Lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất tại Mỹ
Là sinh viên năm hai, Maggie Lu từng thực tập cho tờ Chicago Tribune, New York Times và làm biên tập viên cho một số tạp chí văn học. Tuy nhiên, cô từng gặp một số khó khăn khi bước vào năm đầu đại học. Dưới đây là những điều Maggie Lu ước được biết trước khi bước vào năm nhất.
Về học tập
1. Đi học đầy đủ, đúng giờ: Các giáo sư muốn gặp, nói chuyện với bạn và điều đó hoàn toàn diễn ra trong giờ học. Sinh viên có thể cảm thấy như họ không có gì để nói với các giáo sư hoặc khó xử không biết làm cách nào để lấp đầy sự im lặng khi đối diện với họ.
Nhưng thực tế, bạn không bị giới hạn khi nói về bài luận hoặc một vấn đề Toán học. Bạn có thể yêu cầu giáo sư phản hồi về cách bạn đang làm, cách bạn có thể cải thiện trong lớp và hỏi về sở thích nghiên cứu của họ. Sự chủ động là chìa khóa và nó sẽ giúp bạn xây dựng mạng lưới học tập. Học đại học không chỉ là ngồi trong lớp và ghi chép.
2. Lưu ý thời khóa biểu: Tôi luôn lưu thời khóa biểu và những bài tập phải làm trên máy tính sao cho mở máy ra là có thể nhìn thấy nhằm biết chính xác những gì sẽ đến trong tuần tới. Bằng cách này, tôi dành thời gian để sớm hoàn thành các bài tập thay vì làm chúng vào phút cuối.
3. Đừng quên sao lưu các tài liệu: Sử dụng Google Drive là lựa chọn an toàn vì đôi khi bạn quên nhấn lưu trên Microsoft Word và có thể mất nó hoặc khó tìm lại.
4. Bắt đầu nộp đơn xin thực tập vào năm đầu tiên: Với thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh, bắt đầu sớm là chìa khóa để sẵn sàng cho công việc của bạn. Bạn có thể sử dụng LinkedIn và Glassdoor hoặc hỏi trung tâm tư vấn nghề nghiệp ở trường đại học để có thêm kiến thức, chẳng hạn được hướng dẫn cách làm CV hoặc tham gia hội thảo tư vấn cách viết thư xin việc.
5. Tìm hiểu địa điểm giảng đường trước khi lên lớp: Đừng giống như tôi, nghĩ rằng có thể tìm đường bằng bản đồ trên điện thoại bởi vì nó có thể không đáng tin cậy. Tôi đã bị lạc đường ngay ngày đầu tiên và vào lớp muộn vì đi đến một địa điểm ngoài trường có tên trùng với tòa nhà trong khuôn viên trường học.
Về xã hội
6. Đăng ký tham gia các câu lạc bộ và không nên ngại việc bị lệch sở thích: Nhiều người bạn gặp và trở nên thân thiết là nhờ thông qua các câu lạc bộ, những sở thích chung. Nhưng bạn sẽ có thêm những người bạn thú vị khác khi bước ra khỏi vùng an toàn và thử tham gia các hoạt động mới.
7. Nói chuyện với mọi người trong lớp: Điều này giúp bạn hình thành các kết nối và có thể tổ chức buổi học với những người bạn mới của mình.
8. Nói chuyện với bạn cùng phòng, đặc biệt khi có mâu thuẫn với họ: Hãy nhớ rằng bạn có thể không phải là người bạn thân nhất của họ và phải tôn trọng không gian, ý kiến của họ. Bạn nên nói chuyện rõ ràng để đảm bảo họ cũng làm như vậy với bạn.
9. Chất lượng hơn số lượng: Bạn thấy một người bạn cùng lớp đang tranh cử chức chủ tịch hội sinh viên, thử sức với đội tennis, cộng tác cho tờ báo hay bắt đầu một câu lạc bộ mới. Thật dễ dàng để so sánh bản thân với họ, nhưng hãy làm mọi thứ theo tốc độ của riêng bạn và tham gia nhiều hơn vào một vài hoạt động thay vì tham gia cho có và cốt được nhiều hoạt động.
Về tiền bạc
10. Chi tiêu khôn ngoan vào việc mua tài liệu: Bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền nếu mua tất cả sách giáo khoa và học liệu trong suốt thời gian ở trường đại học. Các nhà sách thuộc trường là nơi đắt nhất để mua sách giáo khoa. Vì vậy, hãy thử mua trên eBay, Amazon hoặc mượn sách từ thư viện.
11. Tìm kiếm các khoản tài trợ nghiên cứu, thực tập: Nếu thực sự muốn thực tập ở một vị trí hay công ty nào đó, nhưng bạn không được trả lương, hãy tìm kiếm cơ hội nhận khoản tài trợ từ trường đại học bằng cách kết nối với các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp.
12. Tìm hiểu các khoản vay sinh viên thay vì dựa hoàn toàn vào bố mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ khả năng chi trả, bạn nên quản lý tài chính hàng ngày. Điều đó sẽ giúp cả cho cuộc sống sau đại học của bạn.
13. Tiết kiệm tiền giặt và phơi quần áo của bạn: Bạn có thể tự làm việc này thay vì mang ra tiệm, mua một giá phơi quần áo để không phải chi tiền hàng ngày vào chiếc máy sấy.
Dương Tâm (Theo Times Higher Education) - VNExpress
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 63
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 65
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 217
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 198
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 159
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 206
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 269
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công