Kỹ năng Thích nghi và linh hoạt là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Thích nghi và linh hoạt tốt?
Có những trường hợp làm việc, tình huống đòi hỏi sự thích nghi và sự linh hoạt của chúng ta. Để có được kỹ năng ấy, bản thân chúng ta phải hiểu và xác định được cách để rèn luyện nó. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!
1. Kỹ năng Thích nghi và linh hoạt là gì?
Kỹ năng Thích nghi và linh hoạt (Adaptability and Flexibility Skills): Linh hoạt đó là sự ứng biến nhanh chóng, điều chỉnh kịp thời về mặt tinh thần và thể chất để dễ dàng thích nghi với bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu. Thể hiện khả năng quan sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá chính xác các tình huống xảy ra, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý đúng đắn và không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng Thích nghi và linh hoạt là gì?
Linh hoạt sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh trong việc nắm bắt những cơ hội có lợi hoặc giải quyết các vấn đề khó khăn. Đây là một cách để rèn luyện tính quyết đoán. Thiếu đi sự linh hoạt, những cảm xúc hoặc áp lực tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tính cách và các mối quan hệ xã hội, khiến bạn khó thành công.
Trong hoàn cảnh cuộc sống thiên biến vạn hóa, công việc cũng không mãi suôn sẻ, những bước ngoặc trong cuộc đời là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, linh hoạt trong mỗi con người là điều kiện cần để thích nghi với cuộc sống, để nắm bắt thời cuộc, không bị tụt hậu theo sau.
3. Cách rèn luyện kỹ năng Thích nghi và linh hoạt
Điều kiện tiên quyết để xây dựng sự linh hoạt là không ngại va chạm. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta cởi mở và can đảm đón nhận những thay đổi trong cuộc sống, sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn để xoay sở trong nhiều tình huống.
Chúng ta cũng cần rèn luyện khả năng quan sát, tuy duy và đúc kết sự việc. Điều này cải thiện sự hiểu biết của bản thân đối với nhiều sự vật, sự việc khác nhau. Rèn luyện được khả năng này cũng sẽ xây dựng cho chúng ta một nền tảng lý luận vững chắc cho bản thân để dễ dàng ứng phó trong mọi tình huống khó khăn xảy ra, đặc biệt là với những cá nhân công tác trong những lĩnh vực yêu cầu có cái nhìn bao quát về bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế…
Yếu tố thứ ba là bớt cầu toàn. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì khi bạn quá cầu toàn, thì bạn dễ bị đóng khung, bó buộc trong những quy tắc cứng nhắc của bản thân mình, làm khả năng thích ứng của bạn bị kém đi. Một mặt khác, người cầu toàn thường tạo cho người đối diện có cảm giác bị áp lực bởi những mong muốn, những quyết định của họ trong tập thể, vì thế mà người cầu toàn dễ bị tập thể e ngại, không chia sẻ những kế hoạch và dự định chung.
Làm mới mình mỗi ngày cũng là một bước để tạo nên con người linh hoạt. Chúng ta nên có ý thức thay đổi mình trước khi bị thay đổi bởi những yếu tố tác động của môi trường xung quanh.
Có nhiều người cho rằng, linh hoạt thường đồng nghĩa với việc thỏa hiệp, nhượng bộ với người xung quanh trong các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè. Vì thế, họ lo sợ họ sẽ bị mất đi một số nét tính cách, hoặc cao hơn nữa là sự quyết đoán trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, sự linh hoạt không hoàn toàn đồng nghĩa với sự thỏa hiệp, nó chỉ đơn thuần là khả năng cởi mở và thích nghi khi những điều kiện xung quanh thay đổi. Nghĩa là sự thích nghi đó là sự thay đổi về mặt phương pháp hay chiến thuật ứng xử trong mọi việc, tuy nhiên không thay đổi mục tiêu hoặc hệ giá trị của bản thân.
Có một mối liên hệ lớn giữa người bảo thủ và người không linh hoạt. Người bảo thủ chắc chắn không thể linh hoạt, tuy nhiên, người không linh hoạt không phải là người bảo thủ, chính vì thế nhà lãnh đạo cũng không nên vội vàng kết luận điều này ở nhân viên khi chưa có sự tìm hiểu rõ ràng. Khi một người bảo thủ, họ sẽ triệt tiêu tất cả những ý kiến đóng góp xây dựng hoặc chính kiến của người khác, còn người không linh hoạt thì chúng ta có thể thay đổi họ, bằng cách tạo cho họ có một điều kiện tốt để thích nghi và điều chỉnh tác phong của mình trong điều kiện đó.
Như vậy, ở đây chúng ta thấy vai trò của sự thay đổi là quan trọng nhất trong quá trình rèn luyện sự linh hoạt. Nhưng khi thay đổi, ta nên nghĩ đến việc thay đổi tác phong một cách chủ động, chứ không thay đổi để đối phó với những yếu tố chi phối, cụ thể như : đi học một lớp nâng cao nghiệp vụ trái ngành để hiểu biết thêm về thị trường, chứ không phải đến điểm danh đủ buổi để có được bằng cấp để thăng tiến khi có nhu cầu.
Và đễ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình trong bối cảnh thay đổi thích nghi với hoàn cảnh, mỗi người cần nhận thức rõ được lý do mình thay đổi (chuyên môn, phòng ban…) để có một lộ trình thích hợp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tránh tình trạng nhảy việc một cách vội vàng, hoặc vướng giữa nhiều lựa chọn công việc không phù hợp.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Đức Anh
Xem thêm bài viết tại:
Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?
Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?
Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?
Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?
Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?
Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?
Kỹ năng Kiên trì và nỗ lực là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Kiên trì và nỗ lực tốt?
Bài viết khác
10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Ngày đăng: 01/04/2025 - Lượt xem: 44
10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Xem thêm [+]Làm được 3 việc này thì không bao giờ lo thất nghiệp, càng không sợ thiếu tiền tiêu
Ngày đăng: 30/03/2025 - Lượt xem: 57
Làm được 3 việc này thì không bao giờ lo thất nghiệp, càng không sợ thiếu tiền tiêu
Xem thêm [+]Chuyên gia chỉ lỗi khi phỏng vấn xin việc của người Việt
Ngày đăng: 30/03/2025 - Lượt xem: 49
Chuyên gia chỉ lỗi khi phỏng vấn xin việc của người Việt
Xem thêm [+]Người Nhật nêu 4 đặc điểm của lao động Việt Nam
Ngày đăng: 28/03/2025 - Lượt xem: 83
Người Nhật nêu 4 đặc điểm của lao động Việt Nam
Xem thêm [+]Cử nhân không xin được việc, về quê đổi đời nhờ "cây tỷ đô"
Ngày đăng: 26/03/2025 - Lượt xem: 44
Cử nhân không xin được việc, về quê đổi đời nhờ "cây tỷ đô"
Xem thêm [+]AI có thể thay thế hàng triệu việc làm, nhân sự trẻ cần gì để "chiến"?
Ngày đăng: 14/03/2025 - Lượt xem: 111
AI có thể thay thế hàng triệu việc làm, nhân sự trẻ cần gì để "chiến"?
Xem thêm [+]Đi xin việc, nữ kế toán 30 tuổi nhận câu trả lời "choáng váng"
Ngày đăng: 14/03/2025 - Lượt xem: 77
Đi xin việc, nữ kế toán 30 tuổi nhận câu trả lời "choáng váng"
Xem thêm [+]AI được đồn thổi sẽ thay thế con người, nhưng riêng 4 lĩnh vực này khó mà chen chân vào được ít nhất 15 năm tới
Ngày đăng: 12/03/2025 - Lượt xem: 245
AI được đồn thổi sẽ thay thế con người, nhưng riêng 4 lĩnh vực này khó mà chen chân vào được ít nhất 15 năm tới
Xem thêm [+]Rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu
Ngày đăng: 09/03/2025 - Lượt xem: 99
Rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm ngành du lịch - dịch vụ trong xu thế mới
Ngày đăng: 08/03/2025 - Lượt xem: 77
Cơ hội việc làm ngành du lịch - dịch vụ trong xu thế mới
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công