Nên ở lại thành phố hay về quê lập nghiệp?
Nhiều người sau một thời gian đi xa để học tập, làm việc, họ đứng trước lựa chọn tiếp tục ở thành phố hay quay trở về quê. Hai lựa chọn khác nhau sẽ dẫn đến những cơ hội, những tương lai khác nhau. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Nên lựa chọn ở thành phố để phát triển hay về quê với nhịp sống “chậm”?
Sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn phải đứng trước lựa chọn nên ở lại thành phố lớn hay về quê để lập nghiệp. Ở thành phố hay về quê đều có mặt lợi và mặt hại khác nhau, hãy cùng xem cộng đồng mạng nói gì về câu chuyện này.
Ưu, nhược điểm của việc sống ở quê
Một vài bình luận bày tỏ quan điểm ủng hộ về quê. Theo họ nếu về quê có cơ hội thu nhập cao hơn thì tại sao lại không trở về? Về quê còn được ở bên gia đình, người thân. Thành phố thật ra chỉ là sự lựa chọn của những người bắt buộc phải xa quê, để có điều kiện phát triển trên lĩnh vực của họ. Nhịp sống ở quê chậm hơn ở thành phố rất nhiều nên điều này phù hợp với tùy từng kiểu người khác nhau. Quan trọng là bản thân bạn mong muốn một lối sống như thế nào? Ở quê với mức sống thấp, cuộc sống diễn ra thoải mái, chậm rãi hơn. Có thể mức lương bạn kiếm được không cao như ở thành phố như có ưu điểm như làm việc gần nhà, không phải đối mặt với sự tắc đường thường ngày ở phố thị.
Về quê có cơ hội bên gia đình. Thành phố chỉ là lựa chọn của những người không thể về quê - Hướng nghiệp GPO
Bên cạnh ưu điểm thì ở quê có nhược điểm ảnh hưởng đến đời sống của mọi người. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là điều mà nhiều người quan tâm khi lựa chọn về quê. Một bạn chia sẻ sau khi về quê hơn 2 tháng thì cảm thấy y tế rất khó khăn, điển hình là đợt dịch Covid 19 này, muốn kiếm một bình oxy hỗ trợ là vô cùng khó. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin rất khó và không có sự lựa chọn cho “dân thường”, nhất là những nơi ở xa thì vắc xin về chậm nên muốn tiêm phải chờ đợi lâu trong khi các bạn ở thành phố đã tiêm từ mấy tháng trước. Dịch vụ y tế hay dịch vụ giải trí ở quê sẽ không tốt và tiện lợi bằng thành phố. Ngoài ra, nhiều bạn không hòa hợp với lối sống thân thiết quá mức ở quê. Về quê có không khí trong lành nhưng không khí gia đình thì ngột ngạt. Bà con họ hàng gần gũi, tình cảm nhưng mọi người sống vì thể hiện nhiều quá, soi mói đời tư của nhau, vô hình chung làm chúng ta cảm thấy áp lực thay vì động lực.
Ưu, nhược điểm của việc sống ở thành phố
Có ý kiến cho rằng ở Hà Nội làm nhiều thì tất nhiên tiêu nhiều. Nếu về quê bạn có khả năng kinh doanh, làm ăn tốt thì hãy về còn về quê mà chỉ làm công ăn lương thì cũng bình bình thôi. Ở Hà Nội bạn có thể tự do va chạm cuộc sống, được thể hiện mà không sợ ánh mắt của người đời. Bạn có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp hơn ở thành phố, có nhiều cơ hội việc làm, được gặp gỡ nhiều người giỏi, tài năng cùng ngành.
Thêm quan điểm đưa ra lý do vì sao họ lại trụ lại thành phố. Trên thành phố có điều kiện y tế tốt hơn. Bên cạnh mục tiêu nghề nghiệp hay công việc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe là điều mà nhiều người quan tâm. Bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp nhiều và chất lượng. Người dân khi bị ốm đau, bệnh tật có thể nhanh chóng tới điều trị ở những cơ sở chăm sóc uy tín.
Trụ lại thành phố vì điều kiện y tế ở đây tốt hơn - Hướng nghiệp GPO
Ngược lại với góc nhìn của những bạn ra rời quê lên thành phố ở phía trên, người thành phố “gốc” lại có quan điểm cá nhân khác. Có bạn cho rằng việc ở lại thành phố hay về quê phù thuộc vào nhu cầu và tham vọng của mỗi người. Chọn ở thành phố lớn, bạn phải chấp nhận mức sống cao, đắt đỏ, sự chen chúc, chật chội cùng với đó là ô nhiễm môi trường. Người thành phố lại có suy nghĩ bán tài sản để về quê hoặc đến một vùng nào đó có mật độ dân số thấp hơn để sinh sống và phát triển lâu dài. Theo bạn, nếu có công việc ở các khu công nghiệp, nhà máy với thu nhập khoảng 10-12 triệu/ tháng thì có thể sống tại quê khá thoải mái. Còn ở đô thị đa phần các công việc lương không có thấp nhưng để sống đủ thì phải “cày cuốc” 2 công việc trở lên mới đạt được mức trung bình khá.
Mỗi người mỗi ý, mỗi người có đặc điểm khác nhau. Việc lựa chọn dừng chân tại thành phố hay trở về quê để tìm kiếm công việc, cuộc sống mơ ước phụ thuộc vào nhiều yếu tố riêng của mỗi người. Không phải ai cũng phù hợp ở lại thành phố lớn và chịu đựng áp lực nơi đây. Ngược lại, không phải ai cũng thích lối sống chậm ở quê. Mỗi người cần cân nhắc thật kỹ, cần biết bản thân thực sự muốn gì và khả năng của bạn đến đâu. Trước khi bắt đầu làm một việc gì đó, bạn cũng phải đánh giá và phân tích xem mình có phù hợp hay không, có nằm trong tầm với của bản thân hay không.
Trên thực tế, khi đưa ra quyết định, bạn không nên bị chi phối bởi quan điểm riêng của người khác. Mỗi người có cuộc sống, trải nghiệm khác nhau do đó nhận định của họ dựa trên nền kiến thức, kinh nghiệm tích lũy của bản thân để đưa ra. Người ta không phải bạn, ý kiến của họ chưa chắc đã phù hợp với bạn. Chỉ có bạn mới biết bản thân thật sự cần gì, muốn gì. Hãy lắng nghe chính mình đề đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?
Gen Z và định hướng nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 42
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 68
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 64
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 90
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 230
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 208
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 256
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công