Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định là gì? Làm thế nào để có kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định tốt?
Những tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như bạn chưa có chuẩn bị tốt thì rất có thể sẽ lúng túng trong các trường hợp đó. Bạn nên chủ động chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để đón nhận và xử lý tất cả những tình huống dù là khó nhằn nhất. Vậy kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định là gì? Làm sao để có kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định tốt? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu nhé!
1. Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định là gì?
Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định là khả năng phát hiện ra vấn đề, phân tích và liên hệ các thông tin để thấu hiểu toàn diện vấn đề; đồng thời đưa ra được các phương án, đánh giá được các phương án và quyết định được hướng giải quyết.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
- Đưa ra quyết định chính xác: bạn luôn đặt mình trong trạng thái sẵn sàng thì khi có những tình huống bất ngờ xảy ra bạn hoàn toàn có thể đưa ra quyết định xử lý nhanh chóng, chứ không ở thế bị động, lo lắng, loay hoay không tìm được cách giải quyết vấn đề. Khi mà tâm lý đang không ổn định thì nguy cơ dẫn đến những quyết định vội vã, thiếu chính xác là rất cao.
- Luôn chủ động trong mọi vấn đề: nếu như bạn là người có kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định tốt thì bạn sẽ luôn chủ động, giữ được bình tĩnh trước các vấn đề phát sinh. Thay vì đang bận đắn đo, tốn thời gian để suy nghĩ bạn đã có thể phân tích, nhận diện được vấn đề và sẵn sàng thực hiện ngay. Nó sẽ giúp ích rất lớn cho bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống, sếp sẽ thấy được sự nhạy bén trong các lĩnh vực của bạn so với những người khác. Từ đó sẽ mở rộng ra nhiều cơ hội thăng tiến cho bạn trong con đường công việc, sự nghiệp.
- Tổng hợp và hệ thống thông tin tốt: bạn sẽ có khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác, nhanh nhạy. Những vấn đề xảy ra được xâu chuỗi một cách logic từ đó phát hiện ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và tìm ra cách giải quyết tối ưu trong thời gian nhanh nhất.
- Tích lũy kinh nghiệm: sau mỗi lần giải quyết được một vấn đề nào đó bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Với những tình huống mâu thuẫn nảy sinh bất ngờ yêu cầu khả năng ứng biến một cách nhanh chóng. Nếu như bạn có thể xử lý được thì bạn sẽ trở nên bản lĩnh hơn rất nhiều. Thậm chí ở những vị trí đặc thù thì đây còn là một kỹ năng yêu cầu cần có để các nhà tuyển dụng có thể xem xét và cân nhắc.
3. Cách rèn luyện kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
- Giữ bình tĩnh: đây là điều mà mọi người đều cần phải luyện tập. Khi giữ bình tĩnh dù đang ở trong bất kì tình huống nào sẽ giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề đang đặt ra. Như trong trường hợp bạn đang đi phỏng vấn thì việc bạn bình tĩnh, tự tin trước nhà tuyển dụng sẽ tạo lợi thế cho cuộc phỏng vấn thành công. Thay vì bạn luôn tỏ ra lo lắng, mất kiểm soát về lời nói và hành động của bản thân, điều này sẽ khiến bạn mất điểm và có thể không được nhận.
- Rèn luyện tư duy đa chiều: để có thể linh hoạt trong xử lý tình huống thì bạn cần mở rộng tư duy, đặt vấn đề trong nhiều khía cạnh để xem xét, phân tích. Như vậy, quan điểm của bạn sẽ trở nên khách quan và chính xác hơn. Đặc biệt có những tình huống cần phải xử lý nhanh chóng, tức thời thì bạn cần có tư duy nhạy bén mới có thể giải quyết kịp thời. Hãy tập trung bồi dưỡng cho tư duy và cách tư duy của bản thân.
- Nhạy bén trong nắm bắt vấn đề: bạn cần nắm bắt, hiểu được cốt lõi của vấn đề thì mới có thẻ tìm ra phương án giải quyết nhanh nhất. Để làm được điều này bạn hãy rèn luyện cho mình thái độ tích cực khi học hỏi, tiếp xúc với nhiều người và trải nghiệm nhiều vị trí công việc. Học cách nắm bắt tâm lý của những đối tượng mà mình giao tiếp và hành động một cách tinh tế. Như vậy bạn sẽ được ghi điểm trong mắt đối phương.
- Phản biện tinh tế: chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra những quan điểm ý kiến của cá nhân để phản bác lại người khác. Tuy nhiên, hãy làm việc đó một cách tinh tế và mang tính chất xây dựng vấn đề, người tiếp nhận thông tin từ bạn cũng cảm thấy thoải mái và dễ tiếp thu hơn. Tránh tạo ra những tình huống căng thẳng không mong muốn, điều này chỉ khiến trì hoãn việc giải quyết vấn đề chung chứ không mang lại bất kỳ lợi ích nào khác.
- Lắng nghe trực giác: việc bạn lắng nghe trực giác mách bảo và tin tưởng vào bản năng của bản thân sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Bản năng là những gì bạn đã tích lũy được trong quá khứ và những giá trị bạn tin tưởng và hướng đến mỗi ngày. Chúng được đúc kết qua những trải nghiệm, bài học bạn tích lũy được. Bạn cần lắng nghe chính mình để có thể đưa ra những quyết định không khiến bản thân phải hối hận khi nhìn lại.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Ngọc Ánh
Xem thêm bài viết tại:
Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?
Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?
Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?
Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 43
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 70
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 64
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 90
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 230
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 208
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 257
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công