Kỹ năng quản lý xung đột là gì? Làm thế nào để có kỹ năng quản lý xung đột tốt?
Trong tất cả các môi trường làm việc thì không thể nào tránh khỏi việc xảy ra những cuộc xung đột. Tùy vào những tình huống khác nhau thì xung đột phát triển theo hướng tiêu cực hoặc tích cực. Nên mỗi cá nhân cần rèn luyện khả quản lý xung đột, dùng tư duy nhạy bén linh hoạt để ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra. Vậy kỹ năng quản lý xung đột là gì? Làm sao để quản lý xung đột tốt? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu nhé!
1. Kỹ năng quản lý xung đột là gì?
Kỹ năng quản lý xung đột là khả năng phát hiện, giải quyết, ngăn chặn hoặc tận dụng xung đột. Quản lý xung đột một cách khéo léo và mang tính xây dựng là điều cần thiết và quan trọng để có thể kích thích được sự thay đổi tích cực của nhân viên và phát triển môi trường làm việc trong một tổ chức.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý xung đột là gì?
- Thúc đẩy những xung đột có lợi: những xung đột trong một đội ngũ, tổ chức xuất phát từ những bất đồng về năng lực. Khi kích thích được những xung đột có lợi sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo, phát triển của mỗi cá nhân. Bởi nếu có quá ít xung đột và mâu thuẫn xảy ra cũng là bất lợi, vì người ta sẽ trở nên tự mãn. Với cương vị của một người quản lý thì cần biết phân biệt các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các tổ chức và ở chính cá nhân để kiểm soát được những tác động từ xung đột.
- Ngăn chặn, giải quyết xung đột có hại: một số nhà chuyên gia cho rằng những mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ vấn đề tình cảm, bất đồng quan điểm, tính cách là những xung đột có hại. Khi xung đột xảy ra, những quan điểm không đồng nhất, không hợp nhau lại mang tính tàn phá sẽ là nguyên nhân dẫn tới nhiều khả năng thất bại trong quá trình giải quyết xung đột. Vậy nên nếu có thể nắm bắt tốt được những khả năng tiềm ẩn gây ra xung đột có hại và có kỹ năng giải quyết xung đột một cách linh hoạt. Thì có thể ngăn chặn, giải quyết một cách nhanh nhất và ổn thỏa để hạn chế mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ xung đột có hại.
3. Cách rèn luyện kỹ năng quản lý xung đột
- Xác định nguồn gốc xung đột, tìm ra nút thắt: để giải quyết được bất kỳ vấn đề gì thì bạn cần biết được nguyên nhân chính tạo nên nó. Đây là một điều quan trọng và mang tính quyết định. Nếu không xác định được vấn đề xuất phát từ đâu thì sẽ không thể giải quyết được. Khi xác định được mấu chốt của vấn đề mình chỉ cần gỡ được nút thắt đó thì coi như là giải quyết được xung đột.
- Học cách lắng nghe: cần giữ thái độ tích cực, nghe là ghi nhận thông tin từ các bên liên quan để phân biệt được những cuộc xung đột. Hãy nghe quan điểm, ý kiến của từng bên, xem xét kỹ lợi ích của họ trong vụ xung đột, thăm dò đánh giá của học về đối phương. Từ đó, tổng hợp tất cả ý kiến để có thể cân nhắc và đưa ra những hướng giải quyết một cách công bằng, hợp tình hợp lý nhất có thể.
- Luôn giữ bình tĩnh: để có thể tìm ra được cách giải quyết xung đột một cách tối ưu nhất thì việc giữ bình tĩnh là điều quan trọng. Bạn cần rèn luyện được một tinh thần ổn định, bình tĩnh trong mọi trường hợp dù cho xung đột đang trở nên rất căng thẳng.
- Tạo ra thời gian “đình chiến”: thông thường người trong cuộc xung đột thường rất căng thẳng và khó có thể giải quyết ngay trong tình huống đó. Nên chúng ta cần tạo ra thời gian nghỉ để tìm ra bản chất của vấn đề. Hơn nữa không nên để xung đột căng thẳng trong một thời gian dài, như vậy sẽ càng khó để giải quyết.
- Công bằng trong giải quyết xung đột: các bên đều chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân và luôn biện minh cho mình đúng. Lúc này người giải quyết cần phải rõ ràng, phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực một bên nào. Với vai trò là trọng tài phân xử thì không nên để quan điểm chủ quan cá nhân ảnh hưởng tới quyết định. Như vậy mới có thể giải quyết thành công xung đột và sự đồng tình của những người liên quan như vậy mới có được sự tín nhiệm từ đông đảo mọi người.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Ngọc Ánh
Xem thêm bài viết tại:
Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?
Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?
Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?
Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 67
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 82
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 101
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 214
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 86
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 189
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 185
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 205
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công