Kỹ năng tạo năng lượng tích cực là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng tạo năng lượng tích cực tốt?
Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có lúc bạn mệt mỏi, gặp những chuyện buồn, có thể là rời xa một người thân, có thể là việc làm của bạn gặp trục trặc,... Những lúc mệt mỏi, chán nản như vậy bạn sẽ suy nghĩ như thế nào và hành động ra sao? Có phải bạn sẽ nghĩ: Ôi cuộc đời mình thật bất hạnh, sao mình không được như thế này,... Vậy làm sao để chúng ta có những suy nghĩ tích cực nhất trong cuộc sống? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!
1. Kỹ năng tạo năng lượng tích cực là gì?
Suy nghĩ tích cực là cách bạn nhìn sự vật, sự việc, hoặc một vấn đề nào đó trong cuộc sống với những khía cạnh tốt, lạc quan. Khi gặp khó khăn bạn thường không chán nản, kêu than mà nhanh chóng tìm cách giải quyết. Bạn ít khi đổ lỗi cho hoàn cảnh, bi quan, tuyệt vọng khi gặp những chuyện buồn. Bạn ít khi so sánh bản thân với người khác.
2. Tầm quan trọng của Kỹ năng tạo năng lượng tích cực là gì?
Một trong những suy nghĩ sai lầm của những người trẻ khi vấp ngã đó là bi quan về cuộc đời. Họ mang trong mình những mặc cảm về sự thất bại, suy nghĩ tiêu cực đến mức có ý định tự tử vì không chịu nổi áp lực. Họ không tìm được người để chia sẻ, cảm thông, họ không tìm thấy niềm vui, hy vọng trong cuộc sống.
Suy nghĩ tích cực giúp bạn luôn cảm thấy phấn chấn, vui vẻ mỗi ngày, giúp bạn có tinh thần tốt nhất để làm việc. Bạn có thêm nhiều năng lượng để làm được nhiều việc tốt, hoàn thành công việc một cách xuất sắc và luôn hướng về phía trước. Với suy nghĩ tích cực bạn cũng mang đến sự tích cực trong giao tiếp với mọi người, giúp lan tỏa tinh thần vui vẻ, hạnh phúc tới những người xung quanh. Theo khoa học, suy nghĩ tích cực sẽ khiến bạn không bị các vấn đề về não bộ, tim mạch, bệnh thần kinh như trầm cảm, giúp bạn sống lâu sống khỏe.
Tuy nhiên nếu bạn là người có suy nghĩ tiêu cực thì bạn luôn nhìn mọi thứ với ánh mắt nghi ngại. Bạn luôn thấy mọi thứ thật khó khăn còn bản thân mình lại không có năng lực để làm. Ngoài ra suy nghĩ tiêu cực sẽ thu hẹp con người bạn, khiến bạn không dám đương đầu với thử thách, không có niềm tin vào khả năng của chính mình. Suy nghĩ tiêu cực của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác, khi bạn nói chuyện và truyền những năng lượng tiêu cực đến người khác thì sẽ tạo thành một cộng đồng, môi trường làm việc tiêu cực, không thể phát triển tốt được. Chính vì vậy bạn cần rèn luyện cho mình cách suy nghĩ tích cực để có được thành công trong công việc cũng như có một cuộc sống thanh thản, vui vẻ, hạnh phúc.
3. Cách rèn luyện kỹ năng Kỹ năng cân bằng cuộc sống
Luôn mỉm cười dù có chuyện gì xảy ra
Các cụ đã có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nên chúng ta hãy sống một cách vui vẻ nhất. Hãy đón mọi thứ dù tồi tệ đến đâu bằng một nụ cười. Nụ cười sẽ là một sức mạnh lớn, giúp bạn bình tĩnh, đối phó với những khó khăn, thử thách.
Theo khoa học, nụ cười có khả năng làm thay đổi cấu trúc não, khiến tinh thần bạn thư thái hơn đồng thời giúp suy nghĩ thông suốt, hiệu quả. Nụ cười của bạn cũng giúp mang đến những năng lượng tích cực cho những người xung quanh bạn. Nụ cười cũng là một ấn tượng tốt, thiện cảm mà bạn dành cho những người xung quanh. Hãy nở những nụ cười tự nhiên, chân thành đến mọi người nhé! Nụ cười sẽ khiến bạn thấy lạc quan, yêu đời hơn đấy. Đồng thời cũng nên giữ ý, biết cách cười đúng lúc đúng chỗ, cười nhẹ nhàng, có duyên nếu không nụ cười sẽ phản tác dụng đấy.
Tìm kiếm những giải pháp khắc phục
Những người có suy nghĩ tiêu cực thường đầu hàng, suy sụp khi gặp khó khăn còn những người lạc quan, luôn suy nghĩ tích cực thì sẽ chủ động tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề. Ví dụ nếu bạn mắc phải một sai lầm khiến liên lới các đồng nghiệp của bạn, thay vì than thân trách phận thì hãy khắc phục nó.
Trước hết hãy xin lỗi những đồng nghiệp của bạn để mong họ thông cảm. Tiếp theo hãy suy nghĩ thật kỹ để xem mình sai ở đâu để tìm cách khắc phục, sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để sửa chữa và hoàn thiện công việc. Có thể nhờ đồng nghiệp nhận xét, đánh giá lại về cách khắc phục của mình. Cuối cùng bạn hãy ghi nhớ lỗi sai này để lần sau không mắc phải. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra lối thoát thay vì ủ rũ, chán nản tự trách mình mà không tìm ra giải pháp khắc phục ngay.
Hãy duy trì sự chuyên nghiệp trong công việc
Trong công việc sẽ có những lúc bạn mắc sai lầm, có những thứ bạn không biết, không hiểu rõ nên sẽ không tránh khỏi cảm giác bất lực, tức giận, thất vọng, stress, áp lực công việc... Những lúc như vậy nếu bạn suy nghĩ tiêu cực, chán nản, buông bỏ thì mọi thứ sẽ càng tồi tệ hơn. Chính vì vậy hãy gạt bỏ những suy nghĩ đó để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Trong công việc, bạn cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng những hành động lịch sự, khéo léo, thân thiện. Để xử lý tốt các tình huống công sở khó nhằn, hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói để không làm tổn thương người khác. Dù bạn không thích, không thoải mái với việc đó đến đâu nhưng là nhiệm vụ được giao thì bạn cũng phải hoàn thiện nó một cách tốt nhất. Suy nghĩ tích cực sẽ là động lực giúp bạn hoàn thiện công việc một cách chuyên nghiệp, vì sự chuyên nghiệp luôn là một trách nhiệm, thái độ cần có trong môi trường làm việc.
Luôn tôn trọng đồng nghiệp của mình
Trong môi trường làm việc có rất nhiều người, mỗi người có một quan điểm, suy nghĩ, tính cách khác nhau, chính vì vậy không thể tránh khỏi những mâu thuẫn trong suy nghĩ, nói chuyện. Đừng để sự khác biệt này cản trở công việc của bạn, cũng không nên có thái độ thù ghét với người khác nếu họ không giống bạn, không đồng tình với bạn.
Hãy biết cách tôn trọng đồng nghiệp của mình, thể hiện thái độ chuyên nghiệp trong công việc, cùng hợp tác, phối hợp làm việc nhóm thật hiệu quả để cùng phát triển. Bạn hãy thể hiện suy nghĩ tích cực của mình bằng cách chia sẻ quan điểm của mình, năng lượng vui vẻ, lạc quan đến mọi người. Đừng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì cuộc sống của chúng ta là luôn hướng về phía trước, tìm đến niềm vui, hạnh phúc để tận hưởng mà.
Suy nghĩ tích cực tạo nên thái độ làm việc chuyên nghiệp
Ngoài những cách trên, các bạn có thể rèn luyện cách suy nghĩ tích cực của mình bằng nhiều cách khác nhau. Có người rèn luyện suy nghĩ tích cực bằng cách dậy sớm, tận hưởng không khí trong lành, ngắm cảnh bình minh, tập thể dục thể thao để khởi đầu một ngày mới nhiều năng lượng hơn. Có người lại rèn luyện suy nghĩ tích cực bằng cách đọc nhiều sách, xem nhiều phim, chương trình hài giải trí để đầu óc được thư thái, đồng thời nạp thêm nhiều kiến thức. Có những người lại tìm bạn bè, người thân để lắng nghe, chia sẻ, nói chuyện, gạt đi những cảm xúc tiêu cực, có thêm năng lượng, động lực mới. Có người lại luôn biết ơn vì mình được sống trong cuộc đời với một cơ thể đầy đủ, nguyên viện, có gia đình bên cạnh, đây là nguồn động lực lớn để phát triển.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Đức Anh
Xem thêm bài viết tại:
Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?
Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?
Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?
Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?
Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?
Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 43
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 70
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 64
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 90
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 230
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 208
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 257
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công