Nam sinh người Mông đỗ trường Sĩ quan Chính trị
3 năm tiểu học đi bộ đến trường, 7 năm xa nhà ở nội trú, nam sinh người Mông - Hạng Mí Ly cuối cùng cũng thực hiện được ước mơ vào trường Sĩ quan Chính trị. Ngay bây giờ hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Sáng 16/9, Hạng Mí Ly, cựu học sinh lớp 12A5, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Hà Giang, dậy muộn hơn mọi ngày vì tối hôm trước thức khuya chờ điểm chuẩn. Bật điện thoại, Ly hồi hộp nhìn vào danh sách trúng tuyển của trường Sĩ quan Chính trị rồi dò tên mình.
Dừng lại ở số thứ tự 110, Ly hét vang trong ngôi nhà ở thôn Pố Lổ, thị trấn Đồng Văn. Cậu lập tức gọi cho bố mẹ đang trên nương và cô giáo chủ nhiệm để báo tin. "Cảm giác thật sung sướng vì cuối cùng mọi nỗ lực của em đã được đền đáp. Tối qua em lo lắm, đợi mãi trường chưa báo điểm chuẩn nên em đi ngủ. Giờ thì yên tâm rồi, em đã đỗ đại học", Ly chia sẻ.
Năm lớp 12, Hạng Mí Ly giành giải nhì học sinh giỏi môn Sử cấp tỉnh và đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ly là chàng trai người Mông hiếm hoi ở thôn Pố Lổ đỗ đại học. Điểm chuẩn tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) của trường là 28,5, Ly được 29,25 (gồm 2,75 điểm ưu tiên). Hôm thi xong tốt nghiệp, Ly buồn, không nhiều hy vọng vì môn Văn không như ý. Nam sinh từng dằn vặt vì chủ quan không ôn nhiều thơ, chỉ tập trung văn xuôi, trong khi đề vào đúng bài thơ em ít tìm hiểu.
Môn Văn không suôn sẻ khiến tâm lý Ly bị ảnh hưởng ở hai môn Sử, Địa sau đó. "Em định buông xuôi vì nghĩ dù hai môn sau có 10 điểm cũng khó cứu được môn Văn. Nhưng nghĩ lại, em không muốn uổng phí bao năm qua nên đã cố gắng hết mình", Ly kể.
Cuối cùng, Ly được 7,75 điểm Văn, 9,75 Địa và 9 Sử. Sử là môn em tiếc nuối nhất. Ba năm trung học ở trường dân tộc nội trú, Ly nằm trong đội tuyển học sinh giỏi môn Sử của trường. Cậu từng hai lần (lớp 11 thi vượt cấp và lớp 12) giành giải nhì học sinh giỏi tỉnh môn này. Năm cuối cấp, em cũng nhận danh hiệu học sinh giỏi của trường.
Ly là con trai giữa trong gia đình người Mông có ba chị em. Chị gái học hết lớp 6 thì nghỉ rồi lấy chồng, em trai út học lớp 8 trường nội trú. Hết lớp 2, Ly xin bố mẹ xuống huyện học trường Tiểu học Đồng Văn A vì trường gần nhà không có lớp 3. Hơn 5h hàng ngày, Ly đi bộ từ nhà đến trường cách 5 km. Nhiều hôm trời mưa, đường trơn, lầy lội, Ly đến trường với quần áo lấm lem, sách vở ướt sũng.
Lên cấp hai, Ly thi vào trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Đồng Văn và chỉ về nhà vào mỗi cuối tuần. Nhìn bố mẹ làm nương rẫy vất vả, cuộc sống vẫn nghèo đói quanh năm, Ly quyết tâm học. Trong khi nhiều bạn cùng trang lứa ở thôn học đến cấp hai là nghỉ, Ly bền bỉ đi học và đỗ vào trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Hà Giang cách nhà 120 km.
Ly tâm sự những ngày đầu đi học nội trú thật khó khăn vì nhớ nhà, lại chưa quen bạn bè, thầy cô. Xa nhà từ nhỏ nên Ly phải học cách tự giặt đồ, tắm rửa và lo liệu cuộc sống. Hồi đó, tiếng phổ thông chưa rành nên Ly không hiểu giáo viên nói gì. "Nhiều lúc em khóc, muốn bỏ học nhưng được các thầy cô yêu thương, truyền cảm hứng, em dần quen", Ly kể.
Vào lớp 10, Ly được bầu làm lớp trưởng, được cô giáo chủ nhiệm tư vấn và định hướng học tập. Câu chuyện về những tấm gương khóa trước, về những người lính biên phòng của cô khiến Ly ngưỡng mộ. Uớc mơ được đứng trong hàng ngũ quân đội của Ly cũng từ đó lớn dần.
Từ khi có định hướng rõ ràng, nam sinh tập trung học tập và rèn luyện sức khỏe. Những dịp nghỉ hè hay lễ, Tết, Ly bắt xe khách về thăm nhà. Bố mẹ Ly ngoài 40 tuổi, không biết chữ và không biết đến việc học của con. "Bố mẹ em quanh năm bận rộn với nương ngô nên từ lúc đi học đến giờ, em phải tự lực cánh sinh, tự quyết định cuộc sống, ngành học và nghề nghiệp sau này", Ly nói.
Ly mơ ước trở thành chiến sĩ biên phòng và định đăng ký Học viện Biên phòng, nhưng sau đó đổi sang trường Sĩ quan Chính trị vì năm nay trường có nhiều chỉ tiêu hơn. Hiện Ly háo hức với chặng đường mới mẻ phía trước và mong chờ được đến trường vào đầu tháng 10.
Nghe Ly báo tin đỗ đại học, ông Hạng Sía Pó cười chúc mừng con. Không nhớ tên trường, cũng chẳng biết rõ ước mơ của con nhưng ông tự hào. Mới đầu nghe con nói, ông Pó hơi lo vì sợ không nuôi nổi nhưng khi biết con đỗ trường quân sự, được hỗ trợ hoàn toàn, không lo công việc sau khi tốt nghiệp, ông mừng rỡ. "Vợ chồng tôi không biết chữ nên muốn con đến trường để đỡ vất vả. Ly bảo muốn học lên cao nên chúng tôi luôn động viên, ủng hộ con", ông Pó chia sẻ.
Trong ba đứa con, ông Pó thương Ly nhất vì chịu khó học hành và có chí. Kinh tế khó khăn, nhưng hàng tháng ông đều dành dụm gửi 100.000-200.000 đồng cho con chi tiêu.
Ly (thứ tư từ trái sang) trong buổi chụp ảnh kỷ yếu cùng lớp 12A5 tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú - THPT tỉnh Hà Giang. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cô Trần Thị Lan Anh, chủ nhiệm lớp 12A5, hạnh phúc và nhẹ nhõm khi biết Ly đỗ. Trước đó, cô hồi hộp và căng thẳng đợi điểm từ tối 15/9. "Hai cô trò chờ giây phút này đã lâu", cô Lan Anh nói.
Nhiều năm công tác tại trường nội trú, tiếp xúc với bao lứa học trò, nhưng cô Lan Anh chưa gặp học sinh nào nghị lực và bản lĩnh như Ly. Ngay từ những ngày đầu nhập học, trong khi các bạn có người thân đưa tới trường, Ly một mình làm các thủ tục, nộp hồ sơ, nhận phòng, mua sắm đồ đạc sắp xếp cuộc sống.
Ngoài Ly, trong lớp cũng có bạn đỗ nhưng cô Lan Anh lo các em không thể theo học vì gia đình khó khăn. "Tôi yên tâm khi Ly đỗ vào trường quân sự. Em sẽ được đi học mà không còn phải lo lắng tiền học", cô Lan Anh nói.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây. hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Lại Hằng
Theo vnexpress
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nữ sinh Đại học Mở Hà Nội: Con đường khó khăn rèn cho mình ý chí bền bỉ
Ở nhà mùa dịch: Sự thay đổi của nữ sinh xinh đẹp ĐH Quốc gia Hà Nội
9X chuyên Văn tốt nghiệp xuất sắc ngành Khoa học máy tính ở Mỹ
Chàng trai Việt đỗ 4 đại học danh giá Canada, tốt nghiệp thạc sỹ sớm 1 năm
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công