Kỹ sư xây dựng – nghề có triển vọng trong năm 2022
Bạn có ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng nhưng vẫn còn mông lung về lĩnh vực này? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Kỹ sư xây dựng là gì? - Hướng nghiệp GPO
Kỹ sư xây dựng là gì?
Thuật ngữ kỹ sư xây dựng tiếng Anh là: Construction Engineer – được sử dụng khá nhiều khi nói về chức vụ/ phòng ban trong công ty xây dựng. “Kỹ” là kỹ thuật, “sư” là bậc thầy, có thể được hiểu đây là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Người được công nhận là kỹ sư trong lĩnh vực này buộc phải tốt nghiệp cử nhân đại học ngành xây dựng, được cấp bằng kỹ sư đồng thời có tay nghề và khả năng thiết kế, tính toán, thi công và quản lý công trình. Kỹ sư xây dựng thi khối nào? Các tổ hợp xét tuyển phổ biến nhất của nhóm ngành này là A, A1, C1, D1.
Cũng như nhiều ngành nghề kỹ sư khác, kỹ sư xây dựng cũng bao gồm rất nhiều chuyên ngành. Mỗi cá nhân có thể theo đuổi 1 hoặc nhiều trong số các phân ngành như: kỹ sư kinh tế xây dựng, cầu đường, công trình thuỷ lợi, công trình biển, cơ khí,… Môi trường làm việc phổ biến của họ là trong văn phòng hoặc công xưởng, tuy nhiên cũng có những vị trí đòi hỏi phải thường xuyên khảo sát công trình xây dựng như: chỉ huy trưởng công trình, kỹ sư địa chất, kỹ sư thi công, giám sát,…
Kỹ sư xây dựng làm những việc gì?
Liên quan đến nghề xây dựng, rất nhiều bạn trẻ thắc mắc: các kỹ sư này làm những việc gì? Kỹ sư vật liệu xây dựng làm gì? Tuỳ vào từng phân ngành mà các kỹ sư có thể đảm nhận một phần hoặc phối hợp thực hiện toàn đầu việc sau đây:
- Khảo sát và thiết kế công trình
Để có được một công trình hoàn hảo, trước hết người kỹ sư phải khảo sát, đo đạc và thực hiện các hành động tách nền cần thiết, từ đó lên ý tưởng và thiết kế dự án.
- Lập và triển khai kế hoạch thi công phần thô
Từ bản vẽ đã thống nhất, người kỹ sư có nhiệm vụ lên kế hoạch và triển khai thi công theo từng công đoạn. Giám sát và quản lý tiến trình thi công bao gồm cả về nhân lực, nhiên liệu đầu vào, trang thiết bị.
- Thiết kế thi công phần mềm công trình
Sau khi đã hoàn thành “phần khung” công trình, các kỹ sư cần phối hợp với kỹ sư ME để tiến hành lắp đặt các yếu tố tiện nghi như điện, nước, hệ thống internet,…
- Nghiệm thu và sửa chữa
Kết thúc tiến trình xây dựng, người kỹ sư nghiệm thu với chủ dự án và kịp thời khắc phục những sự cố/ thiếu sót nếu có trong quá trình thi công công trình.
Những yếu tố cần có của một kỹ sư xây dựng
1 kỹ sư làm trong lĩnh vực này cần biết những gì? Để trở thành kỹ sư, trước hết, bạn cần có bằng cử nhân đại học nhóm ngành xây dựng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có những kinh nghiệm thực tế nhất định trong ngành học của mình, sử dụng tốt các phần mềm thiết kế như AutoCAD, AI, Civil 3D,… Ngoại ngữ tất nhiên cũng là yếu tố cần thiết nếu bạn mong muốn được phát triển trong môi trường Quốc tế.
Về kỹ năng, để có thể đảm trách tốt công việc của mình, các kỹ sư này buộc phải có khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý giám sát dự án, khả năng giao tiếp.
Tiềm năng phát triển của nghề kỹ sư xây dựng
Nên hay không theo đuổi lĩnh vực, ngành nghề này? Liệu quá trình tìm việc khó hay không? Đây là câu hỏi vô cùng phổ biến ở các bạn trẻ đam mê xây dựng, với độ tuổi sắp sửa tiến đến kỳ thi đại học. Để có thể trả lời, chúng ta hãy cùng điểm qua những thách thức và cơ hội trong nghề nhé:
Về thách thức, sẽ là khó nếu như bạn chưa thực sự có đủ đam mê, nghiêm túc với nghề vì đây là một công việc tương đối vất vả. Thời gian làm việc của bạn có thể không chỉ là 8 tiếng bình thường như dân văn phòng mà còn kéo dài hơn thế. Môi trường làm nghề này cũng khá linh động khi bạn không chỉ “ngồi yên một chỗ” mà thường xuyên phải làm việc ngoài trời, tại những công trình xây dựng. Điều này là e ngại khá lớn với các bạn trẻ, nhất là những ai không tự tin về sức khỏe. Tiềm năng phát triển của nghề kỹ sư xây dựng
Song, nhìn vào mặt sáng, chúng ta cũng không thể phủ nhận tiềm năng phát triển của nghề này trong tương lai. Cuộc đua hiện đại hoá diễn ra khiến nhu cầu phát triển đô thị, cầu đường ngày càng trở nên cấp thiết. Thu nhập của nghề cũng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Kỹ sư trong lĩnh vực này lương bao nhiêu? Có dễ thăng tiến? Từ mức lương 5-7 triệu với cử nhân mới tốt nghiệp, bạn có thể chạm tới ngưỡng thu nhập hàng chục triệu đồng chỉ sau từ 3-5 năm. Với những kỹ sư tài năng, làm việc trong đơn vị nước ngoài, thu nhập còn hấp dẫn hơn nữa.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?
Gen Z và định hướng nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 67
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 82
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 101
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 214
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 189
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 185
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 205
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 211
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công