Logistics - Quản lý chuỗi cung ứng và những nhận định sai lầm
Trong những năm gần đây, thuật ngữ Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng không còn xa lạ gì và đang dần trở thành ngành học nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là với giới trẻ. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về ngành học mới mẻ này qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Để hiểu một cách chính xác về thuật ngữ này, ta sẽ tiến hành phân tích từng khái niệm nhỏ:
- Logistics: là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ; là khâu trung gian giữa việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
- Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.
Vậy Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (gọi tắt là ngành Logistics) là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm giúp các nhà quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp sao cho đạt được hiệu quả nhất và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Những nhận định sai lầm về ngành Logistics và cung ứng chuỗi cứng
1. Công việc của ngành Logistics chỉ đơn giản là vận chuyển hàng hóa
Nhận định này đúng nhưng chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tính chất công việc của ngành Logistics. Thị trường của ngành Logistics là cả thị trường trong và ngoài nước. Trước, trong và sau khi vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất khẩu sang nơi nhập khẩu là cả một quá trình phức tạp bao gồm nhiều công đoạn như sau:
- Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu.
- Tìm kiếm đối tác – khách hàng.
- Xuất hàng ra khỏi kho.
- Nhập hàng vào kho.
- Quản lý kho bãi để lưu trữ bảo quản hàng hóa trước khi đem hàng hóa đi giao cho khách hàng.
- Di chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
- Xử lý hàng hóa hư hỏng hay có vấn đề tại hải quan.
- Giao hàng đến tay của khách hàng.
- Bàn giao kết thúc hợp đồng.
Thế nên ngành Logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ mở cửa hội nhập hiện nay, nếu như ở khâu Logistics hoạt động tốt và không xảy ra sai sót nghiêm trọng nào thì các doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được một lượng chi phí đáng kể kéo theo giá thành sản phẩm giảm xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Công việc của ngành Logistics rất nặng nên chỉ phù hợp với con trai
Đúng là trong ngành Logistics, với một số công việc nặng như bốc vác, dỡ hàng từ container, vận chuyển hàng vào kho – vận chuyển hàng ra khỏi kho, tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường, kiểm tra – giám sát chất lượng hàng hóa ngoài bãi, … thì hoàn toàn phù hợp với cánh mày râu hơn là phái yếu. Tuy nhiên điều này chưa nói nên tất cả, bởi vì trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa còn tồn tại một số công việc rất cần đến sự tỉ mỉ của nữ giới như:
- Kiểm kê hàng hóa trong kho.
- Quản lý kho, kế toán kho, nhân viên chứng từ.
- Chuyên viên tư vấn chăm sóc khách hàng.
- Nhân viên trực điện thoại…
Các bạn nữ cũng có thể làm nhân viên thu mua, nhân viên sale – tìm kiếm khách hàng, quan hệ khách hàng cũng được nữa, tuy có hơi vất vả phải đi nhiều thậm chí có những chuyến công tác bất ngờ ra nước ngoài nhưng đối với các bạn nữ hiện nay, đặc biệt là các bạn năng động và có tính hướng ngoại đều có thể hoàn thành tốt các công việc mà không thua kém nam giới.
Hiện nay, ngành Logistics đang nhận được nhiều sự thu hút của nữ giới và đã có rất nhiều người thành công trong ngành này, có thể kể đến như: bà Đặng Thị Minh Phương – “nữ hoàng” Logistics - CEO của MP Logistics, chị Phạm Hoàng Giang – Chủ tịch HĐQT ABA Logistics & Trading JSC, chị Phạm Thị Bích Huệ - “nữ tướng” ngành Logistics – đồng sáng lập và chủ tịch HĐQT công ty cổ phần quản lý và khai thác cảng quốc tế Long An...
Ảnh: Bà Đặng Thị Minh Phương - CEO MP Logistics
Vậy nên, bất luận bạn là nam hay nữ, là người hướng nội hay hướng ngoại thì ngành Logistics đều có thể đáp ứng cho bạn được một công việc phù hợp với bản thân bạn.
Vậy để theo học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bạn cần những kỹ năng gì?
Để làm tốt công việc, bên cạnh việc được cung cấp các kiến thức trên giảng đường, bạn cũng cần có những kỹ năng thích hợp để hoàn thành công việc một cách tốt nhất như:
- Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt.
- Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch và sắp xếp công việc.
- Kỹ năng ngoại ngữ, tin học thành thạo.
- Kỹ năng làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm và khả năng chịu được áp lực cao.
- Kỹ năng về quản lý và có khả năng giao tiếp tốt.
- Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày và giải quyết vấn đề,sự cố phát sinh.
Cơ hội đối với nhân lực ngành Logistics và Chuỗi cung ứng
Tại Việt Nam, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới. Với sự phát triển nóng của ngành Logistics, nguồn nhân lực của ngành này đang được dự báo là có sự thiếu hụt trầm trọng.
Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu & Phát triển Logistics Việt Nam, các doanh nghiệp dịch vụ Logistics hiện nay cần thêm 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về Logistics. Do vậy, các cử nhân trong ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội được làm việc tại nhiều vị trí như:
- Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistic
- Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế
- Chuyên viên kiểm kê
- Điều phối viên chuyên về vận tải
- Điều phối viên về sản xuất.
- Nhân viên quản lý hàng hóa
- Nhân viên kinh doanh Logistics…
Thu nhập với nhân sự ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Ngoài việc đa dạng các vị trí công việc, nhân sự của ngành học này cũng có mức lương “hấp dẫn”. Theo báo cáo của Jobstreet đã thống kê như sau:
- Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương dao động từ 5 - 9 triệu/tháng.
- Đối với những vị trí cấp cao và có nhiều kinh nghiệm hơn, mức lương dao động từ 10-13 triệu đồng/tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm lâu năm, có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chi trả mức lương khoảng 15 - 23 triệu, nhưng cũng có những tổ chức chi trả cho vị trí này tới 80 - 100 triệu/tháng.
Nên theo học ngành học này ở đâu?
Do nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng, hiện nay đã có rất nhiều trường đại học trên cả nước mở ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Dưới đây là một số trường đại học có ngành học này mà bạn có thể tham khảo:
Khu vực phía Bắc:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học RMIT
- Đại học Thương mại
- Đại học Công nghệ giao thông vận tải
- Học viện Tài chính...
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng
- Đại học FPT Cần Thơ
- Đại học Duy Tân...
Khu vực phía Nam:
- Đại học Bách khoa TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu...
Tạm kết
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tuy còn mới mẻ nhưng lại là một ngành đầy triển vọng trong tương lai. Hy vọng qua bài viết này, Hướng nghiệp GPO đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn có những định hướng phù hợp với bản thân.
Đọc thêm: >>Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - 'người vận chuyển' thời 4.0
Hoàng Yếnn
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 38
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 61
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 285
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 255
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công