Merchandise là gì? Cơ hội việc làm và tương lai ngành merchandise
Hiện nay, ngành may mặc chiếm có kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 24,8 tỷ USD, thuộc TOP 3 các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam (đứng sau điện thoại, linh kiện điện tử và máy tính). Trong ngành dệt may thì vị trí merchandise là bộ phận quan trọng, song nhiều người còn chưa biết merchandise là gì, có vai trò ra sao. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Merchandise là gì?
Rất nhiều người chưa biết Merchandise là gì? Hiểu đơn giản thì Merchandise là nhân viên quản lý đơn hàng, theo dõi đơn hàng mua bán trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là ngành may. Bộ phận merchandise có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp này bởi lẽ, để vận hành một hệ thống sản xuất cần có ít nhất 3 bên: nhà cung ứng nguyên vật liệu, doanh nghiệp và khách hàng. Merchandise là người điều phối cả 3 bên này, từ việc thống kê, quản lý, nhập nguyên vật liệu cho tới tham gia vận hành sản xuất, phối hợp với tất cả các bộ phận (kho vận, kế toán, kế hoạch, kỹ thuật (may mẫu, định mức, sơ đồ), thiết kế (ODM), sản xuất, QC, QA, phòng cắt) và cuối cùng là phụ trách việc bán hàng, quản lý đơn hàng bán.
Vai trò merchandise là gì trong ngành may mặc
Trong ngành may mặc, mỗi đơn hàng có tới hàng trăm cho đến hàng nghìn loại vải, phụ kiện,… khác nhau. Do đó, bộ phận merchandise phải điều phối, cung ứng đầy đủ những nguyên vật liệu này để đảm bảo vận hành sản xuất. Các đơn hàng ngành may mặc tại Việt Nam thường có 2 nhóm khách hàng: nội địa và xuất khẩu. Merchandise cũng là người quản lý vận hành cả 2 loại đơn hàng này, mang tới doanh thu cho công ty. Đây là vị trí vô cùng quan trọng và được tuyển dụng nhiều trong số các việc làm ngành may hiện nay.
Phân loại các vị trí Merchandise tại doanh nghiệp
- Merchandise đơn hàng xuất FOB: Nhân viên merchandise quản lý đơn hàng FOB sẽ thực hiện việc theo dõi và quản lý đơn hàng với khách hàng xuất khẩu (thường là xuất khẩu theo điều kiện FOB – free on board nên gọi là quản lý đơn hàng FOB). Nhân viên vị trí này sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các khâu thực hiện đơn hàng từ cung ứng nguyên vật liệu tới vận hành sản xuất và thủ tục xuất khẩu.
- Merchandise đơn hàng gia công CMT (Cut, make and trim): Đây là vị trí phụ trách theo dõi những đơn hàng gia công với các công đoạn cut (cắt vải theo mẫu rập) – make (khâu ráp) và cuối cùng là trim (gia công loại bỏ chỉ thừa, đóng gói). Khác với vị trí quản lý đơn hàng FOB, nhân viên merchandise đơn hàng CMT không cần phụ trách cung ứng nguyên vật liệu mà những nguyên vật liệu này được bên đặt hàng gia công cung ứng.
- Merchandise đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa: Vị trí này phụ trách thực hiện việc theo dõi, quản lý các đơn hàng sản xuất và cung ứng hàng may mặc trong nước.
- Merchandise tổng hợp: Đây là vị trí sẽ sẽ thực hiện việc theo dõi, quản lý các đơn hàng của cả 3 bộ phận trên.
Bảng mô tả công việc và cơ hội việc làm ngành Merchandise
Để nắm được cụ thể merchandise là làm gì, chúng ta sẽ tìm hiểu mô tả công việc của từng vị trí trong bộ phận merchandise.
1. Vị trí Quản lý đơn hàng xuất FOB
Công việc quản lý đơn hàng xuất FOB gồm những công việc sau:
- Từ mẫu của thiết kế, xác định nguyên phụ liệu tồn kho hoặc tiến hành mua mới để phục vụ cho việc làm sản phẩm mẫu
- Chào các mẫu mới thiết kế đến khách hàng, khắc phục các lỗi của sản phẩm, có thể thực hiện việc chỉnh sửa các mẫu theo nhu cầu của khách hàng và xây dựng bảng màu cho sản phẩm
- Làm giá FOB (Free on board) bao gồm: bảng giá nhân công và giá nguyên vật liệu, xác định giá trị khấu hao tài sản
- Tiến hành báo giá, nhận confirm giá từ khách hàng và soạn thảo hợp đồng
- Làm việc với các nhà cung ứng nguyên phụ liệu để thống nhất về mẫu vật liệu cũng như giá cả, số lượng hàng hóa cần. Nhập từ nhà cung ứng và xác định ngày giao nguyên phụ liệu từ nhà cung ứng
- Lập kế hoạch sản xuất cho đơn hàng
- Chuẩn bị sản xuất: đồng bộ nguyên phụ liệu, tài liệu sản xuất (rập, định mức, mini marker, làm mẫu PP và lấy thông tin duyệt mẫu)
- Theo dõi và quản lý tiến độ sản xuất: thông báo cắt, vào chuyền và kiểm soát số lượng cắt, vào và ra chuyền tại xưởng sản xuất
- Thực hiện công việc giao hàng cho khách hàng
Yêu cầu công việc: Có khả năng multitask, có kỹ năng giao tiếp tốt, có kiến thức về ngành dệt may (nguyên phụ liệu, chất liệu vải, mẫu rập, mẫu PP, nắm được quy trình sản xuất gia công sản phẩm dệt may, có kiến thức về xuất nhập khẩu, logistics).
Mức lương của vị trí này dao động từ 15.000.000 đồng cho tới 25.000.000 đồng/tháng.
2. Vị trí Quản lý đơn hàng gia công (CMT)
Vị trí quản lý đơn hàng gia công (CMT) gồm có những đầu việc như sau:
- Nhận thông tin đơn hàng từ khách hàng, làm báo giá và hợp đồng
- Chuẩn bị sản xuất: Đồng bộ nguyên phụ liệu, giao hàng, làm mẫu PP, nhận thông tin duyệt mẫu và gửi tài liệu sản xuất cho xưởng may (Rập, định mức, mini marker)
- Theo dõi sản xuất: Thông báo cắt, vào chuyền sản xuất, kiểm soát số lượng hàng vào và nguồn hàng ra hàng tại chuyền, theo dõi, quản lý tiến độ sản xuất
- Tiến hành giao hàng cho khách hàng
Đây là công việc được tuyển dụng nhiều trong các công ty gia công xuất khẩu hiện nay. Yêu cầu công việc cho vị trí này tương tự như vị trí Quản lý đơn hàng FOB (có thể giảm bớt một số yêu cầu về thủ tục xuất nhập khẩu và cung ứng nguyên phụ liệu ngành may). Mức lương cho vị trí quản lý đơn hàng gia công CMT dao động từ 10.000.000 đồng cho tới 13.000.000 đồng/tháng.
3. Vị trí Nhân viên Merchandising
Với vị trí nhân viên merchandise, nhân viên có nhiệm vụ:
- Theo dõi doanh số và hàng hóa tại tài khoản hiện tại để đạt được mục tiêu bán hàng.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng ở tất cả các cấp trong quản lý và tại cửa hàng
- Ghé thăm cửa hàng hàng ngày để kiểm tra việc sắp xếp mẫu của cửa hàng và tầm nhìn thương hiệu (công việc visual merchandise)
- Báo cáo cho người quản lý doanh số hàng tháng
- Hỗ trợ quản lý trong việc bán hàng, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường để xác định khách hàng, từ đó đưa ra các mẫu thiết kế phù hợp, đạt mục tiêu danh mục sản phẩm
Yêu cầu công việc: Có khả năng trong việc phân tích và đánh giá thị trường, kỹ năng tốt trong việc lập kế hoạch cho các công việc, khả năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng tốt. Thu nhập của vị trí này dao động từ 10.000.000 đồng cho tới 15.000.000 đồng/tháng.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Bích Hà
Theo blog.topcv.vn
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề
Khám phá cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh
Ngành cơ khí ô tô học trường nào? Cơ hội việc làm ngành cơ khí ô tô
Cơ hội việc làm của ngành y tế công cộng. Bạn có nên theo đuổi ngành nghề này không?
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 119
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 85
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 107
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 218
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 190
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 189
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 222
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 209
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 215
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công