Lưu ý gì để làm việc hiệu quả hơn khi “Covid” được kiểm soát?
Ở Việt Nam ta, sau lệnh “Cách ly toàn xã hội” trong gần một tháng qua, thì dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, đẩy lùi. Và đó cũng là lúc lệnh “Cách ly” được gỡ bỏ, mọi người lại trở về với công việc, học tập, sinh hoạt bình thường. Và chúng ta hãy cùng với Hướng nghiệp GPO tìm hiểu những lưu ý giúp bạn học tập và làm việc hiệu quả sau mùa dịch ở bài viết này nhé!
Bảo vệ Sức khỏe
Sau mọi người quay lại với nhịp sống bận rộn của học tập và công việc thì hay quên đi tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe. Nhưng hãy thật tỉnh táo vì dịch bệnh chỉ mới “Cơ bản được kiểm soát, đẩy lùi” chứ chưa phải là “Hết dịch”. Vì vậy, các bạn vẫn phải hết sức chú ý và bảo vệ sức khỏe để học tập, làm việc tốt.
Chúng ta nên giữ các thói quen như ăn thực phẩm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nước cam và ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C để tăng cường đề kháng. Bên cạnh đó, phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để ngăn chặn mọi nguy cơ lây nhiễm. Sức khỏe tốt thì chúng ta mới có năng lượng để bắt đầu học tập và làm việc hiệu quả trở lại.
Sắp xếp lại thời gian biểu cá nhân
Kết thúc khoảng thời gian nghỉ dịch gần tròn một tháng có lẽ thời gian biểu sinh hoạt ở nhà đã dần quen với mỗi chúng ta. Vì thế mà việc sắp xếp lại thời gian biểu là rất cần thiết.
Hãy thay đổi khung giờ bạn thức dậy và giải trí khi ở nhà với các khung thời gian nghiêm túc hơn cho việc thức dậy chuẩn bị đi học, đi làm. Việc thay đổi này sẽ giúp cho bạn có lại cân bằng trong sinh hoạt, đạt hiệu quả hơn trong học tập và làm việc đấy nhé.
Ôn lại kiến thức cũ
Ôn lại những kiến thức cũ là điều bắt buộc chúng ta phải làm để quay trở lại học tập và làm việc. Thời gian ở nhà chủ yếu chúng ta chỉ phụ giúp hay trò chuyện với gia đình, xem phim, ca nhạc để giải trí mà rất ít khi hứng thú với việc xem tài liệu, làm bài tập…
Việc quên đi kiến thức cũ là khó khăn rất lớn cho mọi việc tiếp theo. Đối với học sinh thì các kiến thức cũ lại là mối liên kết với kiến thức mới, vì đó mà muốn học tập tốt thì học sinh phải ôn lại kiến thức cũ cho thật tốt. Còn đối với các công việc khác thì những tài liệu, thông tin tuy cũ nhưng cũng rất quan trọng, đôi khi lại liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ mới khi làm việc lại.
Thư giãn tinh thần
Có thể ít nhiều bạn sẽ bị choáng ngợp với lịch học và khối lượng công việc nhiều và dày đặc sau khi kết thúc chuỗi ngày nghỉ. Nhưng đừng chán nản mà làm cho tinh thần sa sút. Hãy thật thoải mái và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực nhé. Sau khi kết thúc một ngày học tập và làm việc mệt mỏi thì chúng ta nên cho đầu óc và cơ thể mình thả lỏng, nghỉ ngơi. Nghe một bản nhạc yêu thích, ăn một món ăn ngon, hay xem bộ phim hài… đó là những cách có thể giúp bạn thư giãn và lấy lại năng lượng cho ngày mới khá tốt đấy.
Tập trung khi học tập và làm việc
Khi làm việc hay trở lại học tập, chắc hẳn mức độ tập trung của chúng ta bị giảm sút rất nhiều. Nhưng hãy cố gắng rèn luyện lại sự tập trung nhé. Vì khi học hay làm việc mà không có sự tập trung thì chất lượng sẽ rất thấp, và nếu cứ thế trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh, cả hiệu quả làm việc của nhân viên. Thế nên hãy tập trung trong khi làm việc, hay khi học tập để chất lượng và hiệu quả không bị mất đi nhé.
Tạm kết
Trên đây là những lưu ý hết sức quan trọng giúp cho bạn có kiến thức về bảo vệ sức khỏe và lấy lại tinh thần sau kết thúc cách ly chống Covid – 19. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, Hướng nghiệp GPO sẽ giúp bạn có được hiệu quả và chất lượng tốt nhất khi học tập và làm việc trở lại nhé!
Bạn có thể đọc các bài có liên quan như:
- Làm thế nào để vượt qua căn bệnh trì hoãn?
- Nếu muốn thành công, hãy rèn luyện ngay 5 kỹ năng này!
- 5 Phương pháp giúp bạn rèn luyện sự tập trung
Mỷ Ngân
Bài viết khác
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 22
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 20
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 24
5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 37
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 83
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 59
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 227
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 91
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm trong quý I năm 2025
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 101
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm trong quý I năm 2025
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 62
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công