Kỹ năng Sáng tạo là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Sáng tạo tốt?
Thật không ngoa khi nói rằng tư duy sáng tạo là cốt lõi cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Nhờ vào tư duy sáng tạo mà con người đã phát minh ra vô vàn thiết bị tân tiến trong mọi lĩnh vực. Vậy tư duy sáng tạo là gì? Có vai trò thế nào? Và các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé! Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!
1. Kỹ năng Sáng tạo là gì?
Nói một cách dễ hiểu, tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật,… đều cần tư duy sáng tạo.
Tại các trường học, ngoài các kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn ưu tiên rèn luyện cho học sinh những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống và đặc biệt là tư duy sáng tạo. Mục đích là để học sinh rèn luyện sự nhạy bén, sáng tạo của mình để áp dụng vào đời sống hằng ngày và dễ dàng đạt được thành công hơn.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng Sáng tạo là gì?
Đối với các bạn học sinh, sinh viên, tư duy sáng tạo giúp bạn làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, giúp các bạn tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, các bạn sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này.
Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo cũng giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Đặc biệt, với những ai tham gia vào lĩnh vực truyền thông hay kinh doanh, để đạt được thành công, vượt trội so với những người khác thì tư duy sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, phải có tư duy sáng tạo bạn mới có thể đưa ra các chiến dịch, trend, chiến lược và phương pháp kinh doanh hiệu quả.
Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, tư duy sáng tạo giúp cho con người phát minh ra những công trình mới để cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.
3. Cách rèn luyện kỹ năng Sáng tạo
Hãy hành động
Tư duy sáng tạo luôn có trong bất kỳ ai, tuy nhiên nếu bạn không vận dụng nó hoặc cho nó cơ hội phát huy thì theo thời gian kỹ năng này sẽ mất đi. Do đó, thay vì ngồi chờ đợi mọi việc được giải quyết, bạn hãy vận dụng triệt để trí óc của mình để hoàn thành công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây là cách làm tích cực giúp bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo.
Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng
Tư duy sáng tạo là tạo ra điều mới mẻ nhưng không xa rời thực tế. Do đó, bạn cần phải cân bằng giữa thực tế và lý tưởng để những suy nghĩ của bạn có thể vận dụng được vào cuộc sống thường nhật.
Thoải mái và cởi mở
Nếu quá căng thẳng, bạn sẽ vô tình giết chết tư duy sáng tạo của mình. Do đó, bạn cần phải thoải mái giải trí, gặp gỡ trao đổi cùng đồng nghiệp, tìm kiếm những điều thú vị. Như vậy, khả năng sáng tạo mới được phát huy tối đa.
Không quá lo lắng về những vướng mắc
Gặp phải khó khăn trong công việc, cuộc sống là chuyện hiển nhiên, nhưng nếu bạn lo lắng quá độ về những điều này bạn sẽ làm lụi tàn khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Vì vậy, giữ chi tinh thần sáng suốt, thanh tịnh bạn sẽ nhanh chóng nghĩ ra nhiều điều thú vị.
Phá vỡ những nguyên tắc
Đột phá những phương án mới là cách tốt nhất giúp bạn rèn luyện tư duy. Vì nếu mãi giữ những nguyên tắc xa xưa, đi theo lối mòn thì sức sáng tạo của bạn sẽ bị ăn mòn, bạn sẽ rơi vào trạng thái bị động, lười biếng và không còn hứng thú với công việc.
Dám dấn thân
Khi bạn suy nghĩ ra ý tưởng mới, là lần đầu tiên được thử nghiệm, nhưng nếu bạn lo sợ và cảm thấy mức độ rủi ro cao, bạn quyết định từ bỏ. Như vậy, bạn đã tự đánh mất cơ hội của bản thân. Nhưng nếu bạn tự tin vào ý tưởng và khả năng của mình, bạn dám đương đầu với thất bại phát huy năng lực thì trình độ của bạn sẽ được nâng tầm và hoàn thiện hơn.
Không ỷ lại
Nếu bạn cứ ỷ lại và thụ động, không muốn động não khi giải quyết vấn đề thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ dần biến mất. Vì thế, hãy là người nhanh nhẹn, chủ động, đừng che giấu khả năng của mình, bạn sẽ nhận được nhiều thành công hơn.
Phương pháp đặt vấn đề
Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng kê. Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp này vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.
Phương pháp liên tưởng đôi
Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn đề, giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường.
Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên tưởng tới một sản phẩm hoàn toàn không liên quan đến nó – máy bay. Sau đó ta xem xét đặc tính, công dụng, trang bị của máy bay.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Đức Anh
Xem thêm bài viết tại:
Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?
Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?
Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?
Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?
Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?
Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 12
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 151
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 246
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công