trao dồi kỹ năng, nâng cao hiệu quả công việc
Giảm stress, căng thẳng trong công việc
Việc giải quyết quá nhiều việc sẽ dẫn đến trạng thái quá tải và căng thẳng. Càng căng thẳng thì người lãnh đạo sẽ giải quyết công việc càng kém hiệu quả.
Hiệu quả khi không làm việc trực tiếp face-to-face
Việc bạn giao việc không rõ ràng cho nhân viên trong quá trình làm việc từ xa sẽ gây mập mờ, hiểu nhầm mục đích hay những chi tiết trong quá trình thực hiện. Điều này dẫn đến công việc không hoàn thành, mất thời gian sửa chữa và hiệu suất chung của cả team bị giảm.
Những trở ngại khiến bạn giao việc kém hiệu quả
- Luôn nghĩ rằng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn khi họ tự thực hiện công việc: Nhà quản lý rất dễ cho rằng mình là người giỏi nhất để thực hiện công việc. Nếu bạn trực tiếp thực hiện công việc thì sẽ nhanh hơn, đạt yêu cầu hơn, tốt hơn, đảm bảo hơn và sẽ không ai phải phàn nàn về công việc chung của đội nhóm. Bạn cũng sợ rằng khi giao việc cho người khác thì có thể sẽ mắc sai lầm và ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của mình.
- Lo ngại nhân viên quá tải khi giao việc: Bạn sợ rằng giao thêm việc có thể khiến nhân viên cảm thấy quá tải và không hài lòng. Nếu giao quá nhiều việc nhân viên sẽ không hoàn thành tốt các công việc.
- Sợ rằng sẽ mất kiểm soát công việc: Họ muốn họ phải là người kiểm soát toàn bộ mọi việc trong nhóm. Họ muốn kiểm soát càng nhiều quyền lực càng tốt. Và khi giao việc, họ có thể mất đi quyền lực.
- Sợ rằng nhân viên sẽ thực hiện công việc tốt hơn mình: Nếu nhân viên thực hiện công việc tốt hơn thì đó sẽ là rủi ro cho vị trí quản lý mà họ đang giữ.
- Không có sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm: Khi bạn không tin tưởng nhân viên và nhân viên không tin tưởng bạn, đó là trở ngại cực lớn khi giao việc. Khi mất đi sự tin tưởng, động lực làm việc sẽ mất và hiệu quả công việc giảm sút.
3. Cách rèn luyện kỹ năng Kỹ năng giao việc
Thúc đẩy tinh thần nhân viên trước khi giao việc
Trước khi quyết định giao phó công việc cho một người, điều đầu tiên các sếp cần làm đó chính là lên dây cót tinh thần cho nhân viên. Cụ thể, bạn hãy liệt kê rõ những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên kèm theo những chỉ dẫn chi tiết. Điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy có mục tiêu và hướng đi rõ ràng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hơn.
Bên cạnh đó, nếu như có những chế độ thưởng cho nhiệm vụ đó thì bạn cũng cần thông báo cụ thể cho nhân viên. Đó sẽ là nguồn động lực tinh thần lớn giúp họ làm việc hiệu quả hơn gấp bội.
Giao việc đúng người
Đây chắc chắn là kỹ năng giao việc hiệu quả cho nhân viên mà nhà lãnh đạo cần biết. Tiêu chuẩn đầu tiên để bạn quyết định giao trọng trách cho một ai đó chính là khả năng chuyên môn và tinh thần trách nhiệm với công việc. 2 yếu tố này phải luôn song hành với nhau bởi nếu người bạn chọn có nhiều kinh nghiệm nhưng lại không mấy hào hứng với công việc thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Định rõ hạn mức công việc được giao
Tại sao bạn cần định rõ hạn mức công việc được giao cho nhân viên? Trong quá trình thực hiện công việc, đôi khi nhân viên thường tự ý vượt quá quyền hạn của mình, khiến bản thân họ và những người có liên quan sẽ khó tập trung để hoàn thành công việc. Đồng thời việc này cũng giúp tránh trường hợp mọi người không can thiệp vào phần việc của người khác. Điều này vừa giúp nhân viên nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, vừa thúc đẩy tinh thần đoàn kết của tập thể.
Nêu rõ yêu cầu thời hạn công việc
Muốn nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì bạn cần phải nêu rõ tất cả những yêu cầu bao gồm về mục tiêu và định ra thời gian hoàn thành. Từ đây họ mới có những định hướng cơ bản trước khi bắt tay vào công việc.
Bạn cần biết được rằng, giao việc không chỉ đơn thuần là đưa ra “lệnh” mà quan trọng nhất là định hướng công việc và phát triển năng lực nhân viên. Bạn có thể theo dõi sát sao và tạo điều kiện để nhân viên của mình phát huy hết năng lực làm việc.
Không quên trao đổi, phản hồi về công việc
Đừng phó mặc nhân viên sau khi giao việc cho họ. Bạn không cần phải ở bên cạnh kiểm tra chi tiết nhưng hãy luôn chú ý đến tình hình công việc mà họ đang thực hiện. Nếu cần, có thể đưa ra ý kiến đóng góp đồng thời không quên cổ vũ tinh thần nếu nhân viên làm tốt.
Sau khi nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, là quản lý, bạn cần đưa ra phản hồi bằng cách đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lắng nghe những chia sẻ của nhân viên từ đó cân nhắc tìm ra phương thức phù hợp để giúp họ có thể phát huy hết năng lực cho những nhiệm vụ sắp tới. Và điều quan trọng nhất của việc đánh giá đó chính là làm những phép so sánh để có những điều chỉnh cho lần giao việc sau.
Muốn nhân viên hoàn thành tốt công việc thì đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng giao việc hiệu quả. Tham khảo những bí quyết trên để áp dụng cho doanh nghiệp của mình nhé!
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Đức Anh
Xem thêm bài viết tại:
Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?
Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?
Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?
Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?
Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?
Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 43
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 69
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 64
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 90
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 230
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 208
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 257
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công